Thứ Ba, 18 tháng 12, 2018

7969 - Chống phá thai như vận động ở Việt Nam là 'chống phụ nữ'

Trước khi trả lời câu hỏi trên, tôi sẽ kể câu chuyện ở Indonesia. Tôi sống ở Bali và West Java khoảng 5 tháng.
Thời gian đó, tôi trò chuyện với một vài bạn nước ngoài đến sống dài hạn ở đây. Trong đó, có một cặp đôi sau khi gặp một tuần, họ rời Indonesia để đến Thái Lan… phá thai. Lý do là ở Indonesia phá thai là bất hợp pháp.

Perempuan



Bản quyền hình ảnhEPA
Image captionMột số nước Hồi giáo Đông Nam Á có luật khắt khe hạn chế phá thai

Nếu ai đó tố giác họ đang tìm cách mua thuốc phá thai, họ có thể bị bắt và lãnh án tù.
Tháng 7/2018, một cô bé 15 tuổi bị anh trai cưỡng hiếp. Cô có thai. Và phải vào tù sáu tháng vì cô tìm cách phá thai.
Những người giàu có ở Jakarta, nếu cần phá thai, họ phải bay tới Singapore, Thái Lan để phá thai hợp pháp. Hoặc, họ chọn mua loại thuốc phá thai an toàn tại nhà (cho thai kỳ dưới 10 tuần tuổi) - nhưng bất hợp pháp.
Số tiền trả cho loại thuốc bị coi là bất hợp pháp này ở Indonesia là 3 triệu rupiah (tương đương 4,8 triệu đồng) và nếu có biến chứng - người phụ nữ đó gần như phải chịu không dám đến bệnh viện (vì bệnh viện có thể báo cáo là họ sử dụng thuốc phá thai và họ bị bắt). Biến chứng có thể làm họ tử vong tại nhà.
Indonesia có tỷ lệ thai phụ chết vì phá thai cực kỳ cao: 30 -50% trong tổng số các ca thai phụ tử vong, theo WHO.



Chart: Search interest in Misoprostol, 2004-2018

Trong khi đó, ở những quốc gia coi quyền phá thai là hợp pháp, liều thuốc phá thai kể trên chỉ trị giá chừng vài trăm ngàn, hoặc được miễn phí, có bác sĩ khám trước khi phá thai, kèm với dịch vụ cấp cứu luôn sẵn sàng nếu có tình huống nguy hiểm cho người phá thai.



Chart: Search interest is higher where laws are stricter

Tại Việt Nam, phương pháp phá thai này là hợp pháp, và các y tá, bác sĩ luôn có tư vấn đầy đủ về lựa chọn, tâm lý, sau phá thai, ngừa thai… với chi phí phù hợp với người chỉ có thu nhập bình thường.

Vậy phá thai thì chết ai?

Hai quốc gia Indonesia và Việt Nam đều nổi tiếng với tỷ lệ phá thai cực kỳ cao. Điều đó cho thấy, ban hành luật cấm phá thai để giảm phá thai như các bạn trong chiến dịch "Mẹ ơi đừng giết con" lý luận là hoàn toàn sai. Ép phụ nữ phải giữ thấy thai khi cô chưa sẵn sàng không làm giảm số bào thai bị bỏ đi, mà là làm tăng khả năng chính người phụ nữ bị chết vì nguy cơ khi phá thai trái luật.
Đưa phá thai vào luật là một trong những hành động tôn trọng bình đẳng giới quan trọng của Việt Nam. Một phụ nữ là một sinh mạng - họ không phải là cái túi chứa bào thai hay cái bọc mang thai hộ. Vì là người, phụ nữ có quyền chọn lựa điều họ thấy cần - để được sống, làm việc, và được hạnh phúc.
Nếu vì XÃ HỘI MUỐN họ giữ bào thai họ chưa sẵn sàng đón nhận, mà họ TRỞ THÀNH công cụ nuôi dưỡng thai - thì họ không còn được coi là người nữa.
Một ý kiến được một trong hai nhân vật này nói trên BBC là:
"Những người phụ nữ không có điều kiện, thì luật kiến nghị họ gửi đơn vào các cơ quan xã hội, nếu họ nói 'Tôi sẽ nhận đứa con của cô, nên hãy đẻ, đừng phá' còn không có đơn vì nào chấp nhận thì cô được phá."
Ở đây, khi đưa ra lý luận này, hai người đàn ông thực hiện chiến dịch đã tước bỏ quyền quan trọng nhất của phụ nữ: là có thẩm quyền với cơ thể và thai nhi mà họ đang mang. Thay vào đó, hai chàng trai này muốn cô gái phải xin phép tổ chức xem họ muốn làm gì với số phận của cô.



Pregnancy testBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionVấn đề chăm sóc thai sản và bỏ hay giữ thai luôn được dư luận cả các nước Âu Mỹ chú ý

Về mặt thực tế, đây là lý luận vô đạo đức. Trước khi bào thai được sinh ra, các anh muốn tước quyền tự quyết định thân thể của cô gái. Các anh buộc người mẹ đẻ ra em bé, sau đó nói: cô có quyền bỏ con.
Sau khi sinh đẻ, đó là khi các anh muốn tước quyền được nuôi dưỡng của đứa trẻ - vì nó đã ra đời - và có quyền được cha mẹ nuôi dưỡng. Và tất cả các quyền trên được trao vào tay "các cơ quan xã hội". Mà ở Việt Nam, nếu bạn nào làm công tác tình nguyện về phụ nữ và trẻ em đủ lâu thì đều hiểu nhà nước hoàn toàn không đủ sức làm việc này. Và các tổ chức xã hội tự nguyện từ rất lâu đã tham gia gánh vác vất vả việc nhận nuôi các em mồ côi bị mẹ vứt bỏ, hoặc mẹ tự nguyện từ bỏ.
Trước khi một phụ nữ có thai, đó là cả hệ thống xã hội vận hành trong cỗ máy của giáo dục giới tính, cung cấp dịch vụ ngừa thai, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, ý thức sử dụng phương pháp ngừa thai của cả hai giới.

Chủ đề bị né tránh

Ở Việt Nam, giáo dục giới tính bị coi là chủ đề nên né tránh - ở cả nhà trường và gia đình. Dịch vụ ngừa thai không chủ động tiếp cận người trẻ, mà chỉ có người trẻ "dũng cảm"mới dám tìm hiểu nó. Chăm sóc sức khoẻ sinh sản bị đổ lên vai phụ nữ: mẹ, con gái, thay vì đàn ông cũng tham gia vào việc này. Ý thức ngừa thai của cả hai giới chỉ dừng lại ở yêu cầu phụ nữ phải thế này, thế kia, giờ các bạn còn định cấm luôn phá thai trong luật nữa (!!?)
Sau khi phụ nữ có thai, quyền cao nhất thuộc về chính cô gái. Đó là thân thể cô. Sức khoẻ cô. Sinh mạng cô. Tương lai của cô. Đó là quyền con người. Không ai có quyền can thiệp như kết tội cô, đòi cấm, huỷ hay ép cô phải sinh con cho ai.



Chiến dịch "Mẹ ơi Đừng giết con" thu hút nhiều sự chú ý với một chiến dịch truyền thông rầm rộ.Bản quyền hình ảnhLÊ HOÀNG THẠCH
Image captionChiến dịch "Mẹ ơi Đừng giết con" thu hút nhiều sự chú ý với một chiến dịch truyền thông rầm rộ.

Cấm phá thai là đi ngược lại giá trị được làm người của phụ nữ - đẩy họ vào vị trí dễ bị tổn thương, không tự chọn lựa được quyền quyết định tương lai, đẩy họ vào nguy cơ nghèo đói (khi họ chưa đủ năng lực nuôi con hay tài chính để chăm sóc con), và khả năng bị chết vì phá thai lậu, như Indonesia.
Nếu bạn thích giảm hình ảnh thương tâm khi phá thai, hãy lập một trung tâm và nhận nuôi các em bé mà mẹ từ bỏ khi sinh - để hiểu công việc chăm sóc một con người tốn bao nhiêu sức lực và hi sinh.
Thay vì lên mạng mua Fanpage Trấn Thành xong ngồi tưởng tượng ra màn kịch #đừnggiếtcon mà chạy social kiếm like mà gọi là gây dựng ý thức. Ý thức không có tự đẻ ra nhờ like với share đâu!
Tất cả chúng ta đều có quyền cao giọng nói về đạo đức sinh con hay phá thai.
Nhưng quyền được sống là của chính cô gái mang thai - cô ấy mới là người xứng đáng có quyết định nên làm gì với cơ thể và tương lai của cô.
Các bạn không ai có quyền cả.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của blogger Khải Đơn từ Sài Gòn. Bài đã đăng trước đó trên trang Facebook cá nhân của tác giả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét