Trong Trò chơi Vương quyền, một bức
tường băng đá khổng lồ được dựng lên để ngăn chặn các Bóng Trắng tấn công thế
giới văn minh-Bản quyền hình ảnh HBO
Một trong những địa điểm quan trọng
trong Trò chơi Vương quyền (Game of Thrones) là bức tường ở biên giới phía bắc
của Bảy Vương quốc. Dài ba trăm dặm, cao bảy trăm bộ,
được xây bằng những khối băng đá, đó là nơi Hội Gác đêm (Night Watch) dàn quân
chống lại 'cỏ dại' phía bên kia và cả những lời đồn đại về Bóng Trắng (White
Walkers) không chết.
Người xem đến lúc này đã biết được
rằng những siêu xác sống đó là có thật, và bức tường thành đã bị xâm phạm, và
"mùa đông đang tràn tới".
Trong loạt tiểu thuyết của George
RR Martin, điều tạo cảm hứng lịch sử cho ông chính là Bức tường Hadrian ở miền
bắc xứ Anh (England). Bức tường đánh dấu biên giới phía bắc của Đế chế La Mã,
phân cách vùng đất đã bị chinh phục với những bộ tộc phương bắc chưa bị chế ngự.
Trên thực tế, bức tường thành này
khiêm tốn hơn so với những gì được mô tả trong truyện. Trải dài 70 dặm (113km)
và hiếm có chỗ nào cao quá 10 bộ (3m), nó được dựng lên trong thời gian khoảng
sáu năm, bắt đầu từ năm 122.
Cứ cách mỗi dặm lại có một lâu
đài được xây lên, Tường thành Hadrian ghi dấu ấn quyền lực đế quốc và nhằm
"phân cách người La Mã với những tộc người man rợ," như nội dung được
ghi chép trong một thư tịch cổ.
Từ lâu nay, đó thường là chức
năng của các bức tường thành. Được tuyên bố là các cấu trúc phòng thủ và có chức
năng như các rào chắn bất khả xâm nhập, nhưng trên thực tế chúng thường nhằm phục
vụ cho các mục tiêu mang tính xã hội, tâm lý và biểu tượng nhiều hơn. Chúng
giúp định hình nền văn hóa.
Bức tường thành Hadrian được dựng
từ thời La Mã ở phía bắc xứ Anh, nhằm ngăn sự xâm lấn của các bộ tộc phía bắc-Getty Images
Bức tường thành trong Trò chơi
Vương quyền có thể là một rào chắn tuyệt vời, nhưng đây mới là điều đang thống
trị trong cuộc tranh luận đương đại: Cam kết của ông Trump trong chiến dịch vận
động tranh cử 2016, "xây dựng một bức tường và buộc Mexico phải trả phí tổn
xây dựng".
Tuy có những người cho rằng các
thiết kế được đưa ra cho bức tường biên giới của ông Trump đã được công bố,
nhưng hiện vẫn chưa rõ dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ này sẽ được lấy ngân khoản
từ đâu và sẽ quản lý ra sao.
Tất nhiên, đã từng có tiền lệ trước
khi có Bức tường của ông Trump.
Vạn lý Trường thành ở Trung Quốc
được khởi công từ năm 481 trước Công nguyên, được dùng để đánh dấu sự phân chia
giữa thế giới văn minh và các bộ tộc mông muội phía bên kia bức tường.
Dài trên 4.000 dặm, rải rác có trạm
gác và thỉnh thoảng có chỗ chỉ to hơn công sự xây cao lên một chút, nó không mấy
tác dụng trong vai trò làm rào chắn hoặc hệ thống phòng thủ, mà giữ vai trò là
một biểu tượng định hình tính dân tộc của người Trung Quốc, từ đó đặt tiền đề
cho hàng trăm năm loại trừ sắc tộc và văn hóa.
Đó là lý do khiến Đảng Cộng sản kể
từ 1949 đã tiếp tục bổ sung vào các đoạn tường thành và bảo tồn các đoạn tường
lịch sử: bởi nó định hình ra người dân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Người Hy Lạp cũng có những thứ
tương tự. Họ gọi những thứ nằm bên ngoài bức tường bao quanh thành phố là mọi rợ.
Người Hy Lạp còn có một nỗi sợ ghê gớm hơn khi họ rời khỏi những nơi quen thuộc.
Vượt ra khỏi thế giới đã biết đến, Địa Trung Hải, là Anthropophagi, tức những kẻ
trông như ác thú luôn thèm khát thịt người.
Nỗi khiếp sợ này còn đeo đuổi vào
cả trong trí tưởng tượng của kiến trúc Gothic đương đại: bên ngoài những bước
tường thành hay rào chắn là thấp thoáng đủ những thời khắc tận thế, từng đám
xác sống khổng lồ hung hãn.
Phim mới của Doug Liman, Bức Tường,
nói về hai người lính Mỹ phải ẩn sau bức tường khi bị một tay súng bắn tỉa nhắm
bắn tại Iraq
Trong phim The Walking Dead, toàn
bộ nền văn minh bên ngoài những bức tường đều bị bác bỏ. Những bức tường thành
luôn là cách che chở cho con người, đặt ranh giới phân chia giữa con người và
những thứ phi nhân.
Chia rẽ và chinh phục
Thời Chiến tranh Lạnh, con người
ta bị ám ảnh bởi việc Đông Đức xây dựng Bức tường Berlin, bắt đầu từ tháng Tám
1961. Bức tường được dựng lên nhằm chặn làn sóng di dân ồ ạt từ Đông Đức sang
phía Tây, và tiếp tục được gia cố, xây dựng trong suốt ba thập niên. Hàng trăm
người đã thiệt mạng khi cố tìm cách vượt qua công trình kéo dài 96 dặm chia
cách Tây Berlin, và khu vực đường biên đã trở thành bối cảnh dựng phim lý tưởng
cho các bộ phim tình báo gay cấn, từ The Spy Who Came in from the Cold (Điệp
viên đến từ Giá lạnh) của John Le Carre (1965) cho tới Cây cầu Điệp viên
(Bridge of Spies) của Steven Spielberg (2015).
Bức tường Berlin không chỉ là
chuyện địa chính trị, mà còn là một biểu tượng thể hiện tâm trạng chán ghét và
tự phân rẽ, như ban nhạc Pink Floyd's từng thể hiện trong album The Wall (Bức
Tường) hồi 1979.
Tuy nhiên, những hỏa tiễn xuyên lục
địa, những cuộc viễn liên toàn cầu được kết nối qua vệ tinh và sự di chuyển bằng
đường hàng không ồ ạt, đã khiến cho Bức tường Berlin ngày càng trở nên lố bịch
trong một thế giới 'không biên giới'. Nó trở thành một biểu tượng thê thảm minh
họa cho sự áp bức và kiểm soát mà Đông Đức áp lên công dân nước mình.
Nhiều tổng thống Hoa Kỳ đã dùng bức
tường này làm hậu cảnh khi đưa ra các tuyên bố về ý thức hệ tự do phương Tây, từ
thời John F Kennedy trở đi.
Khi Tổng thống Ronald Reagan phát
biểu tại Berlin hồi 1987, ông kêu gọi "hãy phá bỏ bức tường này" và
lúc đó đã là thời khắc quan trọng trong việc chấm dứt Chiến tranh Lạnh.
Hai năm sau, vào 11/1989, đường
biên giới được tuyên bố mở ra, và người dân Berlin bắt đầu phá bỏ bức tường vốn
đã chia cắt thành phố trong suốt 28 năm.
Bức tường Berlin đã bị kéo đổ hồi
năm 1989-Bản quyền hình ảnhTOBIAS SCHWARZ/AFP/GETTY IMAGES
Trong một thời gian, hồi thập
niên 1990, chúng ta đã tin tưởng vào lời hùng biện rằng rồi sẽ có một thế giới
toàn cầu hóa, nơi mà tiền tệ, hàng hóa và con người sẽ được tự do dịch chuyển.
Đây là điều mà nhà xã hội học
Manuel Castells ca tụng là "space of flows" (tạm dịch "tự do dịch
chuyển").
Thế nhưng bước sang thiên niên kỷ
mới, đã lại xuất hiện những dự án xây dựng tường cách ngăn trên thế giới, một
cách phản ứng trực tiếp trước tâm lý lo lắng trước tình trạng mở cửa đường
biên.
Những lời hùng biện về chủ nghĩa
quốc tế và việc được tự do di chuyển qua biên giới đã bị khoanh lại bằng việc
liên tục có những rào chắn thực sự được xây lên.
Israel bắt đầu xây "rào chắn
phân cách" vào năm 2000 - các cơ quan chính phủ đề xuất và xây dựng rào chắn
(barrier), tuy họ tránh dùng chữ "bức tường" (wall).
Việc dựng rào chắn nhằm đối phó với
làn sóng bạo lực của người Palestine ở Tây Ngạn, phong trào ném đá Intifada thứ
hai, và nhằm chia tách người dân Palestine ra khỏi khu vực dành riêng cho
Israel.
Ước tính kéo dài 440 dặm (708 km)
sau khi hoàn tất, dự án này đã liên tục vấp phải thách thức trong vấn đề luật
pháp quốc tế.
Bộ phim tài liệu Wall (Bức tường
- 2004) của Simone Bitton kết thúc với cảnh hàng ngày, người ta trèo lên, vượt
qua bức tường, gợi đến sự phản kháng.
Nghiệt ngã hơn, phim World War Z
(Chiến tranh Thế giới lần Z - 2013) lúc bắt đầu, người xem như thoáng trông thấy
cảnh rào chắn của Israel với các chốt kiểm soát quân sự, được phản ánh qua cảnh
người ta gấp gáp đối phó với một vụ bùng phát virus xác sống. Nhưng bức tường
đó đã bị đám xác sống vượt qua - cũng giống như những gì đã xảy ra trong Game
of Thrones.
Bức vẽ trên tường bê tông
Tất nhiên, giống như việc có tác
dụng làm rào chắn, các bức tường cũng được dùng làm tấm toan vẽ. Những hình ảnh
graffiti trên các bức tường ở Berlin và ở khu Tây Ngạn đã trở nên nổi tiếng,
như lời phản kháng trước sự bị phân chia.
Một trong những nghệ sỹ nổi tiếng
nhất trong thời đại chúng ta, Banksy, đã tạo dựng nên sự nghiệp từ việc vẽ những
tác phẩm hội họa đậm màu sắc bất phục lên những bức tường.
Vài năm trước khi ông Trump lên
làm tổng thống Hoa Kỳ, cây bút chuyên viết các tác phẩm khoa học giả tưởng là
Tom Disch đã hình dung ra một bức tường khổng lồ được xây dọc biên giới Mỹ-Canada
và trở thành bảo tàng nghệ thuật ngoài trời khổng lồ.
Hồi năm 2004, Ấn Độ cuối cùng đã
hoàn thành hàng rào điện kéo dài 340 dặm dọc theo Đường Kiểm soát ở khu vực có
tranh chấp, nhằm phân chia lãnh thổ giữa Ấn Độ và Pakistan.
Cuộc khủng hoảng người tỵ nạn kể
từ sau khi Libya và Syria rơi vào nội chiến đã dẫn tới việc xây dựng những hàng
rào để bảo vệ biên giới châu Âu, từ hàng rào Tây Ban Nha ở quanh cảng Melilla tại
Morocco cho tới những hàng rào đường biên khác nhau mà chính phủ Hungaria đã dựng
lên trong thời gian 2015 và 2016.
Sự phản ứng của nhưng người theo
chủ nghĩa dân tộc cực đoan đối với 'Âu châu không biên giới' đã để dấu ấn lên
những cuộc bầu cử gần đây trên châu lục này. Bất chấp việc đã có những bức tường
được dựng lên, hàng triệu người tỵ nạn vẫn vượt qua được thông qua hành trình đầy
gian nan, nguy hiểm.
Các nhân viên phòng chống ma túy
của Hoa Kỳ nai nit như thể vào vùng chiến sự khi vượt biên giới vào vùng Ciudad
Juarez của Meico
Hãy nhìn lại lịch sử Bức tường
Trump: đây là bức tường giữa Mỹ và Mexico, lúc ban đầu được dựng lên theo một
thỏa thuận ký hồi 1848, và chỉ là những đống đá chồng lên nhau và một số ít các
ngọn tháp chồng lên từ đá cẩm thạch. Hàng rào thực sự đầu tiên được dựng lên là
hồi 1945, nhằm kiểm soát lượng lớn người qua lại biên giới giữa Tijuana và
Ciudad Juarez.
Việc xây dựng đường biên giới
trên thực địa được mở rộng, triển khai trên quy mô lớn sau khi Hoa Kỳ thành lập
Bộ Nội an và đưa ra 'Sáng kiến Biên giới An toàn' hồi 2005. Kể từ đó, hơn 650 dặm
hàng rào đã được dựng lên dưới thời các tổng thống cả của phe Cộng hòa lẫn phe
Dân chủ.
Những điều trên cho thấy quyền lực
bí hiểm của những Bóng Trắng đến từ bên ngoài bức tường thành, vốn đem lại bệnh
dịch hạch và gieo rắc chết chóc cho Bảy Vương quốc trong Trò chơi Vương quyền,
khó có thể được coi là tương xứng với cơn điên cuồng xây tường của con người
đương thời.
Tất nhiên, những bước tường chỉ
là những rào cản thực tế vô dụng, ngày càng trở nên lỗi thời trước các công nghệ
mới như máy bay không người lái. Thế nhưng chúng rõ ràng là có những giá trị về
mặt tinh thần, cho thấy sự phân ranh giới về một giấc mơ trong sáng, mơ giữ cho
chúng ta tránh được khỏi những mối đe dọa về bản ngã.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét