TT:
Một vấn đề đang gây bàn tán trong dư luận nhưng rồi sẽ chìm xuồng. Vì
những người cộng sản không bao giờ chấp nhận chia xẻ quyền lực với bất
cứ ai.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam Võ Văn Thưởng - Getty Images
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cho
biết Ban Bí thư đang xem xét việc "tổ chức trao đổi và đối thoại với những
cá nhân có ý kiến và quan điểm khác" với Đảng này.
Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, nói "đang cố gắng
để Ban Bí thư thông qua vấn đề này", theo báo Pháp luật TPHCM.
Ông Thưởng phát biểu tại một hội nghị trực tuyến toàn quốc
hôm 18/5.
'Không sợ đối thoại'
"Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi
vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải
dựa trên sự cọ xát và tranh luận," ông Thưởng nói.
Ông cho biết ngành tuyên giáo đang chờ Ban Bí thư thông qua
một văn bản hướng dẫn về việc "trao đổi và đối thoại" với những người
có quan điểm khác với Đảng Cộng sản.
Tranh luận sẽ "tạo ra cơ sở để hình thành chân
lý," ông Thưởng nhấn mạnh.
Ông Thưởng nói đang cố gắng để Ban Bí thư thông qua vấn đề
này trong thời gian tới.
Một văn bản của Đảng Cộng sản năm 2016 từng đề cập việc
"trao đổi, đối thoại".
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII công bố hôm 30/10/2016, do
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký, nói về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Nghị quyết này có câu: "Tổ chức diễn đàn trao đổi, đối
thoại những vấn đề còn có nhận thức, quan điểm khác nhau liên quan đến đường lối,
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước."
'Chuyển đổi khó khăn'
Sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập năm 1945, Quốc hội khóa 1
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 khi đó có đa số là những người cộng
sản.
Tuy vậy, Quốc hội này còn có các đại biểu từ các đảng như Việt
Nam Quốc dân Ðảng, Đảng Dân chủ Việt Nam, Đảng Xã hội Việt Nam và các đại biểu
không đảng phái.
Sau 1954, khi Việt Nam chia cắt, tại miền Bắc, vẫn còn Đảng
Dân chủ và Đảng Xã hội trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, do Đảng Lao động lãnh đạo.
Hai đảng Dân chủ và Xã hội vẫn còn tồn tại sau khi Việt Nam
thống nhất trước khi bị giải thể năm 1988.
Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay là không chấp
nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.
Trong một bài trên The Diplomat tháng 10/2016, chuyên gia
người Nga Anton Tsvetov nhận xét sau 30 năm Đổi mới, Việt Nam đang đứng trước
"sự chuyển đổi khó hơn nhiều".
Tác giả này nhận định: "Sự chuyển hóa kinh tế đã làm xuất
hiện các tầng lớp xã hội mới và các nhóm lợi ích mới, họ đang tương đối giàu có
và im lặng, nhưng chắc chắn họ sẽ đòi hỏi sự tham gia chính trị để bảo đảm vị
trí của mình trong tương lai."
Gần đây mạng xã hội như Facebook, YouTube đang ngày càng trở
thành "diễn đàn" để các quan điểm khác nhau trong xã hội Việt Nam được
chia sẻ.
Chính phủ Việt Nam ước tính có tới 45 triệu người, khoảng
70% dân số Việt Nam, đang dùng Facebook.
Mới đây Việt Nam đã yêu cầu Facebook và YouTube phải hợp tác
để ngăn chặn điều mà chính phủ gọi là "thông tin xấu độc".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét