Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018

6270 - Hết chỗ để cầu cạnh rồi ư, thưa Ngài Thủ tướng?

Nguồn Anh Phạm

Một đồng nghiệp quốc tế gửi cho đường link này với một câu hỏi không thể ngắn hơn: “Is it true?!”. Đọc xong cái tít bài báo (Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu nhà sản xuất bia của Đan Mạch Carlsberg mở rộng đầu tư tại Việt Nam trong buổi tiếp Giám đốc điều hành Carlsberg Cees 't Hart tại Hà Nội), máu dồn lên mặt như vừa ăn cái tát!

Hết chỗ để cầu cạnh rồi ư, thưa Ngài Thủ tướng? Việt Nam không còn cách nào cứu vãn ngân sách ngoài việc đem đánh đổi sức khỏe và chất lượng sống của người dân lấy mấy đồng tiền thuế của các doanh nghiệp thuốc lá và rượu bia sao? Và xin hỏi Ông đã đứng trên quan điểm nào để đưa ra lời mời này?Bởi “mở rộng đầu tư” không phải chỉ đơn thuần sản xuất thêm nhiều rượu bia nữa mà sẽ phải có những kế sách kích cầu, lôi kéo thêm người dùng mới, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Nhưng lẽ ra ông đã không cần phải trèo kéo họ như vậy bởi lẽ trong đầu óc giỏi tính toán của mấy doanh nhân này thì Việt Nam đang là con mồi béo bở và họ sẽ tìm mọi cách để ở lại và “tiếp tục phát triển” đúng như mong muốn của ông!


Làm gì có quốc gia nào mà mức tiêu thụ rượu bia lại gia tăng nhanh chóng như ở Việt Nam? Trong khi mức tiêu thụ rượu bia trung bình quy ra lít cồn tuyệt đối trên thế giới gần như khong thay đổi trong suốt 10 năm qua, chỉ dao động 6,2-6,5 lít thì mức tiêu thụ của người Việt Nam đã tăng từ 3,8l giai đoạn 2003-2005, (bằng nửa mức trung bình của thế giới trong giai đoạn này) lên 6,6l giai đoạn 2008-2010 (ngang mức trung bình thế giới trong cùng giai đoạn) rồi lên 8,3l vào năm 2016, vượt xa mức trung bình thế giới, đưa Việt Nam lên vị trí 64/194 quốc gia về mức tiêu thụ rượu bia tính trên đầu người. Có nghĩa là từ đứa trẻ con mới đẻ đến ông già 90, mỗi người mỗi năm tiêu thụ 8,3 lít cồn tuyệt đối! Còn nếu chỉ tính trên những người có sử dụng RB thì mức này là 17,2 lít và nếu chỉ tính trên nam giới có sử dụng RB thì mức này là 27,4l, xếp thứ hai trong khu vực Đông Nam Á, thứ 10 chấu Á và thứ 29 trên thế giới!

Riêng với sản phẩm bia, sản lượng tiêu thụ tăng trung bình 7,%/năm và tới 2015 đã đưa VN đứng đầu về tiêu thụ bia ở Đông Nam Á và thứ ba châu Á! Bên cạch mức tiêu thụ bình quân cao thì tỷ lệ uống rượu bia ở mức nguy hại cũng gia tăng nhanh chóng. Năm 2015 gần moitj nửa số người sử dụng RB uống ở mức nguy hại (44,2%) tăng gần gấp đôi so với năm 2010 (25,1%)

Điều nguy hiểm là tiêu thụ rượu bia ở giới trẻ cũng gia tăng nhanh chóng và các em bắt đầu sử dụng rượu bia từ rất sớm. Trong một cuộc điều tra học sinh lứa tuổi 13-17 trên toàn quốc năm 2013 có 33% em nam và 18% em nữ đã từng uống ít nhất 1 đv cồn trong 30 ngày trước đó. Trong số này, 49% em nam và 38% em nữ từng uống bia rượu lần đầu tiên trước 14 tuổi; 31% em nam và 15% em nữ đã từng uống say!

Do đâu có tình trạng gia tăng nhanh chóng như vậy? Đó là do các tập đoàn rượu bia đc “trải thảm đỏ” khi tham gia vào thị trường Viẹt nam. Được tự do quảng cáo, khuyến mại bia. Quảng cáo rượu tuy bị cấm nhưng sự vi phạm khá phổ biến thông qua việc quảng bá các chương trình tài trợ mà không có hình thức cưỡng chế nào! Rượu bia cũng đc bán, được sử dụng mọi nơi, mọi lúc mà không có bất kì hình thức hạn chế nào. Thậm chí có quan chức còn phát biểu coi đó là “nét văn hoá Việt”!

Cùng với sự quan tâm có phần thái quá của Bộ CT tới quyền lợi của các doanh nghiệp thuốc lá và rượu bia thì với đề nghị này, Ông kì vọng Việt nam sẽ đứng ở vị trí nào trên bản đồ tiêu thụ rượu bia thế giới?

Có thể Ông hoặc ai đó có suy nghĩ “thì đã sao? Uống nhiều thì đóng góp kinh tế cho đất nước thông qua thuế cũng tốt chứ sao?”

Xin thưa, rượu bia không phải là một sản phẩm tiêu dùng bình thưởng! Nó là sản phẩm tiêu dùng gây hại, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho người dùng và xã hội. Những hậu quả về sức khỏe của rượu bia đã đc các cơ quan nghiên cứu y tế có uy tín trên thế giới kết luận: nó là nguyên nhân của nhiều bệnh mãn tính như rối loạn tâm thần cấp và mãn tính, xơ gan, ung thư (miệng, hong, thực quản, thanh quản, gan, dạ dày..., ) bệnh tim mạch, tiểu đường... say rượu bia có thể gây tai nạn giao thông, tăng nguy cơ bạo lực gia đình, tội phạm và mất an toàn xã hội...

Rượu bia xếp thứ 5 trong 15 yếu tố nguy cơ sức khỏe hàng đầu và là một trong ba nguyên nhân hàng đầu gây tai nạn giao thông ở lứa tuổi 15-49 ở Việt Nam. Theo một nghiên cứu của học viện cảnh sát, khoảng gần 30% số vụ gây rối trật tự xã hội liên quan đến RB. Phạm pháp hình sự có liên quan đến RB chiếm 70% ở độ tuổi trước 30.

Trong khi Nhà nước có thể thu được một khoản thuế từ rượu bia thì đồng thời ngân sách phải gánh chịu những khoản chị phí không nhỏ để giải quyết những hậu quả về sức khoẻ và xã hội: chị phí khám chữa bệnh, tổn thất tài sản của cá nhân và xã hội, tổn thất về thu nhập do bệnh tật, tàn phế và tử vong sớm. Chi phí cho xử lí các vấn đề pháp lí, an ninh trật tự xã hội...Theo tính toán của WHO, phí tổn kinh tế do RB chiếm 1,3-3,3% GDP. Nếu áp dụng mức thấp nhất của chi phí này cho Việt Nam thì thiệt hại kinh tế do RB ở Việt Nam hàng năm là 65 nghìn tỷ đồng. 


Chỉ riêng chị phí cho giải quyết hậu quả tai nạn giao thông liên quan đến RB đã là khoảng 5000 tỷ đồng hàng năm. Đó là chưa tính đến chi phí cơ hội do sử dụng RB ở các hộ nghèo sẽ lấy đi một phần ngân sách quan trọng lẽ ra đã có thể dành chi cho giáo dục, dinh dưỡng... Cùng với những gánh nặng kinh tế do bệnh tật gây ra sẽ đẩy sâu các gia đình này và thế hệ tiếp theo của họ vào vòng xoắn đói nghèo.

Công nghiệp rượu bia đóng góp cho ngân sách được bao nhiêu để chúng ta chấp nhận cái giá này?! Theo số liệu của ngành công nghiệp RB, mỗi năm ngành này đóng góp cho ngân sách khoảng 50 nghìn tỷ. Số tiền này liệu có đáng để chúng ta trả những giá đã nêu ở trên không, Thưa Thủ tướng?


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét