Thứ Năm, 27 tháng 9, 2018

6260 - Việt Nam ‘hoan nghênh’ khai thác dầu khí với ai?

Đời thay đổi nhưng não không hề đổi thay. Chẳng biết là lần thứ bao nhiêu trong nhiều năm qua, Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn ‘đọc vẹt’ trước những khiêu khích liên tiếp của ‘Bạn vàng’ Bắc Kinh.

Chủ trương nhất quán của Việt Nam là ủng hộ, hợp tác trên biển theo đúng các quy định và chế định của công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982, phù hợp với quyền và lợi ích của Việt Nam, cũng như tôn trọng quyền và lợi ích của các bên liên quan.” - bà Lê Thị Thu Hằng ‘đọc bài’ tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao Việt Nam chiều 20/9/2018, khi báo giới quốc tế đưa ra vấn đề Biển Đông, trong đó nhấn mạnh về việc Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho rằng cách tốt nhất để kiểm soát bất đồng giữa Việt Nam - Trung Quốc là cùng hợp tác để khai thác trên biển.

Việt Nam hoan nghênh hợp tác giữa các quốc gia, trong đó có các hợp tác về biển” - Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng thòng thêm.

Có lẽ chẳng mấy người hiểu nổi bà Hằng muốn nói đến cái gì.

Ngay trước đó tại Phiên họp lần thứ 11 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc diễn ra ở Sài Gòn, dưới sự đồng chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ - Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, đã có một đề nghị không chỉ trịch thượng theo lối bề trên mà còn như thể nắm dao đằng chuôi của Ngoại trưởng Vương Nghị về việc Trung Quốc và Việt Nam ‘cùng hợp tác khai thác trên biển’, tức khai thác các mỏ dầu khí nằm trong vùng lãnh hải Việt Nam mà đường lưỡi bò 9 đoạn của Bắc Kinh đã được vẽ sao cho nuốt sạch.

Phiên họp lần thứ 11 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc ngày 16/9/2018

  
Đây là lần thứ hai trong vòng hai năm liên tiếp, Vương Nghị trịch thượng và sỗ sàng phát ra ‘tối hậu thư’, liên quan đến số phận treo niêu của các mỏ dầu khí Cá Rồng Đỏ, Cá Voi Xanh và Lan Đỏ, chưa kể những mỏ khác.

Lần đầu tiên Vương Nghị - thay mặt cho Tập Cận Bình - đòi hỏi Việt Nam ‘cùng hợp tác khai thác trên biển’ là tại Hà Nội vào cuối tháng Ba năm 2018, sau “nỗi nhục Bãi Tư Chính” đã xảy ra đến hai lần vào giữa năm 2017 và đầu năm 2018.

Đôi bên không nên tiến hành các hoạt động đơn phương làm phức tạp tình hình và nên củng cố hợp tác hàng hải để xây dựng một môi trường lành mạnh nhằm đạt được một thỏa thuận chung cuộc về giải quyết tranh chấp trên biển” - Vương Nghị đã nói trắng ra như thế.

Tháng Bảy năm 2017, hải quân Trung Quốc đã gây sức ép ở quần đảo Trường Sa và Bãi Tư Chính khiến Việt Nam phải muối mặt yêu cầu Repsol - một công ty Tây Ban Nha liên doanh với PetroVietnam - câm lặng rút khỏi dự án Cá Rồng Đỏ ở khu vực mà luôn được Bộ Ngoại giao Việt Nam chiến đấu võ miệng “thuộc vùng chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam”. Sau vụ bỏ chạy không ngoái cổ ấy của liên doanh dầu khí Việt Nam - Tây Ban Nha, đã có tin quốc tế xác nhận ý đồ của hải quân Trung Quốc là có kịch bản tấn công quân sự, đặc biệt khi ‘bạn vàng’ này đã đưa cả một giàn phóng tên lửa ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa vào năm 2016.

9 tháng sau “nỗi nhục Bãi Tư Chính” lần đầu, nỗi nhục lần thứ hai đã xảy ra ở cùng địa điểm. Vào tháng Tư năm2018, một lần nữa Repsol vội vàng tháo chạy khỏi mỏ dầu khí Cá Rồng Đỏ. Lần thứ hai phép thử lấy tiền trong túi quần của mình đã không thành công. Chính thể Việt Nam đã rơi vào cảnh nạn bĩ cực đến mức dù quá muốn khai thác dầu khí ngay trong vùng chủ quyền của mình cũng phải bó tay. Cũng vẫn do sức ép không hiểu đến mức độ nào của Trung Quốc.

Bản chất của những va chạm giữa hai chế độ “anh em” rốt cuộc chỉ là dầu khí và quyền được khai thác dầu khí. Chắc chắn là để đưa ra yêu sách trên, các chuyên gia phân tích tâm lý chính trị ở Bắc Kinh đã nắm rất rõ tinh thần “văn dốt võ nhát” và “chưa đánh đã chạy” của một số quan chức cao cấp Việt Nam.

Trong cơn túng quẫn ngân sách và bế tắc khai thác dầu, rất có thể chuyến công du Nga của Tổng bí thư Trọng vào tháng Chín năm 2018 đã nhằm mục đích thúc giục Nga cần mạnh mẽ hơn trong kế hoạch khai thác mỏ Lan Đỏ. Tuy nhiên sau chuyến đi này, đã chẳng có bất kỳ tín hiệu khả quan nào cho ý đồ Việt nam muốn tránh thoát âm mưu ‘cùng hợp tác khai thác trên biển’ của Tung Quốc. Dường như Putin đã đưa ra một lời khuyên nước đôi, để khi Nguyễn Phú Trọng trở về, đối sách của Việt Nam vẫn còn nguyên trạng hàng hai với Trung Quốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét