Thứ Hai, 31 tháng 12, 2018

8149 - Thú vui ẩm thực về đêm không thể bỏ qua ở Đài Loan



AlamyBản quyền hình ảnhALAMY
Image captionMón đậu phụ thối rất được hâm mộ ở các chợ ăn đêm của Đài Loan

Màn đêm buông xuống mở ra một thế giới vô cùng! Sau khi thưởng thức ăn khuya ở Đài Loan, không bao giờ bị cảm giác no chán căng bụng!
Trong khi hầu hết các quốc gia chỉ ăn ngày ba bữa, Đài Loan tôn thờ ẩm thực đến mức có thêm bữa ăn thứ tư, bữa cuối cùng trong ngày là các món ăn nhẹ vào lúc nửa đêm, hay còn gọi là bữa ăn khuya - tiêu dạ ('xiaoye') trong tiếng Hoa.
Trời tối và sũng nước tại chợ đêm Ninh Hạ (Ningxia) ở Đài Bắc, Đài Loan. Đôi tất tôi bị nước mưa tiếp tục thấm ướt, thế nhưng trong những hẻm phố chật hẹp vẫn chật ních người, chen chúc.
Họ đang chen nhau mua đồ ăn tại quán Lý Trường Bá (Li Zhang Bo), một quầy hàng nhỏ bán món đậu hũ thối do Vương Nghệ Văn (Yiwen Wang) và Lý Khất Dung (Qirong Li) - vua và nữ hoàng tự phong của món ăn bốc mùi này - đứng bếp.
Món ăn trứ danh của họ - đậu phụ lên men chiên giòn đặt trên lớp dưa muối - nặng mùi đến nỗi so với nó thì một căn phòng thay đồ nặng mùi nhất cũng trở nên thơm tho dễ ngửi hơn.
Tuy nhiên, hàng dài các thực khách trung thành vẫn xếp lượn vòng quanh quán, kéo dài cho đến nơi thứ mùi thối nhức đó không còn ai ngửi thấy được nữa.
Họ có bí quyết gì chăng?
"Ở tại xứ Đài này, việc xếp hàng chờ đợi chỉ để được ăn món đậu phụ thối vào lúc nửa đêm là chuyện bình thường," bà Vương nói.
Chào mừng quý khách đến với tụ điểm ăn đêm!


AlamyBản quyền hình ảnhALAMY
Image captionĐời sống về khuya ở Đài Loan tập trung quanh các chợ đêm, nơi người dân thường tụ tập ăn đêm đến tận sáng sớm hôm sau

Trong khi hầu hết các quốc gia chỉ ăn ngày ba bữa, thì Đài Loan tôn thờ ẩm thực đến mức có thêm bữa ăn thứ tư, bữa cuối cùng trong ngày: là các món ăn nhẹ vào lúc nửa đêm, hay còn gọi là bữa ăn khuya - 'tiêu dạ' ('xiaoye' trong tiếng Hoa).
Nghĩa là khi hầu hết mọi người trên thế giới đang thư giãn sau bữa tối và chuẩn bị đi ngủ, thì người Đài Loan vẫn thức và chuẩn bị thực hiện nghi lễ ban đêm - nói một cách đơn giản là họ sẽ ra phố và đánh chén cho đến khi no kềnh mới về. "Tất cả những gì chúng tôi làm là ăn uống," bà Vương nói.
Đài Loan rất coi trọng 'thời gian ăn đêm'.
Không cần phải đến các câu lạc bộ; mà nên đến các tụ điểm phố ăn đêm Đài Loan ồn ào xô bồ, hòa mình trong những khu chợ đêm náo nhiệt tràn đầy hơi thở cuộc sống dân dã hoặc quán bia sôi động với các món xào thơm lừng; thậm chí có thể ăn khuya ngay tại các phòng hát karaoke.
Mặc dù thực đơn món ăn đêm của các gia đình Đài Loan nhiều vô kể, song ở các tụ điểm ăn đêm, họ tập trung nấu thành thạo một số món đặc sản và phục vụ món ăn đó nhiều lần - đảm bảo lần nào cũng đạt đến 'hoàn hảo", theo lời ông Lý.
"Đằng sau mỗi bữa ăn khuya ở chợ đêm là sự siêng năng cần cù của người đầu bếp và ý thức bảo tồn truyền thống qua từng thế hệ. Có thể nói rằng hương vị ngon lành của món ăn đến từ sự chuyên tâm nhất quán của người đầu bếp," ông Lý nói. Bản thân ông đã là đời thứ ba đứng quầy bán đồ ăn đêm.
Bạn hãy tưởng tượng xem, nào là nước mía ép tươi, bánh hàu nướng cháy xèo xèo, thịt bò nướng bằng đèn khò, trà sữa trân châu mật ong và xúc xích heo béo ngậy - tất cả được làm ở ngoài trời và ngay trước mặt khách hàng đang hau háu thèm thuồng.
Chịu ảnh hưởng mang tính lịch sử và văn hóa ẩm thực từ người Hà Lan, Tây Ban Nha, Nhật Bản và Trung Hoa đại lục, sự đa dạng của các món ăn đêm ở Đài Loan phong phú đến mức mà người ta có thể tìm thấy đủ mọi sắc thái đặc thù trên mọi châu lục.
Đó là chưa tính hàng triệu người nhập cư thời hậu nội chiến 1949 đã mang theo các món ăn địa phương từ khắp mọi tỉnh ở Trung Quốc đến Đài Loan.
Đài Loan có rất nhiều món ăn nhẹ để ta nhấm nháp vào đêm muộn, từ lúc mặt trời đã lặn từ lâu cho đến khi mờ sáng ngày hôm sau.
Cho nên người ta nói nếu New York là thành phố không bao giờ ngủ, thì Đài Loan là hòn đảo không bao giờ biết no.
Phó Giáo sư Yu-Jen Chen từ Đại học Quốc gia Đài Loan cho biết có một vài yếu tố khiến dân chúng Đài Loan như những con cú đói bụng xuống phố ăn đêm.


AlamyBản quyền hình ảnhALAMY

Cô giải thích rằng từ 'tiêu dạ' ('xiaoye') lần đầu tiên xuất hiện vào thời nhà Đường ở thế kỷ thứ 9 để mô tả một cách thi vị về việc uống rượu giết thời gian ban đêm, nhưng giờ thì đã mang đến ý nghĩa và biểu hiện lối sống hoàn toàn mới.
Thời thập niên 1950, cảnh tiêu dạ của Đài Loan đã tiến hóa tới mức bùng nổ thành một nền kinh tế ngầm, nơi các chủ quầy cùng nhau bán hàng và đồ ăn khuya phục vụ thực khách.
"Mọi người đã tận dụng nền kinh tế về đêm rất phát đạt này để kiếm tiền và cải thiện đáng kể cho cuộc sống," cô Chen nói.
Ngày nay, việc kinh doanh hàng ăn khuya đã trở thành ngành nghề chính thức và là một phần đậm nét trong văn hóa chính thống của Đài Loan.
Từ hàng loạt cửa hàng tiện lợi bán 24/24 cho đến tiếng ồn ào liên tục của các loại xe tay ga vào tất cả các giờ trong đêm khuya, Đài Loan là một xã hội không ngủ, và qua năm tháng đang trở nên ngày càng thức khuya hơn.
Theo Bộ Lao động Đài Loan, người dân nơi đây hàng ngày làm việc nhiều giờ, tới mức cạnh tranh với các đối thủ khét tiếng làm việc chăm chỉ là Nhật Bản và Hàn Quốc, với mức trung bình gần 170 giờ mỗi tháng. Học sinh, sinh viên thì thường học tập tới tận sau 8 giờ tối tại các trung tâm ôn luyện ngoài giờ.
Tuy nhiên, với người ngoài thì văn hóa 'tiêu dạ' xô bồ và ngột ngạt là một cách giới thiệu bình dân về văn hoá ăn đêm của Đài Loan, theo Chen. "Nếu tôi mô tả chợ đêm Đài Loan, tôi sẽ dùng từ 'nhiệt náo' ('renao')," cô nói.
'Nhiệt náo', dịch ra có thể hiểu là 'nóng và ồn ào, là một khía cạnh của đời sống Đài Loan được nhiều người hâm mộ, bắt nguồn từ hiện tượng xã hội có dư âm mạnh mẽ trong cộng đồng vốn gắn bó chặt chẽ với nhau ở Đài Loan, theo một nghiên cứu hồi 2008.


Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES

Ý tưởng về 'nhiệt náo', từ được dùng để mô tả một nơi sôi động, ồn ào, là những chốn ăn đêm giống như chiếc ly thánh vậy, có hương vị mạnh mẽ, có ánh sáng rực rỡ và gây cảm giác kích thích thần kinh cao độ đối với đám đông. Nó không khác bao nhiêu so với cảm giác xếp hàng mua iPhone đời mới vào ngày khuyến mại Thứ Sáu Đen ở Mỹ.
Tâm lý chung đó cũng là điều mà hầu như ai cũng cảm nhận được khi họ hoà mình vào thẩm thấu các giá trị cộng đồng có tính truyền thống ở Đài Loan, chẳng hạn như trong vấn đề gia đình hay tôn giáo.
Đó là lý do vì sao hầu hết, nếu không nói là tất cả, các chợ đêm và tụ điểm ăn đêm ở Đài Loan đều tập trung quanh các ngôi đền. Sau khi cúng bái, mọi người sẽ thường tụ tập ăn uống hết mình. Đó là lý do tại sao ngay cả những ngôi làng nhỏ nhất của Đài Loan cũng có chợ đêm nhộn nhịp.
Thêm nữa, 'nhiệt náo' từ lâu đã được thể hiện trong lịch sử Trung Hoa cổ đại nhằm thể hiện một cách tích cực các hoạt động đầy sức sống như tiệc tùng, lễ hội, các buổi tụ hội huyên náo, nơi người người đông đúc đến nỗi ngạt thở.
"Người ta đi ra ngoài không chỉ bởi đồ ăn, mà chính vì đồ ăn cũng tạo ra một bầu không khí sôi động, có một không hai," Leslie Liu, một blogger ẩm thực nổi tiếng ở Đài Bắc nói.
Trở lại với quán Lý Trường Bá, ông Lý, chủ quán đậu phụ thối vẫn đi lại thoăn thoắt. Đã 11 giờ khuya nhưng ông không có dấu hiệu chậm lại. Cả dòng người vẫn đang xếp hàng chờ đến lượt cũng thế.
Ông Lý tán gẫu với những thực khách đang kiên nhẫn chờ đợi, những người đã gắn bó với quán trong suốt nhiều thập niên.
"Thật tuyệt hảo," đó là cảm giác của Bu-Luo Hsin khi lần đầu tiên cô nhấm nháp miếng tàu hũ ky khô chiên giòn. Cô miêu tả khi ăn, cảm giác giống như món này "mềm tan chảy" bên trong mà lại "giòn tan, thơm ngon" ở lớp vỏ ngoài.
Quầy hàng Lý Trường Bá là một trong những quán đậu hũ thối gia truyền đến nay đã qua ba đời. Hsin trìu mến nói với tôi là khách tới 'đông như ruồi' tuy hàng quán đơn sơ. Chỉ dựa vào hương vị mà thực khách kéo đến tấp nập hàng đêm.
Màn đêm buông xuống mở ra một thế giới vô cùng! Sau hết thì ở Đài Loan, sẽ chẳng bao giờ tồn tại thứ gọi là đã ăn no!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét