BBC
Tóm tắt
- * Ông Kim rời Bình Nhưỡng đi Việt Nam vào chiều thứ Bảy 23/2, đi qua lãnh thổ Trung Quốc
- * Cuộc họp lần thứ hai giữa lãnh đạo Kim Jong-un của Bắc Hàn và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump diễn ra trong ngày 27-28/2/2019 tại Hà Nội, tám tháng sau cuộc họp lịch sử hồi 6/2018 tại Singapore
- * Kỳ họp được trông đợi sẽ cho kết quả cụ thể, hoặc ít nhất là nêu lộ trình cho mục tiêu giải trừ hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên
- * Bắc Hàn cũng muốn được đảm bảo về an ninh và đạt việc chính thức chấm dứt Cuộc chiến Triều Tiên 1950-1953
- * Truyền thông Bắc Hàn tuyên bố nếu hai bên không đạt thỏa thuận nào, “dân Mỹ sẽ không bao giờ thoát khỏi các đe dọa an ninh khiến họ hoảng sợ”
Tường thuật trực tiếp
Truyền thông Bắc Hàn nói người dân nước này hãnh diện về nhà lãnh đạo Kim Jong-un, người chiều hôm thứ Bảy đã rời Bình Nhưỡng đi Hà Nội dự cuộc họp thượng đỉnh lần thứ hai với Tổng thống Mỹ Donald Trump.Kênh truyền hình nhà nước KRT hôm 25/2 đưa tin người dân Bắc Hàn nói họ cảm thấy vinh dự, tự hào về ông Kim.Đoàn tàu của ông Kim rời nhà ga Bình Nhưỡng vào chiều thứ Bảy, 23/2, đi qua lãnh thổ Trung Quốc để tới Việt Nam. Lộ trình di chuyển chi tiết, chính thức của ông Kim không được công bố.- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát nơi làm việc của các phóng viên đưa tin Thượng đỉnh Mỹ Triều hai lần cùng ngày.Vào sáng hôm 24/02 Thủ tướng Phúc đã tới Trung tâm Báo chí Quốc tế nơi chuẩn bị mở cửa đón khoảng hơn 3000 phóng viên trong và ngoài nước tới làm việc.Ông Phúc nói báo chí có vai trò rất quan trọng để thế giới hiểu biết thêm về Việt Nam.Vào cuối giờ chiều cùng ngày, Thủ tướng Phúc đã quay lại nơi này lần thứ hai và đề nghị các bộ, ngành, cơ quan liên quan thảo luận thêm một số công việc cần hoàn tất để không xảy ra bất cứ sơ suất nào nhằm phục vụ tốt nhất cho hội nghị.Thủ tướng Việt Nam đã trả lời riêng phóng viên BBC Tiếng Việt Nguyễn Hoàng trước khi rời trung tâm báo chí này.
- Người dân Hà Nội đang cảm nhận rõ thành phố thay đổi từng ngày.Anh Thành, tài xế xe buýt cho biết mình thấy rất tự hào tuy rằng "cũng không hiểu sao trên thế giới có bao nhiêu nước mà các ông ấy lại chọn đất nước Việt Nam làm Hội nghị Thượng đỉnh".Việc cầm lái của anh có bị ảnh hưởng đôi chút do công tác chỉnh trang đường phố nhưng với anh "nó là chuyện quá nhỏ" so với niềm vui được phục vụ các nhà lãnh đạo thế giới.Với những người nhanh nhạy thì chắc chắn không thể bỏ qua cơ hội kinh doanh như thế này.Chị Thanh Bình, chủ một cửa hàng bán cờ tại phố Hàng Bông cho biết từ hai tuần trước đã thiết kế và in cờ Triều Tiên và Hoa Kỳ cùng với áo hình Kim và Trump.Tất nhiên luôn có người nắm rõ tin tức bằng cách rất Việt Nam... 'trà đá vỉa hè'.Họ bàn tán sôi nổi về các nội dung của cuộc gặp này và đặc biệt thích thú với những biện pháp an ninh, an toàn xung quanh hai vị lãnh đạo.Anh Minh Khuê, ở Gia Lâm, Hà Nội cho biết 'hội trà đá vỉa hè' của mình thường xuyên bàn tán về Thượng đỉnh Trump - Kim và rất thắc mắc về lựa chọn ẩm thực của ông Kim tại Việt Nam."Ở Hàn Quốc người ta có ăn thịt chó, còn không biết ông Kim ở Triều Tiên thì sao?" anh nói vui.
- Đại diện Tổng cục Du lịch Việt Nam nói với BBC rằng cần tận dụng tốt hàng ngàn phóng viên nước ngoài vào Hà Nội đưa tin Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ Triều để quảng bá du lịch Việt Nam.‘Nếu chúng ta làm tốt thì có thể coi như mỗi phóng viên sẽ là một đại sứ du lịch Việt Nam,’ ông Đinh Ngọc Đức, Vụ trưởng Vụ Thị trường Du lịch nói với Nguyễn Hoàng của BBC tại Hà Nội.
- Trung tâm Báo chí Quốc tế chuẩn bị đón hàng ngàn phóng viên trong và ngoài nước đưa tin Hội nghị Thượng đỉnh Triều Tiên - Hoa Kỳ tại Hà Nội.Trả lời BBC tiếng Việt hôm 24/2, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết tính tới thời điểm này đã có khoảng hơn 3.000 phóng viên Việt Nam và quốc tế đã đăng ký tham gia đưa tin sự kiện này."Chúng tôi hoàn tất việc thiết lập trung tâm báo chí này chỉ trong vòng một tuần kể từ khi nhận mặt bằng với nỗ lực rất lớn của người lao động, công nhân từ các bộ ngành và doanh nghiệp và của chính quyền thành phố Hà Nội," bà Hằng nói với phóng viên BBC tiếng Việt ở Trung tâm Báo chí Quốc tế.
- Là ngôi trường được tài trợ gần như 100% từ nguồn vốn của Bắc Triều Tiên, trường mẫu giáo Việt-Triều rất háo hức với thông tin Chủ tịch Kim sẽ tới Hà Nội nhân Hội nghị Thượng đỉnh Trump-Kim lần hai dự kiến diễn ra vào ngày 27-28 tháng Hai.Trong những ngày này, cô và trò rất vui vẻ tập văn nghệ với mong muốn được trình diễn trước nhà lãnh đạo Triều Tiên.Hiệu trưởng Ngô Thị Minh Hà tự hào giới thiệu trường mẫu giáo Việt-Triều là biểu tượng của tình hữu nghị giữa Đảng, chính phủ và nhân dân hai nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên và Việt Nam.Bà nói trường rất mong muốn được đón tiếp nhà lãnh đạo Kim Jong-un, và hy vọng "nhà lãnh đạo vĩ đại của nhân dân Triều Tiên" trong chuyến đi tới Việt Nam sẽ đến thăm trường.
- Việt Nam được coi là một địa điểm lý tưởng để tổ chức cuộc họp thượng đỉnh Trump - Kim lần hai vì nhiều lý do.Hà Nội có quan hệ ngoại giao với cả Mỹ và Bắc Hàn, dù là cựu thù với Mỹ - và có thể được Mỹ nêu như một ví dụ về chuyện hai quốc gia hợp tác và gạt bỏ những bất đồng trong quá khứ.Về mặt ý thức hệ, cả Việt Nam và Bắc Hàn đều là các nước Cộng sản - dù Việt Nam nhanh chóng phát triển kinh tế, hai nước vẫn theo chủ nghĩa chuyên chế.Sự phát triển nhanh chóng của Việt Nam có thể được Mỹ lấy làm ví dụ để chỉ ra hướng mà Bình Nhưỡng có thể đi theo nếu họ chọn mở cửa.Getty Images
- Nhiều tháng sau hội nghị thượng đỉnh đầu tiên vào tháng 6/2018, người ta thấy ít có trao đổi giữa Mỹ và Bắc Hàn.Cuộc họp lần này dự kiến sẽ dựa trên nền tảng của cuộc họp lần trước và giải quyết vấn đề phi hạt nhân hóa, điều mà các chuyên gia nói rằng có rất ít tiến bộ đã đạt được.Vài ngày trước cuộc họp ở Hà Nội, chương trình nghị sự vẫn chưa rõ ràng.Thỏa thuận mà hai nhà lãnh đạo ký kết tại Hội nghị thượng đỉnh ở Singapore được ghi nhận rất mơ hồ về chi tiết và mục tiêu "phi hạt nhân hóa" đã nêu được thực hiện rất ít ỏi.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un theo kế hoạch gặp nhau lần thứ hai tại Hà Nội, vào 27-28/2/2019.Hai ông đã có cuộc họp thượng đỉnh vào hồi tháng Sáu năm ngoái tại Singapore, một sự kiện lịch sử đánh dấu việc lần đầu tiên hai lãnh đạo đương nhiệm của Mỹ và Triều Tiên gặp mặt.- 16:32
- Ông Yang Un-chul, một nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Sejong, Seoul nói với BBC:‘’Hiện tại, kinh tế Bắc Triều Tiên vẫn chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, với hơn 22% dân số làm việc trong lĩnh vực này. Họ cần giảm lực lượng lao động dư thừa trong nghề nông sang các ngành các công nghiệp nhẹ.’’‘’Nhưng trước hết, Triều Tiên sẽ phải bình thường hóa quan hệ với Mỹ, và từ đó dần được bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế.’’Có vẻ như Bắc Hàn đang rất mong đợi có chuyển biến trong cuộc gặp Kim - Trum tại Hà Nội.Còn bà Kim Young-hui từ ngân hàng Phát triển Hàn Quốc, người gốc Bắc Triều Tiên thì nói:‘’Bắc Triều Tiên đang bắt đầu tiến hành áp dụng một số hình thái của nền kinh tế thị trường, giống như cách Việt Nam đã mở cửa kinh tế vào các năm 1979 và 1986 qua quá trình Đổi Mới."
Getty ImagesGetty Images
Kênh truyền hình quốc gia Bắc Hàn, KRT, hôm Chủ Nhật 24/2 công bố một đoạn video cảnh lãnh đạo nước này, ông Kim Jong-un, rời Bình Nhưỡng bằng tàu hỏa, lên đường đi dự cuộc họp thượng đỉnh lần hai với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hà Nội.Theo tường thuật của KRT thì ông Kim rời Ga Bình Nhưỡng vào chiều ngày hôm trước, thứ Bảy 23/2.Tháp tùng ông là các quan chức cao cấp của Bắc Hàn, trong đó có phái viên chuyên về hạt nhân, Kim Yong Chol, và Ngoại trưởng Ri Yong Ho.Cũng có mặt trong đoàn quan chức đi cùng ông Kim Jong-un là em gái ông, bà Kim Yo Jong.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét