Nguồn: Sharon Weinberger, “Five Decades Ago in Vietnam, a
Different Great, Great Wall,” The New York Times, 25/04/2017.
Hình: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara thông báo trong một buổi họp báo về kế hoạch xây dựng hàng rào điện tử giữa Bắc và Nam Việt Nam. Nguồn: NYT.
Từ
hàng rào điện tử McNamara đến bức tường biên giới của Trump - See more
at:
http://nghiencuuquocte.net/category/qgkv/viet-nam/#sthash.LpgnSiWG.dpuf
Từ
hàng rào điện tử McNamara đến bức tường biên giới của Trump - See more
at:
http://nghiencuuquocte.net/category/qgkv/viet-nam/#sthash.LpgnSiWG.dpuf
Khi trở về từ Nam Việt Nam năm 1961, Tướng Maxwell Taylor đề
xuất một kế hoạch có vẻ đơn giản để ngăn chặn cuộc nổi dậy của Cộng sản: một
hàng rào không thể xuyên thủng sẽ cắt đứt nguồn cung nhân lực và khí tài từ miền
Bắc. Khi đó Taylor cũng khuyên Tổng thống John F. Kennedy gửi
thêm quân đội chính quy tới Việt Nam, một lời kiến nghị còn ám ảnh nước Mỹ
trong nhiều thập niên sau này.
Taylor lý luận rằng hàng rào sẽ làm suy yếu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam (Việt Cộng), giúp các lực lượng Hoa Kỳ và Nam Việt Nam đánh bại Cộng sản.
Taylor lý luận rằng hàng rào sẽ làm suy yếu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam (Việt Cộng), giúp các lực lượng Hoa Kỳ và Nam Việt Nam đánh bại Cộng sản.
Ai cũng biết câu chuyện Mỹ can dự quân sự vào Việt Nam và thất
bại. Nhưng câu chuyện gốc rễ về nỗ lực thất bại của Mỹ trong việc xây dựng một
bức tường trên đất nước Việt Nam gần như đã rơi vào quên lãng. Hàng rào Việt
Nam bắt đầu từ một Taylor với nhận thức sai lầm, người mà theo phóng viên
Thomas E. Ricks có lẽ là “vị tướng phá hoại nhất trong lịch sử nước Mỹ.” Taylor
đã chỉ dẫn cho chuyên gia chống nổi dậy nổi tiếng Edward Lansdale “đưa mọi
thiên tài Mỹ vào làm việc để có một đường dây điện hay cái gì đó giăng ngang
ranh giới [Bắc Nam], và sau đó dọc xuống phía Lào và Campuchia.”
Lansdale không mấy hứng thú với rào chắn này, bởi vậy ông
chuyển nhiệm vụ cho Cơ quan quản lý các dự án nghiên cứu cao cấp (ARPA), một
đơn vị ít được biết đến thuộc Lầu Năm Góc, gồm các nhà khoa học và kỹ sư, được
thành lập năm 1958 để giúp Hoa Kỳ chiến thắng cuộc chạy đua không gian với Liên
Xô. ARPA (sau này thêm từ “Quốc phòng” vào tên gọi và được biết với cái tên
Darpa) đã nghiêm túc tập hợp một số người giỏi nhất để nghiên cứu vấn đề. Họ kết
luận rằng nếu thực sự muốn ngăn những người quyết tâm vượt biên thì cần phải
tàn nhẫn.
Các báo cáo bí mật của ARPA thời gian đó mô tả những chi tiết
mà “các thiên tài Mỹ” cho là cần làm để rào kín một quãng đường dài 2.000 dặm
(3.200 km) – tương đương với chiều dài biên giới Mỹ-Mexico, mặc dù trong trường
hợp Việt Nam, nó bị chia cắt thành năm khu vực riêng biệt. Bên cạnh việc triển
khai một hạm đội gồm máy bay cánh cố định và tàu tuần tra, dự án “niêm phong
biên giới” đề xuất sử dụng thuốc diệt cỏ để phá trụi một đoạn đường cốt yếu dài
180 dặm (290 km) thuộc Đường mòn Hồ Chí Minh, một tuyến đường mà Bắc Việt sử dụng
để tiếp tế cho Việt Cộng; đặt mìn dọc vĩ tuyến 17, ranh giới giữa miền Bắc và
miền Nam; và dùng hóa chất có màu để theo dõi tàu thuyền trên các tuyến đường
thủy.
Dự án này cũng kêu gọi phát triển các công nghệ “mới.” Đính
kèm với bản đề xuất năm 1964 của ARPA là một danh sách yêu cầu được viết tay,
bao gồm hai triệu quả mìn được ngụy trang giống như đá, 20.000 quả bom bi chứa
chất làm rụng lá và một lượng không xác định “chất thu hút côn trùng.” Có lẽ
đáng lo ngại nhất là yêu cầu cấp 25.000 “vũ khí hóa học” không xác định rõ tên
gọi.
Các chuyên gia tại Lầu Năm Góc đã do dự trước bản đề xuất của
ARPA. Khi xem xét kế hoạch này, Seymour Deitchman, một trợ lý đặc biệt về chống
nổi dậy, nhận xét rằng để rào chắn hoạt động được, chi phí cho số máy bay cánh
cố định và trực thăng cần có là vô cùng lớn. Bất kỳ loại rào chắn nào, dù là
hàng rào vật lý hay hàng rào điện, đều đòi hỏi phải bảo dưỡng liên tục và đắt đỏ.
“Các thiết bị giám sát biên giới không cần người điều khiển cũng cần chi phí
đáng kể để bảo trì và thay thế những chi tiết hỏng hóc, bên cạnh một hệ thống
chỉ huy và kiểm soát khổng lồ để nhận diện các điểm xâm nhập,” Deitchman viết.
Đề xuất làm rào chắn của ARPA bị Lầu Năm Góc bác bỏ bởi chi
phí quá đắt đỏ và đòi hỏi một cam kết quân sự của Mỹ ở Việt Nam mà Nhà Trắng
chưa sẵn sàng đưa ra. Nhưng giống như nhiều ý tưởng tệ hại, bản đề xuất này lại
được tái sử dụng chỉ vài năm sau đó khi cuộc chiến vũ trang ở Việt Nam leo
thang. Một cựu quan chức ARPA viết rằng bức rào chắn đã sống lại nhờ sự “tuyệt
vọng” của Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara. Lần này, nhiệm vụ được giao cho
một nhóm có tên Jasons được ARPA tài trợ, gồm các nhà khoa học mà các tài liệu
Lầu Năm Góc mô tả là “nhóm tinh túy nhất của cộng đồng học thuật trong các lĩnh
vực kỹ thuật.”
Thay vì xây dựng một bức tường hay rào chắn thực sự, nhóm
Jasons tư vấn xây dựng một cái gì đó giống như một bức tường ảo làm từ cảm biến
âm thanh và địa chấn, kết nối với một trung tâm máy tính chỉ huy và kiểm soát
có thể ra lệnh cho máy bay quân sự tấn công. Cảm biến sẽ xác định có người hoặc
xe đi qua lằn ranh vô hình này; các thuật toán sẽ tính toán vị trí; sau đó các
tọa độ này sẽ được chuyển đến cho phi công để ném bom vào địa điểm ước định.
Đến năm 1967, Không quân Hoa Kỳ đã thả nhiều chuỗi cảm biến
âm thanh dọc Đường mòn Hồ Chí Minh. Chúng giúp phát hiện các đoàn người đi qua
và chuyển dữ liệu đến một cặp máy tính IBM lớn ở Thái Lan, cặp máy tính này sẽ
điều khiển máy bay trực thăng và máy bay chiến đấu tới tọa độ dự tính. Thay vì
ném bom mục tiêu mà họ nhìn thấy, lần đầu tiên phi công thực hiện tấn công dựa
trên mục tiêu nhận từ máy tính, mở ra thời kỳ “chiến tranh nhấn nút”.
Dự án có tên mã là Igloo White và được triển khai chủ yếu một
cách bí mật này đã gặp phải vô số vấn đề kỹ thuật, như tuổi thọ pin cảm biến ngắn.
Khi thông tin về dự án bắt đầu lọt ra ngoài, McNamara buộc phải đưa ra một
tuyên bố công khai, mặc dù cung cấp rất ít chi tiết về hàng rào. “Tôi không có
ý định dâng cho kẻ thù lợi thế biết được chúng ta sẽ sử dụng công cụ nào, ở đâu
hay số lượng bao nhiêu,” McNamara nói tại một cuộc họp báo vào tháng 9 năm
1967.
Không quân Hoa Kỳ tuyên bố thành công vang dội, dẫn ra những
con số lớn về các đoàn người bị trúng bom, tuy nhiên việc xác minh những con số
đó là rất khó khăn, bởi trong thời đại chiến tranh số mới, chỉ Lầu Năm Góc mới
có sự tiếp cận đầy đủ đối với chiến trường. Trên thực tế, bức rào chắn này có ảnh
hưởng rất nhỏ đến Việt Cộng. Những người ủng hộ công nghệ nền tảng chỉ trích
Không quân vì sử dụng công nghệ cảm biến để theo đuổi chiến dịch ném bom chiến
lược thất bại vào Bắc Việt, làm trệch hướng nguồn lực khỏi kế hoạch rào chắn.
Dù lý do là gì thì cũng có một kết luận rõ ràng: Bất chấp những báo cáo lạc
quan từ Không quân, sự thất bại của bức rào chắn lớn đến mức cuối cùng nó bị chế
giễu bằng cái tên “Hàng rào McNamara.”
Thất bại này đã bị lờ đi nhiều hơn là bị quên lãng khi các
thành phần của hàng rào điện tử lại được đưa vào sử dụng hàng thập niên sau đó.
Bắt đầu từ năm 2006, chính phủ Hoa Kỳ đã thử nghiệm kết hợp các camera, cảm biến,
và máy bay để ngăn cản người vượt biên trái phép qua biên giới Mỹ-Mexico. Một số
công nghệ, như cảm biến và khí cầu cố định, là hậu thân trực tiếp của công
trình của ARPA trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Chương trình trị giá nhiều tỷ
đô la này đã bị đình chỉ sau năm năm, giữa bối cảnh chi phí leo thang và có bằng
chứng cho thấy công nghệ này không ngăn chặn hiệu quả tình trạng vượt biên.
Hiện nay Tổng thống Trump đang đề xuất kế hoạch xây một bức
tường của riêng mình. Tuy nhiên “bức tường vĩ, vĩ đại” của ông, một điểm nhấn
trong chiến dịch tranh cử và nay là nhiệm kỳ tổng thống của ông, chưa bao giờ
được diễn giải cụ thể hơn nghĩa đen là bức từng xây bằng gạch và vữa. Hôm 24
tháng 2, chính quyền đề nghị (các nhà thầu tiềm năng) nộp đề xuất về “thiết kế
và xây dựng một số cấu trúc tường mẫu ở quanh vùng biên giới giữa Mỹ với
Mexico.”
Ngay cả khi bỏ qua chi phí và những khó khăn về mặt kỹ thuật
để xây dựng một cấu trúc dài gần 2.000 dặm, bức tường sẽ là vô dụng nếu không
có cách giám sát đột nhập. Nhận thức được điều này, Rudolph W. Giuliani, một
trong những người thân cận với Trump, đã mô tả bức tường này “vừa là bức tường
kỹ thuật, vừa là bức tường vật lý,” nhưng định nghĩa cụ thể nhất từ trước đến
nay về bức tường cũng mới chỉ dừng ở mức đó.
Bức tường do Tổng thống Trump đề xuất không phải là nỗ lực đầu
tiên hay cuối cùng nhằm xây dựng một bức rào chắn bất khả xâm phạm. Ít nhất thì
Hàng rào McNamara cũng được tạo nên nhờ giới tinh hoa khoa học của Mỹ. Điều độc
đáo duy nhất về đề xuất xây tường mới nhất của Trump là nó thiếu cả cái mã sáng
tạo công nghệ, chứ chưa nói đến yếu tố “thiên tài Mỹ.”
*
*
Sharon Weinberger là tác giả cuốn The Imagineers of War: The
Untold Story of Darpa, the Pentagon Agency That Changed the World.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét