Thứ Năm, 27 tháng 12, 2018

8074 - Kỷ luật Tất Thành Cang và thất bại của Nguyễn Phú Trọng tại Hội Nghị TW9

Kami 

Chiều 26/12/2018, sau 2 ngày làm việc, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 9 - khoá XII đã kết thúc sớm hơn dự kiến một ngày.  Theo kế hoạch, Hội nghị diễn ra trong 3 ngày, từ 25 đến 27/12. Đây là một điểm đáng chú ý của một Hội nghị Trung ương bất thường, chỉ diễn ra sau Hội nghị Trung ương 8 vừa diễn ra vào tháng 10/2018. Theo dự kiến tại Hội nghị Trung ương 9, Ban Chấp hành trung ương sẽ xem xét kỷ luật đối với một số đảng viên cao cấp; lấy phiếu tín nhiệm đối với 21 ủy viên Bộ Chính Trị và Ban Bí Thư. Bên cạnh đó, Trung ương sẽ cho ý kiến về việc quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2021-2026.
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với 21 ủy viên Bộ Chính Trị và Ban Bí Thư tuy không được công bố chính thức, song kết quả (rò rỉ) vẫn lưu truyền trên mạng (bit.ly/2Sj892s), đáng chú ý cựu Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước, Ủy viên Bộ Chính trị - Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình đứng đội sổ. Trên cơ sở danh sách gần 250 người được các đơn vị giới thiệu, Bộ Chính trị đã thống nhất giới thiệu để Trung ương cho ý kiến đối với hơn 200 cán bộ. Đồng thời Ban chấp hành Trung ương kỷ luật ông Tất Thành Cang bằng hình thức cách chức Ủy viên Trung ương Đảng; Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM vì đã vi phạm rất nghiêm trọng. Tuy nhiên lại một điều đáng chú ý nữa là, chỉ có 64% trên tổng số Ủy viên trung ương có mặt, tán thành với nghị quyết kỷ luật cách chức Ủy viên Trung ương Đảng Phó Bí thư thường trực Tất Thành Cang.
Đây là một cảnh báo, đồng thời cũng là sự thất bại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cái gọi là công cuộc đốt lò - mang danh chống tham nhũng, nhưng thực chất là tiêu diệt phe phái.
Đã có những ý kiến gay gắt của các đại biểu tham dự Hội nghị Trung ương 9 chất vấn Tổng Bí thư, tại sao Đại án Mobifone mua 95% cổ phần của AVG, gây thấy thoát hơn 7.000 tỷ đồng mà các cá nhân là 2 cựu Bộ trưởng Bộ TT&TT không bi xử lý bằng pháp luật? Hay như có ý kiến cho rằng, Phó Bí thư Thành uỷ TP HCM Tất Thành Cang chỉ đạo bán 30 ha đất Phước Kiển giá rẻ cho doanh nghiệp Quốc Cường Gia Lai, thì nhằm nhò gì so với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời còn là cựu Bí thư Thành Ủy Hà Nội, đã từng áp giá cho Công ty Ciputra của Indonexia giá thấp hơn thực tế 8 lần. Vậy liệu ai sẽ xử ông Nguyễn Phú Trọng? V.v... và v.v...
Đây chính là lý do buộc chương trình nghị sự của Hội Nghị Trung ương 9 giảm bớt 1 ngày so với dự định ban đầu.
Trong bài viết "Tại sao Nguyễn Phú Trọng sẽ khó xử lý được Sâu Chúa Lê Thanh Hải?" (bit.ly/2rXnTfY) cũng đã chỉ rõ:
"Thật ra tội của ông Tất Thành Cang rõ ràng nhất là vụ "ăn" đất Nhà Bè. Cụ thể, Phó bí thư Thường trực Tất Thành Cang, phải chịu trách nhiệm việc chấp thuận chủ trương cho công ty TNHH MTV đầu tư Tân Thuận (vốn 100% thuộc Văn phòng Thành ủy TP.HCM), chuyển nhượng, và chấp thuận chủ trương bán chỉ định cho khu đất rộng hơn 30 ha tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè với giá 1,29 triệu đồng/m2 cho Công ty CP Quốc Cường Gia Lai của Cường đô la. Việc làm này của ông Tất Thành Cang đã gây thiệt hại lớn cho nhà nước hàng trăm tỷ đồng.

Khi vấn đề đất đai Thủ Thiêm nóng lên, để "rút củi đáy nồi", người ta đã tìm ra thêm tội của Phó bí thư Thường trực Tất Thành Cang, thời còn giữ chức Giám đốc Sở GTVT TP. HCM, là người đã ký hợp đồng BT (đổi đất lấy hạ tầng) với Công ty Đại Quang Minh để xây dựng 4 tuyến đường trong Khu Đô thị mới Thủ thiêm với giá siêu cắt cổ, vào khoảng 1.000 tỷ/km. Tất nhiên, là người có hiểu biết thì ai cũng dễ dàng hiểu rằng, tại thời điểm năm 2013 Giám đốc Sở GTVT TP. HCM Tất Thành Cang có ăn gan Trời cũng không dám tự ý ký hợp đồng đó. Mà bắt buộc phải được sự thống nhất của lãnh đạo Thành ủy và Thành phố HCM, mà người đứng đầu giai đoạn đó là nguyên Bí thư Thành ủy TP. HCM Lê Thanh Hải. Mà sau lưng Lê Thanh Hải từ trước đến nay không ai khác là cựu Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang.

Có nghĩa là, Phó bí thư Thường trực Tất Thành Cang sẽ và đã bị biến thành con dê tế thần, để chạy tội cho Nhóm lợi ích tại Sài Gòn mà con sâu chúa không phải là nguyên Bí thư Thành ủy TP. HCM Lê Thanh Hải như đồn đoán bấy lâu nay. Mà con Sâu Chúa lâu nay vẫn ẩn mình chính là ông Trương Tấn Sang."
Nghĩa là người trong cuộc ai cũng hiểu, Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP. HCM Tất Thành Cang miễn cưỡng phải chịu tội thay cho các đàn anh như Lê Thanh Hải, Trương Tấn Sang... Nói đúng hơn là đã có một sự thỏa hiệp giữ người đốt lò và phe nhóm lợi ích Sài Gòn. Với tỷ lệ vỏn vẹn 64% đồng thuận biểu quyết, thì ông Tất Thành Cang sẽ có số phận khác với Đinh La Thăng và gần giống như ông Nguyễn Xuân Anh là điều rất có thể.
Quan trọng hơn, công cuộc đốt lò của Tổng Bí Chủ Nguyễn Phú Trọng đã xuất hiện các dấu hiệu không thuận, thậm chí là đáp trả từ Nhóm lợi ích Sài Gòn, như trường hợp phản ứng của Chủ tịch TP. HCM Nguyễn Thành Phong. Điều đó cũng cho thấy, Ban Chấp Trung ương có đến 36% đã không còn hào hứng với chiến dịch "cầm dao tự chặt chân mình" do Tổng Bí thư khởi xướng. Theo hay ủng hộ Tổng Bí Thư chống tham nhũng, thì khác nào mình tự chống mình, để rồi không phải đầu cũng phải tai.
Mối quan hệ Nguyễn Phú Trọng - VinGroup (Vượng Vin) - Vạn Thịnh Phát (Trương Mỹ Lan) - Lê Thanh Hải, trong đó mối quan hệ Vạn Thịnh Phát (Trương Mỹ Lan) - Lê Thanh Hải mang yếu tố Trung Quốc rất lớn. Nó không chỉ là chịu sự chi phối người Hoa Chợ Lớn, mà còn cả sự điều hành từ Trung Hoa lục địa chi phối. Chưa kể đến các tập đoàn kinh tế vừa kể đều sử dụng nguồn vốn của Trung Quốc. Sờ vào Nhóm lợi ích Sài Gòn là sờ vào quyền lợi của Trung Quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuổi gì mà dám động chạm vào mối quan hệ như thế?
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội Nghị Trung ương 9
Tấm hình mới nhất của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội Nghị Trung ương 9 đã cho thấy, ông Trọng bắt đầu hơi tàn, lực kiệt. Biết đâu, Hội Nghị Trung ương 9 là hội nghị bản lề để chuyển từ tình trạng Cá ăn Kiến sang Kiến ăn Cá? Bắc Kinh mà thôi ủng hộ Tổng Bí thư thì rất có thể lắm.
Ngày 26 tháng 12 năm 2018

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét