Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2018

6319 - 'Đến thăm nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười'

Ánh Liên (VNTB) 

Khi mạng xã hội nổi lên tin đồn trùng tang, tức sau cái chết của Chủ tịch nước Trần Đại Quang sẽ là Tổng Bí thư Đỗ Mười, Nhà nước Việt Nam tiến hành dập tắt dư luận bằng cách cử lãnh đạo đi thăm hoặc sử dụng truyền thông đưa tin. Lần này là nhóm phóng viên Vietnamnet đã cùng với ông Phan Trọng Kính, Trợ lý của nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười vào thăm ông nguyên Tổng Bí thư tại Viện 108 (nơi cao cấp dành cho điều trị lãnh đạo đảng và nhà nước), đây là nơi ông Đỗ Mười đã nằm 6 tháng nay và hiện tại đang được tích cực điều trị phổi và thận, và hiện trạng theo mô tả là 'không nói được nhưng vẫn nghe được'.

Dù vậy, nội dung bài viết không chứa đựng hình ảnh hay video nào. Trước đó, trong một video của kênh Quốc phòng Việt Nam (xuất bản ngày 15.04.2018), cho thấy bà Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm ông Đỗ Mười, và ông Đỗ Mười lúc đó vẫn thể hiện sức sống tốt... với chỉ số trên màn hình. Còn nếu nhìn bằng mắt thường, ông có vẻ như được mở khí quản để duy trì sự tồn tại với khuôn miệng được mở to.


101 tuổi, số tuổi của ông Đỗ Mười (1917 -2018) được coi là thượng thọ, và giả như ông mất đi cũng không có gì là lạ, đó là quy luật chung của con người. Nhưng không may mắn, ông lại là nguyên Tổng Bí thư, và trong tháng này lại đang có tang của Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Do đó, giả như gia đình có nguyện vọng đưa ông về nhà để được 'an nghỉ cuối cùng', thì 'nhiệm vụ chính trị' cũng trói buộc ông ở lại Viện 108.

Nếu ai cho rằng, sống lâu là phước thì với người viết, tình trạng sống có phần 'thực vật' kiểu như nguyên TBT Đỗ Mười, người bị cả phổi lẫn thận, thở bằng ống, thân thể bất động,... là một sự giằng xé về thân xác và để lại ít nhiều nỗi đau cho chính gia đình. Và nếu thực sự hiểu cho nỗi đau của người bệnh, nỗi đau của người nghe nhưng không nói được, không cử động được phần còn lại cơ cơ thể, thì giải thoát lại chính là một cách chia sẻ tốt nhất.

Tại Việt Nam, quyền được chết (hay cái chết nhân đạo) vẫn chưa được ghi nhận, nên đối với những người bị bệnh hiểm nghèo, họ buộc phải... tự sát.


Quyền được chết chính là sự giải thoát con người ra khỏi những đau đớn về mặt thể xác cũng như tinh thần, để họ qua được bên kia thế giới. Chết như thế không phải là để sợ hãi, mà là bình thản bước qua và chia sẻ một niềm tin tái sinh, như một chu kỳ liên tục. Đơn giản hơn, chết là chấm dứt những rắc rối trên cõi đời tạm.

Với những người đảng viên ĐCSVN hiện giờ, cái chết là một nghi lễ bị trói buộc bởi chính đảng, chức vụ càng cao quyền được chết càng bị giảm xuống, giảm tới mức... muốn chết cũng không được chết.

Khi Chủ tịch Trần Đại Quang mất đi, nhiều người sửng sốt, vì cách đó chưa đầy một ngày ông còn khoác lên người bộ vét để làm việc trong một bộ dạng gầy đét, trán có một vết thẫm xanh lan rộng. Nhiều câu hỏi đặt ra, tại sao trong những ngày bạo bịnh ông vẫn phải làm việc, tại sao ông không dành thời gian cuối đời trong gia đình,...? Câu trả lời là, ông không có quyền được hưởng thụ giây phút đó, và cái chết của ông cũng phải được hoạch định.

Tương tự như TBT Đỗ Mười,...

Hai trường hợp nêu trên làm gợi nhớ đến Cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, người từng mong muốn được hỏa thiêu, nhưng kết cục sau 49 năm, cái nguyện vọng trong di chúc được viết đi viết lại nhiều lần đó vẫn chưa trở thành hiện thực, xác ông vẫn nằm trong lăng với hàng tá chất thuốc hóa học.

Điều đó cho thấy rằng, càng chức vụ cao thì gánh nặng càng tăng dần, quyền đực chết, quyền được lựa chọn trở nên hiếm hoi. Lúc đó, cái chết được quyết định bởi tập thể hơn là cá nhân, giữa ý đồ chính trị hơn là nguyện vọng của người sắp mất. Do đó, một người cộng sản lãnh đạo nếu đủ khôn ngoan thực sự, thì khi kết thúc nhiệm kỳ hãy tìm đường ra nước ngoài, nơi ít nhất,... cái chết còn được tôn trọng, thể nguyện cá nhân còn được gìn giữ.

Quay trở lại câu chuyện TBT Đỗ Mười, người dân quan tâm đến ông vì tính bí mật của chính ông, bởi bản tính dân Việt là tò mò. Bởi kỳ thực, việc ông chết hay sống không tác động gì đến đời sống của người dân trong xã hội, nó chẳng thể làm tăng ổ bánh mì từ 2000 lên 2500 đồng. Nhưng quan tâm vì bản chất người Việt là tò mò, và sự tò mò được khích lên bởi một thể chế mà cái gì cũng 'tối mật', từ sức khỏe lãnh đạo cho đến cái chết lãnh đạo. Càng u ám thì dân Việt càng tò mò. Thế mới nảy sinh ra cái chuyện, chính người Cộng sản gây tò mò trong dân, sau đó họ tìm cách xóa bỏ sự tò mò bằng truyền thông, nhưng càng truyền thông thì người dân càng thấy tính phi nhân bản trong đó,... Một cái vòng luẩn quẩn mà người cộng sản tự tạo ra và đánh dấu 'xấu' vào bản thể của mình.

Tại nhiều hàng nước ở Vinh, nhiều người trong lúc trà dư hậu tửu đã truyền nhau rằng, ông Đỗ Mười sẽ được rút ống thở sau ngày những ngày tháng 10 để ĐH diễn ra trong êm thấm. Người khác lại cầm cuốn văn học, mà đọc to những lời văn của Nam Cao trong truyện ngắn Chí Phèo: Ai chứ hai thằng ấy chết thiên hạ được nhờ.[...] Thói đời tre già măng mọc. Hết thằng ấy lại có thằng khác…

Hay cái chết của lãnh đạo cấp cao lại là 'quả' trong hệ 'nhân-quả' trong đời sống tâm tưởng Phật giáo?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét