Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2019

8732 - Từ cái chết của Venezuela đến cái chết của CHND Trung Hoa


Tháng 3 năm1949 Mao Trạch Đông vào Bắc Kinh. Mao đến Điện Thái Hòa. Ngồi lên ngai vàng mấy phút. Sau đó đến sống ở Trung Nam Hải mà không ở lại trong Tử Cấm Thành. Mấy phút mà Mao ngồi lên ngai vàng, trên thực tế, là chiều dài của đế chế Mao Trạch Đông.
Đế chế Mao Trạch Đông không phải tính đến ngày Mao Trạch Đông mất 09/9/1976, mà là ngày tan rã của CHND Trung Hoa. Các đời nối tiếp sau Mao: Hoa Quốc Phong, Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình – tất cả vẫn còn là đế chế của Mao.
Nhưng các lãnh đạo Bắc Kinh sau Hoa Quốc Phong, bề ngoài thì vẫn nhắc đến Mao, mà trong lòng lại muốn cởi bỏ Mao. Từ thời Đặng Tiểu Bình đã công khai đánh giá lại Mao.
Riêng Tập Cận Bình thì trong lòng đã tống Mao vào phế thải, nhưng ngoài đời sống lại bảo vệ di sản của Mao. Di sản Mao để lại là một triều đại hà khắc hơn đế chế Tân Doanh Chính. Tập ghét Mao nhưng Tập yêu di sản Mao. Đó là sự mâu thuẫn lớn nhất trong con người Tập.
Tập không bảo vệ các trước tác Mao. Tập không bảo vệ Đại nhảy vọt và CMVH của Mao. Tập bảo vệ ngôi Hoàng đế độc quyền lãnh đạo. Tất cả những gì mà Tập đang làm là củng cố sự độc tôn lãnh đạo của cá nhân Tập và sự độc tôn lãnh đạo thế giới của Trung Quốc.
Nhưng lịch sử đã chỉ ra sự độc tôn không bao giờ mang lại hạnh phúc cho nhân dân. Cho nên nhân dân Trung Quốc mới là người khát khao nhất cởi bỏ đế chế Mao. Chỉ có ngày tan rã CHND Trung Hoa thì nhân dân Trung Quốc, trong đó có người Tây Tạng, người Tân Cương, mới có cơ hội hít thở không khí tự do đích thực.
Chế độ độc tài Venezuela đang tan rã. Từ cái chết của Venezuela tất sẽ đến cái chết của CHND Trung Hoa.
Cái chết CHND Trung Hoa không chỉ riêng nhân dân Trung Quốc mong đợi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét