Biển hiệu đánh dấu 20 năm kể từ ngày Anh trao
lại Hong Kong cho Trung Quốc-AFP
Vào ngày 1 tháng Bảy, Hong Kong đánh dấu 20 năm ngày Anh
trao lại Hong Kong cho Trung Quốc.
Những thứ cần biết:
Điều gì dẫn tới việc bàn giao?
Anh tiếp quản đảo Hong Kong vào năm 1842, sau khi đánh bại
Trung Quốc trong Chiến tranh Nha phiến Thứ Nhất. Vào năm 1898, để kiểm soát vùng lãnh thổ này, Anh đã cho
thuê các vùng lãnh thổ phụ thêm, với cam kết sẽ trả lại cho Trung Quốc sau 99
năm.
Thống đốc Chris Patten trong lễ hạ cờ Anh để về
nước năm 1997-AFP
Hong Kong phát triển nhanh chóng trong giai đoạn Anh nắm quyền
và trở thành một trong những trung tâm kinh doanh và tài chính lớn nhất thế giới.
Vào năm 1982, London và Bắc Kinh bắt đầu một quá trình đàm
phán khó khăn về việc Trung Quốc nhận lại Hong Kong.
Hong Kong đã phát triển một hệ thống kinh tế và chính trị
khác xa với Trung Quốc đại lục, nơi kể từ năm 1949 nằm dưới quyền kiểm soát của
nhà nước Cộng sản độc đảng và chuyên quyền.
Nhất trí được gì cho tương lai Hong Kong?
Tiệc tối có dàn quân nhạc chơi bài 'Lui Quân'
(Beat the Retreat) tại Dinh Thống đốc cuối cùng của Hong Kong tại thuộc địa
Anh năm 1997 để chia tay ông Chris Patten về nước-Ảnh TOMMY CHENG/Getty Images
Trung Quốc đồng ý cai quản Hong Kong theo nguyên tắc "một
đất nước, hai hệ thống", nơi thành phố này sẽ hưởng "một mức độ tự trị
cao, trừ các vấn đề về quốc phòng và ngoại giao" cho 50 năm sau.
Hong Kong trở thành Đặc khu Hành chính. Điều này có nghĩa là
Hong Kong:
- có hệ thống pháp
luật riêng
- đa đảng
- có các quyền như tự
do ngôn luận và tự do hội họp
Lãnh thổ này có hiến pháp mini có quy định những đặc quyền
này.
Luật cơ bản Hong Kong nói "mục đích cuối cùng" là
để bầu ra lãnh đạo lãnh thổ này, trưởng đặc khu, "thông qua bầu cử và tuân
theo các qui trình dân chủ".
Hong Kong được cai quản thế nào bây giờ?
Lãnh đạo là trưởng đặc khu được bầu lên bởi một ủy ban 1200
thành viên. Đa số thành viên của ủy ban này được xem là thân Bắc Kinh.
Quốc hội là Hội đồng Lập pháp, được lập ra với phân nửa là đại
diện được bầu trực tiếp và phân nửa là đại diện do các nhóm chuyên trách hoặc
các nhóm đặc quyền.
Các nhà hoạt động chính trị biện luận rằng quá trình bầu cử
cho Bắc Kinh khả năng lọc bỏ các ứng viên mà họ không chấp nhận.
Tại sao có các cuộc phản đối?
Các nhà hoạt động cho dân chủ đã và và đang vận động nhiều
năm để người dân Hong Kong có quyền bầu lãnh đạo của họ.
Nhiều năm qua đã có các cuộc biểu tình và đụng
độ với cảnh sát - Getty Images
Vào năm 2014, Bắc Kinh nói họ sẽ cho phép bầu cử trực tiếp
trưởng đặc khu, nhưng chỉ từ danh sách ứng viên đã được chuẩn thuận trước.
Động thái này dẫn tới các cuộc phản đối qui mô từ những người
muốn có dân chủ trực tiếp và toàn diện.
Các cuộc biểu tình làm tê liệt nhiều khu vực trung tâm thành
phố trong nhiều tuần nhưng sau đó nguội dần.
Cũng có nhiều người quan ngại Trung Quốc ngày càng can dự
vào chính trị Hong Kong theo nhiều cách và làm ảnh hưởng tiêu cực tới truyền thống
tự do chính trị.
Vì vậy Hong Kong ngày càng bị chia ra thành một phe thân Bắc
Kinh với thêm tiếng nói ủng hộ Đảng Cộng sản Trung Quốc và một phe ủng hộ dân
chủ và muốn tăng quyền tự trị của Hong Hong và đặt tính riêng.
Các lần kỷ niệm bàn giao Hong Kong lại cho Trung Quốc luôn
có các cuộc biểu tình lớn từ cả hai phe xung khắc về quan điểm chính trị.
Điều gì sẽ xảy ra sau 2047?
Đó là mốc sau đó Trung Quốc lục địa không có trách nhiệm phải
cho Hong Hong tự trị theo những gì mà Bắc Kinh đã thỏa thuận với London trước
đây.
Trong khi có một số tiếng nói kêu gọi cho Hong Kong hoàn
toàn độc lập, Trung Quốc đã loại bỏ sự lựa chọn này.
Những khả năng có thế xảy ra là:
- Trung Quốc gia hạn cho quyền tự trị hiện tại và Luật Cơ bản
- Trung Quốc sẽ cho phép một số đặc quyền hiện nay nhưng không
phải tất cả.
- Hong Kong sẽ mất qui chế đặc biệt hiện nay và trở thành một
tỉnh của Trung Quốc và mất quyền tự trị.
Với thế hệ trẻ ngày càng quan tâm tới chính trị, hầu hết các
nhà quan sát trông đợi những diễn biến chính trị mạnh mẽ cho tương lai của
thành phố này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét