Thứ Năm, 29 tháng 6, 2017

Báo chí không ngoan, báo chí buộc phải chết.

Phạm Thành




 


Lời BĐX: Ngày 22.6.2007, nhà báo Duy Phong, trưởng ban bạn đọc báo Giáo dục Việt Nam bị công an tỉnh Yên Bái bắt khi nhận 50 triệu đồng từ cựu công an tỉnh Yên Bái (tên là Thuận) khi đang ăn tại nhà hàng theo lời mời của một đồng nghiêp làm tại Đài phát thanh truyền hình tỉnh Yên Bái. Đã có nhiều ý kiến hiện diện trên fb nhận định đúng sai và khả năng xử lý vụ việc này theo hướng nào. Nhà báo Phạm Thành cũng có nhận định riêng về vụ này và cũng đã đăng trên fb Thành Phạm. Toàn bộ nội dung trên fb như sau:

Nhà báo Duy Phong bị cài bẩy để bị bắt là rất rõ ràng.

Nhà báo Đỗ Công bán đứng bạn cho an ninh cũng rất rõ ràng.

Nhà báo Duy Phong có tội hay không, những ai có liên quan và nó nằm trong quy mô và lộ trình xử lý của lãnh đạo chop bu đối với vụ việc đến mức nào thì chưa rõ ràng.

Tôi để ý và bỗng lại giật mình khi đọc đoạn tố cáo của công an Yên Bái trên báo Viet Nam Net hôm qua, 26.6.2017, mà các báo khác không đưa tại cuộc họp báo cùng ngày của công an Yên Bái:

“Ngoài ra, theo lời khai ban đầu, Phong cũng nhận hàng trăm triệu đồng của một số cá nhân, doanh nghiệp khác trên địa bàn”.

Không phải ngẫu nhiên mà công an Yên Bái lại cài bẩy một cách non về nghiệp vụ như vậy. Một kiểu cài bẩy cho có, chỉ cốt bắt Duy Phong cho kỳ được. Cứ như phải bắt Duy Phong là thực hiện mệnh lệnh theo một chủ trương nào đó.

Trước nay, nhà báo nhận tiền một cá nhân nào đó mà họ tự nguyện biếu thì đó là chuyện thường diễn ra và nhà báo không phạm tội.

Qua mấy chục năm làm báo trong hệ thống báo chí nhà nước, tôi có thể cam đoan, không có nhà báo nào lại không từng nhận hàng trăm, hàng ngàn phong bì tiền của mọi tổ chức, cá nhân đang tồn tại ở Việt Nam. Chỉ có hạng nhà báo gà mờ mới ít nhận được nhiều phong bì. Có thể nói, nghề báo là nghề nhận phong bì. Đó là một nguồn thu nhập đáng kể. Đó cũng là một thói quen như là một nếp nghĩ, nếp sống.

Thời nay, khi xã hội phân chia thành các nhóm lợi ích, nhà báo nhận phong bì kiểu biếu xén đại trà có vẻ ít hơn. Các nhà báo cũng theo thời cuộc mà phân rẻ theo các nhóm lợi ích. Họ ít được nhận phong bì kiểu đại trà, những sẽ nhận được phong bì cộm hơn theo việc mà các tổ chưc, cá nhân hay doanh nghiệp nhờ cậy. Tay nhà báo Đỗ Công cài bẩy nhà báo Duy Phong cũng là để nhận phong bì của một hay nhiều nhóm lợi ích nào đó, chẳng hạn.

Thông thường “đánh” một vụ tiêu cực nào đó. Đầu tiên phải có NGƯỜI tố giác và cung cấp tài liệu chứng cứ cho nhà báo. Thông thường NGƯỜI này là người làm việc hoặc có mối quan hệ với đơn vị bị tố cáo có tiêu cực. Phóng viên nhận tài liệu, nghiên cứu xem sét rồi báo cáo vụ việc lên lãnh đạo và xin ý kiến chỉ đạo. Do vậy, bất kỳ một vụ “đánh” tiêu cực nào của nhà báo đều phải được sự đồng ý của lãnh đạo báo.

Trong cuộc chiến này, nếu chỉ là “đánh” cho dân oan thì hiếm khi có nhà báo nào lại ngửa tay ra để lấy tiền “bỗi dưỡng” từ dân oan. Còn đánh tiêu cực ở vụ việc mà người tố cáo có “máu mặt”, kẻ tiêu cực cũng có “máu mặt” thì rất ít khi nhà báo, tòa soạn báo lại không nhận được sự động viên về tài chính dưới nhiều hình thức của đối tượng. Và tất nhiên trong số tiền động viên đó, không thể không có phần của lãnh đạo.

Việc Công an Yên Bái công bố như trên trong cuộc họp báo, làm tôi lo ngại, vụ việc tiền và nhà báo này sẽ còn phức tạp. Nó như không còn chỉ ở Duy Phong mà nó sẽ liên quan đến một số người trong tòa soạn báo Giáo Dục. ( Lưu ý bạn đọc tôi đang suy đoán).

Và nếu sự suy đoán của tôi là đúng thì đây không chỉ là cuộc chiến đấu của công an Yên Bái với báo Giáo Dục mà sẽ là một cú bỉ mặt phơi áo các nhà báo. Công an Yên Bái có tới được mục tiêu của mình hay không, không thuộc vào ý chí của công an Yên Bái mà phụ thuộc vào ý chí của lãnh đạo Việt Nam ở cấp chóp bu. Tôi tin rằng, khi vụ việc cứ nằm ở Yên Bái và mãi nằm ở Yên Bái thì đó là ý chí muốn rằn mặt báo chí của lãnh đạo chóp bu Việt Nam. Như thế thì Duy Phong và cả một e kíp lãnh đạo báo Giáo dục Việt Nam cũng sẽ bị tiêu tùng theo. Cách xử sự với lực lượng báo chí như vậy, đã là một nét truyền thống xử lý của đảng cộng sản Việt Nam. Bao giờ cũng vậy, cứ sau một thời gian đảng, nhà nước kêu gọi chống tiêu cực và đến khi báo chí bắt đầu mạnh tay phanh phui sự thật lên một chút thì là lúc đảng, nhà nước đưa thanh gươm ra “chặt tay” các nhà báo.

Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn Văn Hải, Hoàng Khương, cả Trần Mai Hạnh bị đi tù và nhiều nhà báo khác bị bắt giam, bị khởi tố, bị kỷ luật treo bút, giải nghề bao giờ cũng xảy ra ở giai đoạn báo chí đang hăng hái chống tiêu cực và được xã hội tung hô rầm rộ nhất.

Báo Giáo Dục Việt Nam, ở thời điểm này, được dư luận đánh giá là tờ báo chống tiêu cực mạnh nhất, không chỉ ở lĩnh vực chính trị kinh tế thuần túy mà nó còn leo cả sang vấn đề đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thì đến lúc nó bị “chặt tay” cũng chỉ là thêm một bằng chứng chứng minh, báo chí không ngoan,báo chí buộc phải chết.

Chúng ta hãy chờ xem diễn tiến của sự việc sẽ được áp xử theo cách nào? Ở Yên Bái hay được di lý lên trung ương? Chỉ khác nhau ở nơi xử lý, chúng ta cũng sẽ biết, bản chất ở vụ việc cài bẩy bắt Duy Phong sẽ định đoạt cho công cuộc chống tiêu cực của báo chí sẽ như thế nào.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét