Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019

9372 - Điều Trump muốn từ cuộc gặp với Kim



Trump đến Hà Nội tối quaBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionTrump đến Hà Nội tối qua

Trong một nhiệm kỳ tổng thống đầy chấn động, có khoảnh khắc nào chấn động hơn lúc Trump và Kim trước ra từ hai phía, nắm tay nhau tươi cười trong tiết trời ấm áp tháng Sáu năm ngoái ở Singapore không?
Hai kẻ liều lĩnh, một siêu nhân hỏa tiễn (như Trump đã gọi là Kim) tí hon và một lão già thần kinh lẩm cẩm (như Kim đã gọi Trump) vừa bước vào vòng đàm phán.

9371 - Ngày 28/02/2013: Giáo hoàng Benedict từ chức




Vào ngày này năm 2013, chưa đầy ba tuần sau khi đưa ra thông báo bất ngờ rằng mình sẽ từ chức, Đức Giáo hoàng Benedict XVI, 85 tuổi, đã chính thức rời bỏ vị trí của mình. Lấy lý do tuổi tác quá cao để giải thích cho việc rút khỏi chức vụ lãnh đạo Giáo hội Công giáo La Mã 1,2 tỷ thành viên, Đức Benedict trở thành Giáo hoàng đầu tiên từ bỏ quyền lực trong gần 600 năm. Hai tuần sau khi Ngài từ chức, Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, Tổng Giám mục của Buenos Aires, đã được bầu làm Giáo hoàng kế nhiệm.

9370 - Venezuela, những gì cần biết và hiểu?

Nguyễn Gia Kiểng - Theo Thông Luận

Từ mấy năm gần đây dân chủ có vẻ bị đe dọa. Phong trào dân túy trỗi dậy khắp nơi, các chế độ độc tài lộng hành gần như vô tội vạ. Nhưng rồi sự sụp đổ của chế độ Maduro đảo ngược tất cả. Chế độ cộng sản Trung Quốc và chế độ độc tài Putin tại Nga bắt đầu giai đoạn cáo chung. Làn sóng dân chủ thứ tư, mà logic cốt lõi là dứt điểm các chế độ độc tài còn lại, sẽ mạnh lên và đạt tới cao điểm trong tương lai gần. Không phải vì Venezuela quá quan trọng mà vì một lý do nền tảng hơn nhiều. Đó là vì loài người đã tiến vào một kỷ nguyên mới trong cuộc hành trình về tự do. Mọi chế độ độc tài xét cho cùng đều là một cuộc nội chiến giữa một nhóm người cầm quyền và một xã hội. Điều mới trong lịch sử thế giới là từ nay xã hội mạnh hơn.
Điều đáng ngạc nhiên nhất tại Venezuela là Nicolas Maduro đã không đàn áp như thường lệ mỗi khi bị chống đối, dù ông ta không thiếu thủ hạ, vũ khí và sự hung bạo. Trái lại ông ta đề nghị đối thoại và thỏa hiệp trong khi đối thủ của ông ta, một thanh niên 35 tuổi không có lực lượng vũ trang nào và mới cách đây hơn một tháng không ai biết tới, từ chối và đòi ông ta đầu hàng. Kết quả là vào lúc này Venezuela đang có hai tổng thống kình địch nhau. Phải hiểu rằng có một cái gì đó đã thay đổi. Venezuela vừa quá xa vừa quá lạ đối với Việt Nam nhưng chúng ta sẽ sai lầm lớn nếu không dành cho nó một quan tâm đặc biệt.
Một lịch sử ngắn và điên loạn
Venezuela mới trước đây không lâu còn là một đất nước đầy hứa hẹn với một lãnh thổ rộng gần một triệu cây số vuông cho 34 triệu dân, một khí hậu tốt, một bờ biển dài và đẹp và một trữ lượng dầu lửa lớn nhất thế giới được ước lượng vào khoảng 300 tỷ thùng (ba-rin). Ngoài ra còn khí đốt và nhiều mỏ khác, nhất là vàng. Đó đã có thể là một đất nước rất đáng mơ ước. Nhưng trường hợp Venezuela, cũng như các nước Châu Mỹ La-tinh khác, một lần nữa nhắc lại một cách hùng hồn rằng, ngay cả nếu có những điều kiện thiên nhiên rất thuận lợi, người ta không thể xây dựng được một quốc gia thịnh vượng và hạnh phúc nếu không có tinh thần dân tộc, nghĩa là tình liên đới và ý muốn xây dựng và chia sẻ với nhau một tương lai chung.
Venezuela là quốc gia đầu tiên giành được độc lập từ tay người Tây Ban Nha. Chính tại Angostura (hiện nay là thành phố Ciudad Bolivar) mà cách đây đúng 200 năm, vào ngày 15/02/1919, Simon Bolivar, một người Venezuela nhưng được coi là anh hùng của tất cả các nước Nam Mỹ, đã triệu tập đại hội tuyên bố độc lập cho Châu Mỹ La-tinh, để rồi nhờ tình trạng suy sụp của Tây Ban Nha sau cuộc chiến của Napoleon I giành được độc lập cho Venezuela một năm sau đó.
Dầu vậy, cũng như các nước Châu Mỹ La-tinh khác, Venezuela không phải là một dân tộc đúng nghĩa. Nói chung đã chỉ có những người thống trị thẳng tay bóc lột và người bị trị hừng hực căm thù sẵn sàng nổi loạn. Đất nước Venezuela vì vậy liên tục quằn quại trong nghèo khổ, bạo lực và tội phạm. Độc lập chỉ có nghĩa là những kẻ bóc lột Tây Ban Nha được thay thế bằng những kẻ bóc lột bản xứ toa rập với các thế lực tài phiệt nước ngoài, chủ yếu là Mỹ. Nền dân chủ hình thức chỉ bắt đầu từ 1958 để ngay sau đó trên thực tế nhường chỗ cho một cho một chế độ độc tài quân phiệt đương đầu với các lực lượng cộng sản võ trang trong một cuộc nội chiến kéo dài gần hai mươi năm. Nội chiến chỉ chấm dứt khi quân cộng sản kiệt quệ và chấp nhận hạ vũ khí để tranh đấu bất bạo động chứ không hề có hòa giải dân tộc.
Venezuela được hưởng mười năm tương đối yên bình cho đến năm 1989, khi chính quyền Carlos Perez thực hiện cuộc cải tổ kinh tế hữu khuynh do Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) khuyến cáo. Cuộc cải tổ này về nguyên tắc là đúng. Nó nhắm chấm dứt tình trạng cả nước chỉ sống nhờ xuất khẩu dầu lửa, các cơ quan và công ty nhà nước đầy những công chức và công nhân chỉ lãnh lương chứ không có việc làm, với hậu quả là khối nợ ngày càng phình ra. Tuy vậy ngay cả một cải tổ đúng cũng cần được thực hiện một cách có bài bản và phù hợp với hiện trạng xã hội. Chính quyền Perez đã không hiểu như vậy, họ áp đặt một cách thô bạo và đàn áp thẳng tay khi bị chống đối. Hàng ngàn người đã bị giết trong những cuộc biểu tình, hơn 3000 người riêng trong ba ngày đầu tháng 3-1989. Sự thô bạo này càng khó hiểu vì đảng Hành Động Dân Chủ của Perez tự xưng là thuộc cánh tả và chính tổng thống Carlos Perez lúc đó đang là phó chủ tịch của Quốc Tế Xã Hội Chủ Nghĩa.
Không có gì hợp lý tại Châu Mỹ La-tinh, nhất là tại Venezuela, các từ ngữ chẳng có nội dung chính xác nào. Tình hình kinh tế sau đó có phần cải tiến, lôi kéo hàng trăm ngàn di dân từ các nước chung quanh, nhưng tác dụng của cuộc cải tổ kinh tế này và các biện pháp đàn áp đẫm máu đi kèm đã là đa đẩy một phần lớn quần chúng về phía liên minh dân túy cực tả dưới danh xưng Cộng Hòa Thứ Năm bao gồm Đảng Cộng Sản và các đảng cùng ý thức hệ Mác-Lênin. Cuối cùng, năm 1999, lãnh tụ Hugo Chavez của liên minh này lên cầm quyền sau khi đắc cử tổng thống trong một cuộc bầu cử dân chủ và lương thiện. Từ năm 2007 liên minh này đổi tên thành Đảng Xã Hội Chủ Nghĩa Thống Nhất.
Hugo Chavez có thể được nhìn như một sản phẩm trung thực của lịch sử hai thế kỷ lập quốc của Venezuela trong đó nét đậm rõ nhất là sự thiếu vắng toàn diện của tư tưởng chính trị và tinh thần dân tộc. Xã hội gần như chia làm hai thành phần, một giai cấp tư bản trục lợi gồm những người có tài sản và bằng cấp từ các trường đại học Mỹ hoặc Tây Ban Nha nhưng thiếu cả tư duy lẫn tâm hồn và chỉ có một mục đích là làm giầu tối đa và một quần chúng nghèo khổ uất ức. Hugo Chavez đã thực sự muốn phục vụ quần chúng, chính vì thế mà ông đã được ái mộ trong suốt thời gian cầm quyền (1999 – 2013) và ngay cả sau khi đã chết.
Chavez là một bằng chứng rằng một người cầm quyền ngu dốt càng có ý chí và dũng cảm bao nhiêu càng tác hại bấy nhiêu. Lên cầm quyền trong một thời cơ thuận lợi –dầu lửa, tài nguyên chính của Venezuela, tăng giá từ 20 USD lên 140 USD một ba-rin- Chavez phung phí đến nỗi khiến Venezuela không giầu lên mà còn lụn bại và mắc nợ thêm. Chavez đã trợ giúp người nghèo và giảm bất công xã hội một cách đáng kể, ông cũng đã nâng cao chi phí về giáo dục, y tế, gia cư và hạ tầng cơ sở. Các biện pháp xã hội này đã nâng cao mức sống lôi kéo thêm hàng trăm nghìn người khác đến Venezuela từ các nước lân cận. Vấn đề là ông ta chỉ biết chi tiêu chứ không biết đầu tư và hoàn toàn không có một kiến thức nào về quản trị quốc gia.
Chavez tăm tối đến mức coi chủ nghĩa Mac-Lênin như một chân lý tuyệt đối dù bức tường Berlin đã sụp đổ từ hơn mười năm trước. Ngay khi lên cầm quyền ông đã quốc hữu hóa tất cả các công ty có tầm vóc, bổ nhiệm vô số tay chân và đồng đảng vào các chức vụ lãnh đạo dù họ không có khả năng và kinh nghiệm chuyên môn nào. Quyền lực đã chỉ làm cho ông ta mê man mất trí và làm những việc điên cuồng, như ra mặt tuyên chiến với Mỹ, dù chỉ bằng lời, coi Cuba, Nga và Trung Quốc như những nước anh em. Không thể phủ nhận sự câu kết giữa các công ty Mỹ và các chính quyền tham nhũng Venezuela trước đó nhưng cũng không thể đồng hóa nước Mỹ với các công ty này và càng không thể vì thế mà chống Mỹ. Venezuela vừa quá yếu vừa quá tùy thuộc vào Mỹ, chống Mỹ chẳng khác gì đập đầu vào vách đá.
Một hành động điên rồ vào năm 2003 của Chavez đã làm kinh tế Venezuela sụp đổ là quyết định sa thải tức khắc 30.000 (ba chục ngàn !) kỹ sư và kỹ thuật viên của Công ty Dầu khí PDVSA khi họ biểu tình phản đối việc bổ nhiệm các cấp lãnh đạo theo tiêu chuẩn chính trị. Kết quả là công ty PDVSA suy sụp, sản xuất giảm từ 3,5 triệu ba-rin xuống còn không đầy một triệu ba-rin mỗi ngày trong khi PDVSA là 96% xuất khẩu của Venezuela. Kết quả của 13 năm cầm quyền của Hugo Chavez là, dù gặp thời cơ rất thuận lợi nhờ giá dầu tăng vọt, nền kinh tế Venezuela đã gần như phá sản, nợ nước ngoài tăng từ 28 tỷ USD lên 130 tỷ USD.
Venezuela phá sản thực sự ít lâu sau khi Hugo Chavez chết và Nicolas Maduro lên thay năm 2013. Xuất thân là một vệ sĩ chuyên nghiệp rồi tài xế xe buýt, Maduro là một tay anh chị chỉ được huấn luyện chính trị sơ sài trong Đảng Cộng Sản Venezuela trước khi trở thành cộng sự viên thân tín của Chavez. Maduro còn thiếu kiến thức hơn nhiều so với Chavez, lại không có tài hùng biện và sức thu hút của Chavez, nhưng thô bạo hơn hẳn. Việc ông ta đắc cử tổng thống năm 2013, với 50,6%, bị tố giác là gian lận.
Sau đó Maduro nhanh chóng kéo Venezuela xuống địa ngục. Trước sự phẫn nộ ngày càng lên cao Maduro đã chỉ biết phản ứng như một tay côn đồ vô học, bất chấp cả sinh mạng người dân lẫn hiến pháp và luật pháp. Cuối năm 2015, sau khi đối lập dân chủ giành được đa số quá 2/3 trong quốc hội, Maduro ngang ngược cho Tòa Án Tối Cao mà ông ta mua chuộc được tuyên bố tước quyền của Quốc hội. Hành động này làm cả nhân dân Venezuela lẫn thế giới phải kinh ngạc vì sự vô lý của nó khiến sau cùng Maduro phải rút lại. Tuy vậy Maduro cũng vẫn ngang ngược cho bầu ra một "Quốc hội lập hiến" khác sau một cuộc bầu cử gian trá một cách lố lăng. Hiện nay không còn ai nói đến cái quốc hội lập hiến này nữa. Tháng 5/2018 Maduro bất chấp luật pháp đột ngột tổ chức bầu cử tổng thống bẩy tháng trước hạn kỳ chính thức, liên minh đối lập không kịp trở tay đã kêu gọi tẩy chay. Đã chỉ có không tới 33% cử tri tham gia cuộc bầu cử tổng thống này, một số đông vì sợ bị sách nhiễu, nhưng Maduro cũng chỉ được 67,6%. Cuộc bầu cử này bị Quốc hội Venezuela và đa số các nước trên thế giới phủ nhận. Maduro không còn chính danh nữa.
Những số liệu kinh tế và xã hội thật kinh khủng : lạm phát năm 2018 được ước lượng là 10.000.000%, nghĩa là đồng Bolivar mất hết giá trị ; 90% người Venezuela sống dưới mức nghèo, 50% dưới mức nghèo khổ cùng cực ; tiền lương tháng của công nhân chỉ còn tương đương với 6 USD và chưa đủ để sống một ngày ; trọng lượng trung bình của một người Venezuela giảm 7 kg so với hai năm trước vì thiếu ăn ; 5% dân chúng chết vì cướp bóc, đói và thiếu thuốc ; hàng ngàn người bị giết trong những cuộc biểu tình phản đối chính quyền ; khoảng ba triệu người Venezuela phải tỵ nạn sang các nước bên cạnh vì lý do thực phẩm.
Maduro cáo buộc Mỹ và các đồng minh đã gây ra thảm trạng này bằng những biện pháp trừng phạt và cô lập. Điều này có phần đúng nhưng làm sao có thể trách Mỹ khi đã coi Mỹ là kẻ thù ? Vả lại, lý do chính của thảm trạng này là do sự sụp đổ của các công ty, kể cả công ty dầu lửa PDVSA, do Chavez và Maduro gây ra, khi họ bổ nhiệm vào vai trò lãnh đạo những đồng chí không biết gì về quản trị xí nghiệp. Sự sụp đổ kinh tế của Venezuela cũng khá giống như sự sụp đổ của kinh tế miền Nam Việt Nam say ngày 30/04/1975.
Năm 2019 đã bắt đầu với những cuộc biểu tình lớn của một quần chúng không còn gì để mất, hưởng ứng lời kêu gọi của một đối lập dân chủ mà trước đây đa số đã bất tín nhiệm. Dĩ nhiên Maduro đã ra lệnh cho quân đội và cảnh sát đàn áp thẳng tay. Hơn ba mươi người đã bị giết. Chính trong thảm kịch quốc gia này mà chủ tịch quốc hội Juan Guaido đã tự xưng làm tổng thống lâm thời đồng thời tuyên bố Nicolas Maduro bất hợp pháp. Phản ứng của Maduro là cho quân đội bắt Guaido và chuẩn bị đàn áp tiếp.
Tuy nhiên một điều rất không bình thường đã xẩy ra. Vài giờ sau Guaido được thả ra và từ đó các cuộc biểu tình không bị đàn áp nữa. Chắc chắn không phải vì Maduro bỗng nhiên hiền lành. Ngay chính các đồng minh Nga và Trung Quốc cũng đã khuyến cáo ông ta thỏa hiệp thay vì đàn áp. Ông ta đã hiểu là chính mình đang lâm nguy.
Một kế hoạch lật đổ có chuẩn bị
Cho tới ngày 05/01/2019 trừ một số người Venezuela không ai biết đến Juan Guaido, một dân biểu 35 tuổi mà thành tích duy nhất là đã tham gia các cuộc biểu tình chống Chavez rồi Maduro. Hôm đó ông ta thình lình được bầu làm chủ tịch quốc hội.
Khi nhìn lại các diễn biến người ta nhận ra là tất cả đã được chuẩn bị. Ngày 10/01/2019, theo dự trù Maduro sẽ chấm dứt nhiệm kỳ tổng thống thứ nhất và sẽ tuyên thệ nhận chức tổng thống nhiệm kỳ thứ hai. Ông ta không thể tuyên thệ trước Quốc hội như hiến pháp Venezuela quy định bởi vì cuộc bầu cử tổng thống tháng 5/2018 đã bị Quốc hội tuyên bố là vô giá trị và cũng bị đa số các nước dân chủ đánh giá là gian lận. Ngay cả các đồng minh của Maduro như Nga, Trung Quốc và Cuba cũng chỉ im lặng chứ không thể nói Maduro đã được bầu một cách lương thiện. Maduro đã tuyên thệ nhận chức một cách dấm dúi trước tòa án tối cao gồn toàn những thẩm phán chân tay của ông ta. Điều này có nghĩa là từ ngày 10/01 Maduro không còn là tổng thống chính đáng và hợp pháp nữa.
Theo hiến pháp Venezuela thì khi không còn tổng thống chủ tịch quốc hội sẽ tạm thời đảm nhiệm chức vụ tổng thống với trách nhiệm tổ chức cuộc bầu cử một tổng thống mới. Như thế chắc chắn sẽ có một cuộc đụng độ sống còn giữa Quốc hội và Maduro, trong đó phương tiện duy nhất của Quốc hội là kêu gọi dân chúng xuống đường vì quân đội và cảnh sát đang ở trong tay Maduro. Juan Guaido được bầu làm chủ tịch năm ngày trước là để chuẩn bị cho cuộc đụng độ này vì là một thanh niên dám và biết tổ chức biểu tình. Một lý do khác là đối lập dân chủ Venezuela cũng cần một khuôn mặt mới bởi vì nhân sự chính trị cũ đã bị gắn liền với bất tài và tham nhũng.
Những gì xẩy ra sau đó đã xác nhận kịch bản đối đầu này và còn cho thấy là nó đã được chuẩn bị từ lâu một cách khá chu đáo. Juan Guaido đã lập tức tổ chức các cuộc xuống đường sau ngày 10/01, Maduro đã phản ứng dã man như thường lệ làm hơn ba mươi người chết. Ngày 20/01 một đơn vị quân đội nổi dậy chống Maduro ngay tại thủ đô Caracas. Dù bị dẹp ngay sau đó cuộc nổi loạn này cũng chứng tỏ rằng đã có cố gắng lôi kéo quân đội bỏ Maduro. Rồi ngày 23/01 Juan Guaido tuyên bố đảm nhận chúc vụ tổng thống lâm thời, đương nhiên đặt Maduro ra ngoài pháp luật. Ngay lập tức Mỹ tuyên bố nhìn nhận chính quyền lâm thời của Juan Guaido và sẵn sàng ủng hộ bằng tất cả mọi phương tiện, không loại trừ can thiệp bằng quân sự. Tiếp theo là Canada và hầu hết các nước Châu Mỹ La-tinh. Rồi đến hầu hết các nước Châu Âu. Tất cả như diễn ra theo một kịch bản đã sắp đặt trước.
Kết quả và hậu quả
Sự đào thải của chính quyền Maduro là điều chắc chắn.
Trước hết là vì chế độ Maduro phải cáo chung để đất nước Venezuela có thể sống. Nó đã thất bại ngoài tất cả mọi tưởng tượng trên mọi mặt và kéo nước Venezuela xuống địa ngục.
Sau đó là vì tương quan lực lượng quá chênh lệch.
Phe Maduro có quân đội và công an với đầy đủ vũ khí chống biểu tình tối tân mua của Nga và Trung Quốc. Vấn đề là họ khó có thể đàn áp mà không gặp những phản ứng dữ dội của Mỹ và các nước láng giềng với hậu quả là thảm bại nhanh chóng và ngay cả tính mạng của những người cầm đầu, kể cả Maduro, sẽ rất mong manh. Các đồng minh của Maduro đều ở quá xa và không có cả khả năng lẫn quyết tâm để bảo vệ Maduro. Nga là đồng minh tích cực nhất nhưng ngay từ ngày 05/12/2018, gần hai tháng trước khi Juan Guaido tự phong tổng thống, khi tiếp Maduro tại Moscow, tổng thống Nga Vladimir Putin đã công khai yêu cầu Maduro tìm cách thỏa hiệp với đối lập. Nga đã quá kiệt quệ để có thể giúp Maduro trong một cuộc đối đầu quân sự với Mỹ. Trung Quốc mạnh hơn Nga nhưng cũng đang gặp khó khăn kinh tế nghiêm trọng và quá lệ thuộc vào thương mại với Mỹ và Châu Âu để dám thách thức. Hơn nữa, từ ít nhất 5 năm nay, Venezuela đã trở thành một gánh nặng cho cả Nga lẫn Trung Quốc. Lý do khiến Maduro đã không ra tay đàn áp là vì ông ta không được Nga và Trung Quốc bật đèn xanh.
Theo các thăm dò dư luận, Maduro cũng vẫn còn được khoảng 18% dân chúng ủng hộ, nhưng chính những người này cũng hiểu là không còn hy vọng gì ở ông. Họ thù ghét cánh hữu hơn là gắn bó với Maduro. Còn quân đội và công an ? Sự thật giản dị là khi một lực lượng phải đàn áp mà không thể đàn áp nó sẽ không sớm thì muộn tự tan rã. Hơn nữa, trừ một số sĩ quan cao cấp, đa số gia đình họ cũng lâm vào cảnh nghèo khổ, cũng là nạn nhân của chính quyền Maduro.
Phe Guaido trái lại có ưu thế hơn hẳn. Hơn 80% người Venezuela mong muốn một thay đổi chế độ và ủng hộ Guaida dù trong lòng không ưa các chính quyền cánh hữu trong quá khứ. Có lẽ tranh thủ nhân tâm đã là một lý do khiến liên minh cánh hữu chọn Guaido làm biểu tượng vì ông là một thanh niên 35 tuổi không dính líu với các chính quyền trong quá khứ.
Guaido thuộc đảng Ý Chí Nhân Dân (Voluntad Popular), một đảng nhỏ thuộc khuynh hướng xã hội chỉ có 14/167 ghế trong quốc hội. Quốc hội Venezuela là định chế duy nhất được bầu ra một cách lương thiện, Guaido thực ra là một tổng thống lâm thời hợp pháp, được hơn 50 quốc gia nhìn nhận. Yếu tố quyết định là sự hỗ trợ và bảo vệ tận tình của Mỹ và các nước láng giềng. Chiến lược của các nước này là giúp Guaido mọi phương tiện để tranh thủ quần chúng và tổ chức đội ngũ đồng thời phong tỏa Venezuela cho đến khi chính quân đội và công an cảm thấy không còn lối thoát và quay lưng lại với Maduro. Trong khi chờ đợi dùng viện trợ nhân đạo để lố bịch hóa và vô hiệu hóa Maduro.
Hai bên đã có cuộc thử sức đầu tiên ngày 12/02 vừa qua. Cả hai bên đều biểu tình. Theo báo chí, phe Maduro tập trung được khoảng mười ngàn người ở trung tâm thủ đô Caracas trong khi phe Guaido động viên được cả trăm ngàn người tại nhiều thành phố lớn. Hậu thuẫn quần chúng của Guaido hơn hẳn Maduro nhưng chưa đủ. Đáng lẽ trong một tình trạng bi đát như thế phải có vài triệu người xuống đường. Guaido đã không động viên được quần chúng như ông và dư luận thế giới chờ đợi. Ông tuyên bố ngày ngày 23/02 sẽ giải tỏa biên giới để các đoàn xe cứu trợ nhân đạo vào được Venezuela nhưng rồi quân đội vẫn theo lệnh Maduro ngăn chặn được mà không gặp khó khăn nào đáng kể. Cũng như ngày 12/02, Guaido đã không động viên được quần chúng ở mức độ cần thiết để giải tỏa tình thế.
Tại sao ? Lý do có một tên gọi : Donald Trump.
Quần chúng Venezuela vốn đã không mặn mà gì với các chính quyền cánh hữu trong quá khứ và họ đã ít nhiều đánh đồng Juan Guaido với phe này. Tuy vậy họ cũng sẽ hưởng ứng lời kêu gọi xuống đường chống Maduro một cách mạnh mẽ hơn hẳn nếu thấy thế giới ủng hộ một cách nồng nhiệt hơn. Quân đội Venezuela cũng sẽ bỏ Maduro nếu thấy ông ta bị cả thế giới lên án. Nhưng thực tế đã không như vậy.
Juan Guaido được hơn 50 nước thừa nhận nhưng không một nước nào ủng hộ nhiệt tình. Lý do là vì kế hoạch lật đổ Maduro đã do Mỹ cùng chủ động và Donald Trump đã thành công trong việc làm tê liệt liên minh giữa các nước dân chủ và khiến cả thế giới dị ứng với Mỹ. Những gì Mỹ làm, ngay cả đúng như trong trường hợp này, cũng không được hưởng ứng.
Nước Mỹ cô lập như chưa bao giờ thấy. Không chỉ cô lập mà còn tê liệt vì chia rẽ nghiêm trọng giữa những người ủng hộ và những người chống Trump. Vả lại chính quyền Trump đã ứng xử một cách quá thô vụng trong vụ này. Tổng thống Trump, phó tổng thống Pence, ngoại trưởng Pompeo và cố vấn an ninh Bolton đã chỉ biết đe dọa Maduro và giải thích lý do can thiệp là vì Châu Mỹ La-tinh thuộc vùng ảnh hưởng của Mỹ. Không một lời cho nhân dân và đất nước Venezuela. Thế giới và người Venezuela dù muốn cũng không có lý do để phấn khởi. Kết quả là cuộc khủng hoảng Venezuela đã không kết thúc nhanh chóng như đáng lẽ nó phải kết thúc. Nước Mỹ sẽ không bao giờ nhìn thấy hết những tác hại của Donald Trump.
Dầu vậy tình trạng bế tắc dai dẳng này chỉ kéo dài sự đau khổ của nhân dân Venezuela chứ không thay đổi được tình thế, kết cục vẫn là sự đào thải của chế độ Maduro. Sau đó có thể dự đoán là Venezuela sẽ nhanh chóng trở lại tình trạng bình thường, nghĩa là đạt tới một sinh hoạt tương tự như các nước Nam Mỹ khác, trước khi bắt đầu hàn gắn những vết thương trầm trọng mà hai mươi năm cầm quyền của Chavez và Maduro để lại. Tương lai của Venezuela chắc chắn sẽ không đen tối vì những người sắp cầm quyền không thể nào không rút ra những bài học đau đớn của giai đoạn vừa qua. Tuy vậy Venezuela sẽ chỉ thực sự phục hồi để tận dụng được tài nguyên thiên nhiên của mình nếu những người lãnh đạo mới biết thực hiện một chính sách hòa giải dân tộc thành thực và quả quyết.
Hậu quả đối với thế giới sẽ quan trọng hơn nhiều, rất nhiều
Cả Nga và Trung Quốc, hai cột trụ của một "liên minh quốc tế chống dân chủ" đều sẽ rất điêu đứng. Cả hai nước đều đã dồn rất nhiều của cải vào Venezuela trong tham vọng thiết lập một đầu cầu tại Nam Mỹ.
Không ai biết chính xác Venezuela nợ hai nước này bao nhiêu nhưng vào tháng 11/2017, vào lúc tình hình kinh tế Venezuela chưa đến nỗi quá bi đát, công ty thẩm định tài chính Standard and Poor's, ước lượng số tiền mà Trung Quốc đã cho vay là 56 tỷ USD. Nga theo con số chính thức đã cho vay 8 tỷ USD nhưng con số thực sự chắc chắn phải cao hơn nhiều. Từ đó, trong năm 2018, Nga và Trung Quốc đã cho Venezuela vay thêm ít nhất 7 tỷ USD.
Nhưng khoản cho vay không quan trọng bằng khoản đầu tư của hai nước này, nhất là Trung Quốc. Trung Quốc đầu tư vào tất cả các tài nguyên thiên nhiên của Venezuela, nhất là dầu và khí, và cũng rất tích trong việc xây dựng các kết cấu hạ tầng. Đầu tư vào dầu lửa của Venezuela là một cám dỗ lớn. Việt Nam cũng đã tốn 8 tỷ USD trước khi bỏ cuộc. Trung Quốc chắc chắn phải đổ của vào gấp vài chục lần, có khi cả trăm lần Việt Nam.
Sự sụp đổ của chế độ Maduro sẽ là bi kịch cho Nga và Trung Quốc, bởi vì cả hai nước đã ủng hộ tận tình Chavez và Maduro và sẽ bị chính quyền mới nhìn như đồng phạm của thảm kịch Venezuela. Chính quyền mới sẽ không cần phủ nhận những cam kết của Chavez và Maduro, nhưng họ sẽ không dành cho chúng một ưu tiên nào, và như thế là đủ vì thời gian là tất cả đối với hai chính quyền tại Nga và Trung Quốc, cả hai đều đang sống những năm cuối cùng.
Thiệt hại tài chính của Nga, trên dưới 20 tỷ USD, tuy tự nó không lớn nhưng quan trọng đối với một nền kinh tế mà GDP chỉ là 1.400 tỷ USD lại đang ôm một khối nợ công tương đương và hơn nữa còn đang bị phong tỏa vì vi phạm công pháp quốc tế. Vấn đề của Nga không phải là thể chế vì Nga có một hiến pháp dân chủ mà là Putin. Putin dựa vào những thành tích chinh phục bên ngoài như sáp nhập bán đảo Crimea, chiếm một phần lãnh thổ của Ukraine, chiến thắng Syria v.v. để vi phạm hiến pháp và áp đặt một chế độ độc tài cá nhân. Putin đã đầu tư vào Venezuela trong một cố gắng mở rộng ảnh hưởng của Nga. Sự sụp đổ của chế độ Venezuela sẽ chấm dứt mọi ảnh hưởng Nga tại Châu Mỹ và là sẽ một thất bại chiến lược lớn làm sụp đổ thần tượng Putin, nền tảng của chế độ.
Hậu quả đối với Trung Quốc còn bi thảm hơn. Thiệt hại tài chính rất nặng vào giữa lúc những khó khăn kinh tế đang dồn dập xuất hiện, lố bịch hóa những con số tăng trưởng giả tạo của chính quyền Tập Cận Bình. Khủng hoảng kinh tế đã rất gần và Venezuela sẽ là một thảm bại khiến nó càng gần hơn, thậm chí khởi động sự sụp đổ kinh tế. Nhưng không phải chỉ có thế. Các lãnh tụ Trung Quốc đều đồng ý rằng từ khi Đặng Tiểu Bình thi hành chủ trương "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" sự sống còn của chế độ cộng sản dựa trên một tăng trưởng kinh tế mạnh. Khủng hoảng kinh tế đồng nghĩa với sự sụp đổ của chế độ và sau đó sự tan vỡ của chính Trung Quốc vì chủ nghĩa cộng sản đang là xi măng thay thế Khổng Giáo gắn liền các vùng của Trung Quốc.
Venezuela cũng sẽ không giúp gì được cho Donald Trump. Ngược lại nó còn phơi bày sự thực là ông đã làm nước Mỹ cô lập và yếu đi đến nỗi không giải quyết gọn nhẹ được một vấn đề đáng lẽ đã có thể giải quyết dễ dàng và nhanh chóng. Việc Donald Trump tái cử nhiệm kỳ hai không còn đặt ra nữa. Ông sẽ thảm bại, trừ khi bị truy tố và bãi chức trước.
Hai nhận định nền tảng
Hai nhận định lớn có thể, nên và cần được nắm chắc từ những gì đã, đang và sẽ xẩy ra tại Venezuela.
Một là, làn sóng dân chủ vẫn tiếp tục tràn tới. Từ mấy năm gần đây dân chủ có vẻ bị đe dọa. Phong trào dân túy trỗi dậy khắp nơi, các chế độ độc tài lộng hành gần như vô tội vạ, Trung Quốc bành trướng ra khắp thế giới, Putin sáp nhập Crimea và chiến thắng tại Syria v.v. Nhưng rồi sự sụp đổ của một chế độ nhỏ, chế độ Maduro, đảo ngược tất cả. Chế độ cộng sản Trung Quốc và chế độ độc tài Putin tại Nga bắt đầu giai đoạn cáo chung. Làn sóng dân chủ thứ tư, mà logic cốt lõi là dứt điểm các chế độ độc tài còn lại, sẽ mạnh lên và đạt tới cao điểm trong tương lai gần. Không phải vì Venezuela quá quan trọng mà vì một lý do nền tảng hơn nhiều.
Đó là vì loài người đã tiến vào một kỷ nguyên mới trong cuộc hành trình về tự do. Các xã hội đã trở thành mạnh hơn các chính quyền. Không còn một chế độ độc tài nào, dù chủ trương toàn trị hung hăng tới đâu, có thể kiểm soát được toàn bộ và áp đặt được hướng đi của một xã hội và một dân tộc nữa. Dù có thể bị cản trở, các xã hội sau cùng vẫn tiến tới theo hướng khiến con người ngày càng tự do hơn và được kính trọng hơn, nghĩa là các quốc gia ngày càng dân chủ hơn. Chống lại dân chủ chỉ có nghĩa là mù quáng chọn sự đào thải chắc chắn. Mọi chế độ độc tài xét cho cùng đều là một cuộc nội chiến giữa một nhóm người cầm quyền và một xã hội. Điều mới trong lịch sử thế giới là từ nay xã hội mạnh hơn.
Hai là, Venezuela là một nước rất được thiên nhiên ưu đãi, có khả năng khiến mọi người đều giầu có nhưng đã chỉ quằn quại trong độc tài, áp bức, bạo loạn, nội chiến và nghèo khổ vì thiếu tinh thần dân tộc và đồng thuận xây dựng và chia sẻ một tương lai chung, điều mà chỉ có một tư tưởng chính trị lành mạnh mới có thể đem đến. Tư tưởng chính trị là thuốc phòng chống và chữa bệnh điên của xã hội. Một dân tộc không có tư tưởng chính trị chắc chắn sẽ điên, sẽ chia rẽ và xung đột để đi từ tai họa này đến thảm kịch khác, như một con tầu không la bàn, không đụng vào đá ngầm thì cũng đâm vào băng đảo. Mỹ đã hơn hẳn các nước Châu Mỹ La-tinh -dù được thành lập cùng một lúc ở cùng một trình độ- nhờ đã có hoặc đã biết thu nhận tư tưởng dân chủ của những Locke, Jefferson, Stuart Mills, De Tocqueville, James v.v.
Từ hai nhận định rất quan trọng đó người Việt Nam chúng ta có thể rút ra kết luận nào cho đất nước mình ?
Trước hết là niềm tin sắt đá rằng chúng ta nhất định sẽ có dân chủ trong một tương lai gần. Đảng cộng sản sẽ chỉ có một chọn lựa là tích cực tham gia tham gia vào tiến trình dân chủ hóa để làm tác nhân thay vì nạn nhân của lịch sử. Sau đó là cần chuẩn bị cho hạn kỳ đó vì dân chủ chỉ là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ để xây dựng một đất nước Việt Nam mà mọi người Việt Nam có thể yêu và tự hào. Dân chủ không thay thế cho những chính sách và những con người mà chúng ta cần có.
Chuẩn bị nền tảng nhất là một tư tưởng chính trị mà trí thức Việt Nam cần có, nhưng rất đáng tiếc là vẫn chưa có, để đảm nhiệm vai trò hướng dẫn dân tộc trong cuộc hành trình về tương lai.

9369 - “ Trung tâm hoà giải xung đột quốc tế”!?

Phương Thảo

Thế nhưng trong những ngày này, mọi thứ gần như tê liệt để chào đón Trump Kim. Thiệt hại kinh tế không biết sẽ đến chừng nào đối với những người dân thường và nền kinh tế nói chung. Singapore đã bỏ ra 12 triệu đô la cho hội nghị thượng đỉnh năm 2018, Việt Nam chắc không bỏ ra cũng xấp xỉ chừng đó để có được cái danh “Trung tâm hoà giải xung đột quốc tế” trong vài ba ngày. 

9368 - Sợ dân một cách bệnh hoạn

Trung Nguyễn
Canh gác dân trên cả nước
Như tin một số báo, đài quốc tế đã đưa, những người hoạt động xã hội dân sự, những người đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ, những người dân oan mất đất,… đều bị canh gác nghiêm ngặt trong những ngày diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều. Sự canh gác ở mức độ chưa từng có, nghĩa là canh gác xuyên đêm với tất cả mọi người. Có lẽ lực lượng an ninh toàn quốc được huy động tối đa.

9367 - Hồng Y George Pell và sức mạnh của pháp luật


         Hồng Y George Pell rời tòa án ở Melbourne, Australia, 26 tháng Hai, 2019.

Sự kiện Hồng Y George Pell bị kết tội xâm hại tình dục trẻ em (với hai bé trai thuộc ca đoàn), tức tội ấu dâm, đã trở thành đề tài thảo luận nhiều nhất trên mọi cơ quan truyền thông Úc từ trưa hôm qua cho đến hôm nay. Và hiển nhiên sẽ còn tiếp tục trong những ngày tới. Đề tài này chiếm đầy các trang báo, truyền thanh, truyền hình và các trang mạng chính mạch cũng như các ngôn ngữ sắc tộc, qua mọi thể loại đặc sản truyền thông. Phần lớn thì giờ của tin tức trên các cơ quan truyền hình Úc hôm qua cũng chỉ đề cập đến bản tin này.

9366 - Mật vụ Bắc Hàn


Theo như thông báo, cuộc họp thượng đỉnh lần thứ hai giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn sẽ được diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 27 và 28 cuối tháng Hai này. Tại sao là Hà Nội và kết quả như thế nào là câu chuyện thời cuộc được lý giải theo dăm cách khác nhau. Nhưng một điều chắc chắn là các nhân viên mật vụ của cả hai quốc gia hiện đang có mặt tại Hà Nội với những kế hoạch bảo vệ an ninh chặt chẽ và căng thẳng, không loại trừ những nghi ngờ và bất đồng trong phương án của riêng mình. Các mật vụ Mỹ đã được nhắc đến khá nhiều đó đây, ở đây chúng ta thử tìm hiểu về mật vụ Bắc Hàn có gì khác biệt, cùng dăm vấn đề an ninh trước thềm thượng đỉnh.

mat-vu-bac-han1
Kim Jong Un đã mang đến 12 vệ sĩ bên cạnh chiếc limo của mình trong cuộc gặp tại Nam Hàn – nguồn Time Magazine



Hồi cuối tháng Tư năm ngoái, tại cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Nam và Bắc Hàn tại Seoul, thế giới lần đầu chú ý cảnh 12 cận vệ Bắc Hàn mặc áo trắng, cà-vạt xanh và vest đen đồng phục, chạy bộ hộ tống chiếc xe Limousine đang chở lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-un, giữa những chiếc xe hộ tống tiền trạm và theo sát sau đuôi. Cảnh tương tự này đã lặp lại tại Singapore trong cuộc họp thượng đỉnh lần đầu giữa TT Donald Trump và Kim Jong-un vào tháng Sáu sau đó. Ắt lần này, những người theo dõi tin tức về cuộc họp có thể lại chứng kiến cảnh các cận vệ chạy dọc theo xe Limousine trên đường phố Hà Nội như vậy.
Việc các mật vụ Hoa Kỳ hay những quốc gia khác vây quanh xe tổng thống khi xe lăn bánh chậm qua đường phố để tổng thống có thể vẫy chào dân chúng hoặc chạy xe mô tô bám quanh, chứ hiếm có cảnh chạy bộ theo xe như kiểu cận vệ Bắc Hàn như vậy. Cũng có thể đó chỉ là màn phô diễn, khoa trương của Bắc Hàn để cho thấy mức độ quan trọng của lãnh đạo, nhưng đồng thời nó cũng là những tấm bia người, lá chắn bao bọc cuối cùng để bảo vệ Kim Jong-un, người được cho là luôn mang nỗi ám ảnh bị ám sát và được bảo vệ nghiêm ngặt còn hơn cả ông và cha mình từng có.
mat-vu-bac-han
Kim Jong-Un tại Singapore vào tối ngày 11 tháng 6 năm 2018. Bên phải của KJU là vệ sĩ chính và Giám đốc Văn Phòng Sĩ Quan Phụ Tá (Office of Adjutants) – Ảnh: KCNA / KNS
Trước khi nói về nhóm cận vệ này cũng nhắc sơ qua Biệt Ðoàn Tư Lịnh Phòng Vệ (Guard Command) của Bắc Hàn. Theo các nguồn tin tình báo phương Tây và Nam Hàn, đây là biệt đoàn tác chiến đặc nhiệm riêng biệt với quân số khoảng 100,000 người, chịu trách nhiệm bảo vệ gia đình lãnh tụ và các yếu nhân chính phủ, ngăn chặn các nguy cơ và trấn áp những âm mưu đảo chánh, theo dõi các viên chức và tướng lãnh cao cấp của Bắc Hàn, cũng như chịu chung trách nhiệm cùng với Lữ Ðoàn Phòng Vệ Bình Nhưỡng và Bộ Chỉ Huy Phòng Không thuộc Bộ Quốc Phòng trong việc bảo vệ Bình Nhưỡng. Biệt đội này nhận lịnh trực tiếp từ Kim Jung-un, được ưu đãi và tẩy não để có sự trung thành tuyệt đối với họ Kim, đồng thời được huấn luyện đặc biệt và trang bị kỹ thuật cao cùng các vũ khí, thiết bị tối tân nhất, kể cả xe tăng, pháo binh hạng nặng và hỏa tiễn. Quanh phủ chủ tịch hay các dinh thự tư gia của họ Kim là do nhiều tiểu đoàn thuộc lực lượng phòng vệ này trấn thủ và bảo vệ nghiêm mật.
Nhóm mật vụ bảo vệ trực tiếp Kim Jong-un ước tính có khoảng 200 nhân viên được tuyển chọn và sàng lọc rất kỹ càng từ biệt đoàn phòng vệ này. Nhóm sĩ quan mật vụ này thuộc Phòng Sáu (Office 6), có tên chính thức là Văn Phòng Sĩ Quan Phụ Tá (Office of Adjutants) trong số hàng ngàn nhân viên khác lo về hậu cần, y tế, thông tin liên lạc… trong các chuyến đi của họ Kim. Tương tự như nhóm mật vụ Hoa Kỳ bảo vệ tổng thống và các yếu nhân chính phủ, đây là nhóm cận vệ chịu trách nhiệm đi tiền trạm, lên phương án bảo vệ lãnh tụ, làm việc và phối hợp với các nhóm mật vụ của các quốc gia khác như tại các cuộc họp thượng đỉnh vừa qua. Họ là những mật vụ duy nhất được phép mang súng khi gặp Kim, thường tạo hai vòng bảo vệ cuối cùng, trong số khoảng sáu đến bảy vòng bảo vệ mỗi khi Kim Jung-un xuất hiện nơi công chúng hay công du, theo các nguồn tin cho biết. Nhiều người là thuộc giòng họ của các viên chức hay tướng lãnh cao cấp và trung thành với lãnh tụ, hay được điều tra lý lịch nhân thân hai ba đời, được tuyển chọn từ  nhỏ và trải qua các chương trình huấn luyện lâu dài và đặc biệt, hệt như các lực lượng đặc biệt quân đội Bắc Hàn. Giỏi võ thuật, bắn súng nhanh và giỏi, khả năng phán đoán và ứng biến nhanh lẹ, những phẩm chất ắt không thể thiếu đối với các toán cận vệ của bất cứ quốc gia nào. Họ được huấn luyện để có thể quan sát tinh tường, phỏng đoán chính xác và phản ứng kịp thời trước những rủi ro trong chu vi bảo vệ lãnh tụ. Ðiều khác biệt là họ được tẩy não trong thời gian dài để có niềm tin mãnh liệt rằng, Kim lãnh tụ là một vị Thánh, đúng theo nghĩa đen và họ được sinh ra chỉ để làm nhiệm vụ “cao cả” là bảo vệ cho “vị thánh của dân tộc”.
Việc bảo vệ các nguyên thủ quốc gia trong các cuộc họp thượng đỉnh là điều khá phức tạp và có lắm điều bất ngờ, kể cả giữa các cuộc họp với nguyên thủ các nước đồng minh. Không phải chưa từng xảy ra cảnh mật vụ xô xát với giới an ninh sở tại hay với nhau. Trong một thước phim của hãng AP đưa tin về hội nghị APEC 2004 tổ chức tại Chile, cảnh xô xát giữa các mật vụ đã xảy ra khá náo động khi các mật vụ Chile ngăn cản không cho các mật vụ Mỹ được theo vợ chồng Tổng thống George W. Bush vào dự tiệc chiêu đãi của Tổng thống Chile, đích thân TT Bush phải quay lại để kéo tay người trưởng toán mật vụ duy nhất được theo vào với mình. Hay như mật vụ Thổ Nhĩ Kỳ (TNK) vốn nổi tiếng là hung dữ và thiếu chuyên nghiệp, từng đánh cả nhân viên an ninh các nước sở tại. Hồi 2009, một mật vụ TNK đã bước vào khoảng cách không cho phép với TT Obama, bất chấp lời cảnh cáo của mật vụ Hoa Kỳ, buộc các mật vụ HK phải vật ngã trong tình huống bắt buộc.  Rồi mới hai năm trước, các mật vụ TNK này lại vây đánh, hành hung cả những công dân Mỹ ngay trên lãnh thổ Hoa Kỳ, khi những người Mỹ gốc Thổ Nhĩ Kỳ kéo đến đại sứ quán nước này để biểu tình phản đối Tổng thống TNK sang công du Hoa Kỳ và ghé vào đây, tạo ra một khung cảnh khá hỗn loạn và đầy bạo lực cả một khu vực, buộc cảnh sát và mật vụ Mỹ phải nhảy vào can thiệp.

mat-vu-bac-han2Những người bảo vệ của Kim đã được nhìn thấy mặc nhiều trang phục và mang theo nhiều vũ khí khác nhau. nguồn The Drive

Cuộc gặp gỡ thượng đỉnh giữa Trump và họ Kim lần thứ nhất tại Singapore được cho biết đã gây lắm nỗi nhức đầu, bất an lẫn nghi ngờ cho mật vụ cả hai phía cùng lực lượng an ninh Singapore trước nhiều đòi hỏi, thỏa thuận giữa các bên. Khả năng ám sát hoặc bên này hoặc bên kia khó lòng xảy ra nhưng không phải không nằm trong các tình huống giả định giữa các nhóm mật vụ, nhất là trước sự thất thường và đầy nghi kỵ của họ Kim. Hoặc giả có một âm mưu đảo chánh nào đó đang ngấm ngầm diễn ra tại Bình Nhưỡng và những kẻ chủ mưu sẽ cài người để thực hiện những điều bất ngờ. Bên cạnh đó, không loại trừ sự hiện diện của cơ quan tình báo Nga, Trung Cộng hay các tổ chức khủng bố quốc tế.  Giới mật vụ và tình báo hai quốc gia đã phải dựa vào các cơ quan an ninh Singapore để làm trung gian, thuyết phục trong vấn đề bảo vệ an ninh ở mức tối đa cho tổng thống hay lãnh tụ của mình trước những vấn đề ngoài vòng kiểm soát của họ. Trong lần gặp thứ nhất, cả hai bên đã đồng ý theo đề nghị của phía Singapore khi chọn cụm resort Capella cho cả hai phái đoàn cùng trú ngụ và họp, tránh việc di chuyển qua lại trên đường phố để đến nơi họp nếu phải ở các khách sạn khác nhau.
Vấn đề an ninh cho cuộc họp thượng đỉnh diễn ra tại Hà Nội lần này cũng vậy. Giới lãnh đạo Bắc Hàn từng tuyên bố điều tiên quyết để xem các cuộc họp có thành công hay không phải là sự an toàn tuyệt đối cho Kim Jong-un. Các nguồn tin cho thấy trong khi Hoa Kỳ nhắm đến Ðà Nẵng vì TT Trump đã từng sang dự APEC hồi hai năm trước, cũng như các mật vụ HK đã quen thuộc và có những kế hoạch, phương án bảo vệ tổng thống tại đây thì Bắc Hàn lại nghiêng về Hà Nội, nơi họ đặt đại sứ quán và có thể có cuộc họp riêng với giới lãnh đạo Hà Nội – những “đồng chí” có “mối quan hệ hữu nghị” lâu đời, từ thời ông nội của họ Kim. Họ không muốn thêm những rủi ro hay phương án bảo vệ khác nhau khi phải di chuyển giữa hai thành phố. Giới an ninh Việt Nam xem ra cũng đang lo lắng trong việc bảo vệ an ninh chung cho sự kiện quan trọng này, khi mới tuần trước Công An Hà Nội vừa tổ chức hội nghị bàn về phương án giữ an ninh cho cuộc họp thượng đỉnh này cùng với Bộ Công An và Bộ Tư Lịnh Thủ Ðô, qua kế hoạch sẽ điều động thêm hàng ngàn công an lẫn quân đội giữ an ninh chung. Vấn đề giải trừ vũ khí hạch tâm trên bán đảo Triều Tiên chưa biết sẽ ra sao nhưng phía sau hậu trường, mật vụ Bắc Hàn ắt đang mất ngủ trong kế hoạch bảo vệ lãnh tụ của mình cho đến khi họ Kim về đến Bình Nhưỡng an toàn.

9365 - Bàn về một chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng


Đó là Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 21/01/2019 của Ban Bí thư “Về nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên và rà soát, sàng lọc, đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng”. Tôi vô tình biết chỉ thị này, tìm hiểu xem sao, thấy buồn cười, đành viết vài câu bàn luận để may ra có ai tìm thấy được trong đó vài ý đúng hoặc sai nào đấy.

9364 - Tự hào nên dành cho dịp khác


Cảnh sân sau một căn nhà tại Hà Nội ngày 13/2/2019
Cảnh sân sau một căn nhà tại Hà Nội ngày 13/2/2019. AFP

Không có gì bất ngờ trước niềm phấn khích của nhiều người Việt Nam với Hội nghị Thượng định Trump-Kim được tổ chức ở Hà Nội lần này vì đã lâu rồi Việt Nam mới có chút gì đó đóng góp để giải quyết những vấn đề quốc tế.

9363 - Kim-Trump tái hội để làm gì?




Tổng Thống Donald Trump, sau khi gặp Kim Jong Un vào Tháng Sáu năm ngoái, đã khen Kim là người “yêu nước, thương dân” và tỏ ra rất có cảm tình. (Hình: Saul Loeb/AFP/Getty Images)

Kim Jong Un lên ngôi năm 2011, nhưng tới năm 2013, tạp chí Forbes sắp hạng những người Hàn Quốc có ảnh hưởng lớn trên thế giới đã chỉ xếp Kim đứng hàng thứ ba! Kim đứng sau cựu Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon và tỷ phú Lee Kun Hee, chủ tịch công ty Sam Sung. Đây có lẽ là một điều cậu Ủn, 29 tuổi, không thể nào chấp nhận được.

9362 - Khi Sự thật bị ép gả cho Niềm tin




Đằng sau bức màn niềm tin, người ta đang che giấu những gì? Ngày Chủ nhật 24/2/2019 vừa rồi, Giáo hoàng Francis đã khép lại “Hội nghị thượng đỉnh” kéo dài bốn ngày của Giáo hội Công giáo La Mã tại Vatican bằng tuyên bố lên án các hành vi lạm dụng tình dục trong giáo hội.

9361 - Phó Bí thư thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Kon Tum cướp vợ người?

Theo đơn Tố cáo của anh Trần Quang Trung, sinh 1984; trú tại Tp Kon Tum, anh và Trần Thị Lan Phương (SN 1988) đăng ký kết hôn vào tháng 07 năm 2011, tại UBND phường Hội Phú, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai, hiện có 1 con chung (sinh năm 2013), đang sống với nhau tại 2 căn nhà 14B Lê Quý Đôn và 59 Hùng Vương, TP Pleiku, Gia Lai. Anh Trung làm đơn tố cáo ông Phạm Minh Xem, Phó Bí thư thường trực Thành uỷ, Chủ tịch HĐND tp Kon Tum, tỉnh Kon Tum.

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2019

9360 - Phạm Bình Minh ‘thu hoạch’ gì từ chuyến đi Đức?


Thông báo mới nhất từ Ngoại trưởng Đức Heiko Maas vào ngày 20/2/2019 cho thấy cuộc đàm phán về vụ Trịnh Xuân Thanh giữa Việt Nam và Đức đã một lần nữa nhuốm chút hy vọng ‘phục hồi quan hệ đối tác chiến lược’ giữa hai nước - quan hệ mà Nhà nước Đức đã tuyên bố tạm ngừng vô thời hạn vào tháng 9 năm 2017 - 2 tháng sau khi ra thông báo phản đối Việt Nam cho mật vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin.

9359 - Đằng sau ‘đưa kinh tế ngầm vào GDP’ là gì?






Vì sao Tổng cục Thống kê của Thủ tướng Phúc muốn ‘đưa kinh tế ngầm vào GDP’, vàđưa cả ‘trà đá, xe ôm, hàng rong’ vào kinh tế ngầm?

Khác hẳn với lời ta thán về nguy cơ “nợ công nếu tính đủ thì đã vượt trần” vào cuối năm 2016 và “sụp đổ tài khóa quốc gia” vào đầu năm 2017, đến đầu năm 2018, ông Nguyễn Xuân Phúc bất thần có đến hai lần yêu cầu Tổng cục Thống kê “tính lại GDP”, với lý do “Hàng vạn cái nhà lầu, hàng trăm chiếc ô tô đăng ký mỗi tháng ở TPHCM, Hà Nội mà chả tính được cái gì, bỏ rơi hết. 

9358 - 'Cẩm nang' cần có về Thượng đỉnh Trump Kim tại Hà Nội


Trump Kim

Tổng thống Donald Trump sẽ gặp gỡ lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un tại Hà Nội tuần này trong Thượng đỉnh Mỹ Triều lần hai.
Hai nước cựu thù được chờ đợi sẽ đi đến những thỏa thuận đối với chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Bắc Hàn. Nếu bạn quan tâm tới sự kiện tuần này thì đây là những điểm chính có thể bạn cần biết.

9357 - Tôi không tin người dân Hà Nội hân hoan chào đón Kim Jong-un

Mặc dầu báo chí nhà nước khẳng định rằng, người dân Hà Nội hân hoan chào đón Kim Jong-un, nhưng tôi cũng như nhiều người khác thực sự tin rằng, người dân Hà Nội đổ ra đường chỉ vì hiếu kỳ và tò mò. Tôi không tin người dân Hà Nội hân hoan đón chào một kẻ vào năm 2012 khi mới 29 tuổi, chưa một ngày ở trong quân ngũ lại tự phong cho mình cấp bậc nguyên soái.

9356 - Giới hoạt động lại bị canh chặn khi Hà Nội tổ chức thượng đỉnh Mỹ - Triều


Công an Việt Nam tại ga đường sắt Đồng Đăng, Lạng Sơn vào ngày 25 tháng 2 năm 2019.
Công an Việt Nam tại ga đường sắt Đồng Đăng, Lạng Sơn vào ngày 25 tháng 2 năm 2019. AFP

Như đã thành lệ, mỗi khi có sự kiện gì liên quan đến quốc tế diễn ra ở Việt Nam, tư gia của một số nhà hoạt động … lại bị theo dõi, canh chặn, thậm chí chủ nhân bị yêu cầu không được ra khỏi nhà. Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Bắc Hàn ở Hà Nội lần này không là ngoại lệ.

9355 - Kim Jong-Un thắng đậm, dân Bắc Hàn vẫn sống trong khốn khổ, bất công

Mai Vũ Phạm
Donald J. Trump và nhà độc tài Kim Jong-un vừa kết thúc cuộc họp thượng đỉnh tại Singapore vào ngày 12/6/2018. Điều đáng chú ý và gây thất vọng trong cuộc gặp gỡ Trump-Kim chính là những lời khen ngợi của Trump dành cho Kim Jong-un cũng như sự nhượng bộ khá lớn của Hoa Kỳ dành cho Bắc Hàn.

9354 - Kinh Tế : Bắc Triều Tiên đang cần những gì ?


Kinh Tế : Bắc Triều Tiên đang cần những gì ?
Người dân Bắc Triều Tiên mừng Năm Mới âm lịch ở Bình Nhưỡng, ngày 06/02/2019. KCNA via REUTERS

Năm 1953 khi chiến tranh triều Tiên kết thúc, đất nước bị chia đôi, miền Bắc vĩ tuyến 38 tiến hành giai đoạn tái thiết kinh tế nhanh hơn so với ở miền Nam. Thế nhưng, trong gần 70 năm qua, Bắc Triều Tiên nhiều lần phải đối mặt với nạn đói trong lúc Hàn Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ tư châu Á và là một nền công nghiệp có tầm cỡ trên thế giới.

9353 - Thượng đỉnh Kim-Trump: Tình yêu và ác mộng


               Banner về thượng đỉnh Trump - Kim tại một nhà hàng Hàn Quốc.


Chủ Nhật vừa rồi, chỉ vài ngày trước cuộc họp thượng đỉnh hai ngày giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim tại Hà Nội, kênh truyền hình Fox yêu thích của ông Trump phát đi đoạn video với thổ lộ tình yêu của ông Trump với lãnh đạo tối cao Bắc Triều Tiên.

9352 - Kim Jong-un đến Việt Nam, trong một chuyến thăm không chỉ để gặp Trump

New York Times -Tác giả: Mike Ives
Dịch giả: Châu Minh Dũng

Công nhân đang treo cờ Việt Nam, Triều Tiên và Mỹ, dọc theo một con đường ở Hà Nội hôm Chủ nhật vừa qua, để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un. Nguồn: Carl Court / Getty Images

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên, Kim Jong-un đã đến Việt Nam sáng nay, thứ Ba ngày 26/2/2019, để chuẩn bị cho cuộc gặp với Tổng thống Trump, thảo luận về một loạt vấn đề ngoại giao gai góc, bao gồm chuyện phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.

9351 - Roma và những phim nói tiếng nước ngoài làm nên lịch sử ở giải Oscar

LÂM LÊ   

RomaBản quyền hình ảnhCARLOS SOMONTE/NETFLIX
Image captionPhim Roma của Alfonso Cuaron được giới phê bình ca ngợi trong năm 2018

Mặc dù đoạt 3 giải Oscar quan trọng cho Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất, Đạo diễn và Quay phim xuất sắc, nhưng bộ phim Roma của điện ảnh Mexico không thể làm nên lịch sử khi thua cuộc Green Book ở giải thưởng quan trọng: Phim hay nhất.
Như vậy, trong lịch sử 91 lần trao giải của Oscar, chưa có bất cứ bộ phim nói tiếng nước ngoài nào (ngoài tiếng Anh) chiến thắng ở hạng mục cao nhất.