Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018

6269 - Giáo hoàng Francis giải thích về thỏa thuận Vatican - Bắc Kinh




Giáo hoàng FrancisBản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionGiáo hoàng Francis thay đổi quan điểm về Trung Quốc nhằm hướng tới tương lai

Đức Giáo hoàng Francis gửi thông điệp tới người Công giáo Trung Quốc giải thích về thỏa thuận mới nhất với Bắc Kinh dù có tin tín đồ vẫn bị xử tệ ở một số nơi.
Một số báo quốc tế cho hay chuyện thánh giá bị gỡ khỏi cả nhà thờ được chính quyền cho phép. Thậm chí ở một thị trấn tại Trung Quốc, người của nhà nước thay các poster có ảnh Chúa Giê Su bằng chân dung chủ tịch Tập Cận Bình, theo ABC News. Nhưng thông điệp của Giáo hoàng Francis hôm 26/09/2018 nói rõ rằng "đức tin sẽ chiến thắng".
"Thông điệp cho người Công giáo và Giáo hội Toàn cầu" được nêu ra để giải thích vì sao Tòa Thánh ký một thỏa thuận về việc tấn phong giám mục với CHDCND Trung Hoa, theo Vatican News hôm thứ Tư.
Đức Giáo hoàng nói ngài "cầu nguyện cho người Công giáo Trung Quốc hàng ngày" và trích lời Chúa Giê Su đã từng được vị tiền nhiệm Đức Giáo hoàng Benedict XVI nhắc trong một lá thư gửi tín đồ ở Trung Quốc, "Các con chiên đừng sợ".


Trung QuốcBản quyền hình ảnhGREG BAKER/GETTY IMAGES
Image captionThánh lễ trong một giáo đường được chính quyền cho phép hoạt động ở Bắc Kinh

Vẫn theo Vatican News, Đức Giáo hoàng nói ngài "ý thức được rằng có các bản tin, các ý kiến khác nhau, và có thể chúng gây ra hiểu lầm, tạo ra phản ứng trong trái tim của nhiều người" liên quan đến tương lai của các cộng đồng Công giáo ở Trung Quốc".
Nhưng Giáo hoàng Francis muốn bỏ qua quá khứ, nhấn mạnh đến phần tích cực vì tương lai, và nói tới "hy vọng về một tương lai tươi sáng để chứng kiến đức tin nở hoa ở Trung Quốc".
Thỏa thuận mới nhất đã đồng ý để Bắc Kinh bổ nhiệm và Vatican tấn phong bảy vị giám mục từ giáo hội của nhà nước, cho họ trở thành giám mục trong Giáo hội Công giáo La Mã.
Tình trạng hiện nay là Trung Quốc có hai giáo hội, một do chính quyền lập ra và chịu sự kiểm soát của Đảng Cộng sản, một là cộng đồng sinh hoạt ngầm, với các giám mục "chui" thần phục Vatican nhưng bị nhà nước truy bức.
Nỗ lực của Vatican dưới thời Giáo hoàng Francis nhằm đưa cả hai giáo hội về làm một.
Trung Quốc, qua lời phát ngôn viên Cảnh Sảng của Bộ Ngoại giao nói chính quyền luôn "thành tín" trong nỗ lực hòa giải, theo trang South China Morning Post ở Hong Kong.
Nhà nước Vatican hiện là quốc gia châu Âu duy nhất công nhận Đài Loan.
Vì thế, thỏa thuận Vatican - Bắc Kinh gây ra dư luận về khả năng Trung Quốc cắt đứt quan hệ với Đài Loan để công nhận Trung Quốc.
Đổi lại, Trung Quốc sẽ đồng ý để người Công giáo công nhận Đức Giáo hoàng Francis và Tòa Thánh La Mã, theo trang Taiwan News.
Vấn đề ai bổ nhiệm giám mục là tâm điểm của tranh cãi từ khi Trung Quốc đầu tiên cắt quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh vào năm 1951.
Trung Quốc có khoảng 12 triệu người Công giáo.
Giáo Hoàng Francis hy vọng thỏa ước "sẽ làm cho các vết thương của quá khứ liền da" và mang lại sự đoàn kết Công giáo trọn vẹn ở Trung Quốc.
Một giám mục thứ tám, người đã qua đời năm ngoái, cũng được Vatican công nhận sau khi chết.
Giáo hoàng Francis có quan điểm khác vị tiền nhiệm, Giáo hoàng Benedict XVI, người cho rằng Hội Công giáo 'ái quốc' do nhà nước Trung Quốc kiểm soát là không phù hợp với Giáo hội toàn cầu.

Tôn giáo gì cũng cần yêu nước và chủ nghĩa xã hội

Thỏa thuận ký tại Bắc Kinh hôm 22/09 bị Hồng y đã nghỉ hưu Trần Nhật Quân (Joseph Zen) ở Hong Kong phê phán.
Ngài coi đây là chuyện Vatican "bỏ rơi các con chiên" của mình ở Trung Quốc.


Trung QuốcBản quyền hình ảnhGREG BAKER
Image captionẢnh chụp nhà thờ Công giáo bị kéo đổ lấy chỗ cho công trình xây dựng ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc hôm 13/08/2018

Một ý kiến khác của Frank Ching viết trên một báo tiếng Anh cũng gọi thỏa thuận này đánh dấu "tương lai xám xịt" cho các tín đồ Công giáo ở TQ.
Ông Frank Ching nhắc lại lời của Chủ tịch Tập Cận Bình năm 2017 đặt mục tiêu Hán hóa (Sinicise) toàn bộ tín ngưỡng Công giáo và Ki Tô giáo trong 5 năm.
Văn bản của Hội Công giáo Yêu nước ghi rằng "Giáo hội sẽ hướng dẫn giáo phẩm và tín đồ thực hành các giá trị cơ bản của chủ nghĩa xã hội, tình yêu tổ quốc, ủng hộ ban lãnh đạo Đảng Cộng sản, tuân thủ pháp luật và phụng sự xã hội."
Hai hội đồng Tin Lành Trung Quốc cũng đã ra kế hoạch năm năm nhằm Hán hóa chính họ, theo Frank Ching.
Phật giáo cũng sẽ phải trở thành "đạo Phật mang tính chất đặc sắc Trung Quốc", theo mục tiêu này.
Trang ABC News nói chính quyền Trung Quốc vẫn tiếp tục tháo gỡ thánh giá khỏi nhiều nhà thờ, và ở một thị trấn còn gỡ bỏ poster có hình Chúa Giê Su để thay vào đó bằng chân dung Chủ tịch Tập.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét