Trung Quốc và an ninh năng lượng dầu khí
Vào ngày 22/9, Global Times xuất bản nội dung bài viết, cho biết thành công của một tập đoàn năng lượng nước này trong làm chủ công nghệ để tìm kiếm, thăm dò dầu khí nước sâu ở Biển Đông. Tập đoàn dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC), đã thiết lập một lý thuyết về tích tụ khí đốt tự nhiên ở vùng nhiệt độ và áp suất cao của lưu vực Ying-qiong, một khu vực khí mới được phát hiện ở vùng biển gần đảo Hải Nam.
Bài viết dẫn lời ông Lin Boqiang, Giám đốc trung tâm nghiên cứu kinh tế năng lượng Trung Quốc tại Đại học Hạ Môn, ca ngợi những bước đột phá là một đóng góp quan trọng cho an ninh năng lượng và phát triển kinh tế và xã hội của Trung Quốc.
Lin Boqiang khẳng định, phát triển công nghệ khai thác biển ở Biển Đông là một trong những giải pháp khả thi để giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng và đảm bảo an ninh năng lượng trong tương lai.
Như vậy, những tiến triển trong công nghệ thăm dò của Trung Quốc có thể trở thành một trong những nền tảng cơ sở để Bắc Kinh tiến tới thăm dò và khai thác dầu khí mở rộng tại vùng Biển Đông. Và điều này, cùng với đẩy mạnh hiện đại hóa quốc phòng đã khiến vùng Bãi Tư Chính trở nên phức tạp hơn lệ thường.
Trong một thông tin có liên quan, Alexia Frangopoulos trong một bài viết trên Harvard Politics, cho biết, Trung Quốc đang tiến hành hiện đại hóa nhanh quân đội như là một bước tiến nhanh đạt được tham vọng bá quyền của nước này. Ngoài hạm đội tàu ngầm, Bắc Kinh sở hữu hành lang dài 5.000km, với hàng trăm ICBM hạt nhân.
Năm 2019, ngân sách quốc phòng hàng năm của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc là 177,5 tỷ USD, tăng 7,5% so với ngân sách quốc phòng năm ngoái. Trung Quốc đang phân bổ số tiền ngày càng tăng cho các chương trình và sáng kiến làm tăng số lượng và chất lượng vũ khí quân sự. Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố rằng một trong những phát triển gần đây nhất của nước này chính là tàu khu trục tên lửa dẫn đường Type 055 mới - gần giống với tàu khu trục biển của Washington.
Ngoài ra, PLA đang phát triển kho dự trữ vũ khí hạt nhân. Dean Cheng, một chuyên gia trong quân đội Trung Quốc trong một cuộc phỏng vấn với HPR rằng lực lượng ICBM của Trung Quốc hiện đang rất hạn chế, ở ngưỡng 50. Nhưng có những báo cáo cho thấy Trung Quốc đang đẩy mạnh chương trình hiện đại hóa để mở rộng số lượng vũ khí hạt nhân mà nó khai thác.
Vào tháng 4/2017, Bắc Kinh tuyên bố rằng một trong những tàu sân bay của nước này đã đạt đến giai đoạn thử nghiệm cuối cùng, và hai chiếc tương tự đang được sản xuất. Điều đó sẽ mang lại cho Trung Quốc tổng cộng bốn tàu sân bay vào năm 2022.
Một phần lý do của tiến trình quân sự hóa PLA là nhằm duy trì quyền lực ở Biển Đông.
Biển Đông là con đường trung gian nối kết Bắc Kinh với châu Phi và Âu châu, và nước này có hơn 40% lượng hàng hóa thương mại được vận chuyển qua khu vực này. Đây cũng là tuyến đường giúp Bắc Kinh nhập dầu vào Trung Quốc, với hơn 80% lượng dầu nhập khẩu.
Biển Đông không chỉ hỗ trợ thương mại - nó cung cấp một nguồn tài nguyên quý giá mới như khí đốt và dầu mỏ. Các nhà khoa học ước tính rằng có từ 11 đến 22 tỷ thùng dầu dưới biển.
Trung Quốc phát triển lực lượng hải quân, nhằm mục đích kiểm soát phần còn lại của Biển Đông.
Trong khi đó, Mỹ với vai trò trở lại ở Châu Á – Thái Bình Dương đã tìm cách duy trì các căn cứ quân sự ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và Singapore. Căn cứ hải quân Singapore, nằm cạnh bờ Biển Đông, đảm bảo Mỹ duy trì một vị trí thường trực trong khu vực, ngăn chặn tốc độ mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc. Nước này cũng có căn cứ tương tự tại Nhật Bản, nơi có 54.000 quân đồn trú.
Quay trở lại với vấn đề hiện đại hóa quân đội Trung Quốc. Vào năm 2017, Tập Cận Bình cam hiện đại hóa quân sự vào năm 2035. Đến năm 2050, Tập mong đợi một quân đội có khả năng chiến thắng các cuộc chiến tranh trên nhiều mặt trận, đặc biệt là thông qua công nghệ quốc phòng.
Trung Quốc đang tiến dần hoạt động ra phía Bắc?
Trong khi đó, theo Dự án Đại sự ký Biển Đông, nhóm Hải Dương Địa Chất 8 thì vẫn đang đan áo sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam như thường lệ, và đang dịch dần lên hướng bắc. Điều này càng gia cố quan điểm, Bắc Kinh đang tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu bất ổn và Biển Đông là khu vực được lựa chọn. Và những diễn biến ở Bãi Tư Chính với hoạt động của nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 càng đưa Hà Nội vào thế khó xử. Tính đến thời điểm hiện nay, ngoài những phản đối về mặt ngoại giao có liên quan, với mức độ ‘mạnh mẽ’ hơn so với trước đó (bao hàm yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông của Phó Thủ tướng Việt Nam - Vũ Đức Đam), Hà Nội vẫn chưa cho thấy những động thái kế tiếp.
Ông Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu tổ chức ĐCSVN, và Nhà nước Việt Nam vẫn giữ 'quyền im lặng' cho đến hiện nay.
Facebooker Ngọc Trần bày tỏ: chính quyền Việt Nam đang được đưa vào thế khó xử, bởi chính chính sách đu dây của mình. Chính sách đã khiến cho Mỹ và các quốc gia Tây phương trở nên dè dặt trong hợp tác trong những trường hợp mà chủ quyền quốc gia bị xâm phạm.
Quan điểm của Ngọc Trần phản ánh quan điểm chung của người dân, đặc biệt là giới trí thức Việt Nam hiện tại, đó là Việt Nam đang cô đơn trên mặt trận quốc tế, nơi mà Việt Nam không có một đồng minh thực tế hỗ trợ mình trước mối đe dọa của Bắc Kinh. Những đồng minh truyền thống như Nga, Cuba,… thực sự ‘vô dụng’ trong trường hợp này, khi một ‘cường quốc lỗi thời’ như Nga chỉ thuần túy là con buôn vũ khí, còn Cuba – người anh em thân thiết Tây Bán Cầu vẫn chật vật với nền kinh tế yếu ớt, và tiếng nói không có trọng lượng trên trường quốc tế. Còn đối với những quốc gia lên tiếng mạnh mẽ nhất như Úc, Nhật, Mỹ, Anh,… lại là những quốc gia chưa bao giờ được Hà Nội coi là đồng minh. Và đó là lý do vì sao, chuyến thăm lịch sử của Thủ tướng Úc Scott Morrison đến Hà Nội, vấn đề Biển Đông chỉ thể hiện qua tuyên bố mang tính chung chung, và cái tên Trung Quốc đã không được nhắc đến. Bắc Kinh – đồng minh của Hà Nội trong quá khứ, mối quan hệ đặc biệt trong cấp độ ngoại giao của Việt Nam, và quốc gia đồng ý thức hệ lại đang gia tăng ‘quấy rối, xâm lấn’ chủ quyền quốc gia của Việt Nam.
Điều đáng báo động hơn cả những đe dọa từ bên ngoài là vấn đề cảm xúc của xã hội Việt Nam về sự kiện nay. Khi dư luận Việt Nam cũng thể hiện sự lãnh đạm với sự kiện Bãi Tư Chính, một trong những biểu hiện liên quan đến điều này bao gồm lời kêu gọi nhà nước Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế và đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với các nước có chung quyền lợi hợp pháp trên biển đông do trang Bauxite tiến hành đến nay chỉ thu hút được 9 tổ chức tham gia, và 683 cá nhân ký tên.
Hiện tượng này được cho là đến từ phản ứng đối với những chính sách và chủ trương của Hà Nội trong ứng xử chủ quyền trước đó. Cụ thể là bưng bít về mặt thông tin liên quan đến tình hình Biển Đông và những hoạt động xâm lấn Biển Đông của Trung Quốc, và điều động lực lượng vũ trang, bán vũ trang trong trấn áp người biểu tình. Đó là lý do vì sao, một bài viết với nội dung rất bình thường của báo Tuổi Trẻ ngày 22/9, với tiêu đề ‘Cảnh Sảng, đừng ngụy biện nữa!’, lại được ‘hoan hô’ như một bài viết thẳng thắn bởi ‘công khai thông tin để người dân thấy bộ mặt thật của Trung Quốc.’
Hiện tượng này được cho là đến từ phản ứng đối với những chính sách và chủ trương của Hà Nội trong ứng xử chủ quyền trước đó. Cụ thể là bưng bít về mặt thông tin liên quan đến tình hình Biển Đông và những hoạt động xâm lấn Biển Đông của Trung Quốc, và điều động lực lượng vũ trang, bán vũ trang trong trấn áp người biểu tình. Đó là lý do vì sao, một bài viết với nội dung rất bình thường của báo Tuổi Trẻ ngày 22/9, với tiêu đề ‘Cảnh Sảng, đừng ngụy biện nữa!’, lại được ‘hoan hô’ như một bài viết thẳng thắn bởi ‘công khai thông tin để người dân thấy bộ mặt thật của Trung Quốc.’
Phải chăng, Việt Nam đang chết dần bởi chính sách duy ý chí của mình về ngoại giao - quốc phòng, với chính sách ba không? Và việc giữ gìn chủ quyền quốc gia vẫn dựa vào yếu tố mang tính thiếu bền vững - ‘đại cục quan hệ tốt đẹp’?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét