Xem lại:
Kỳ 1: http://www.vietnamthoibao.org/2018/12/vntb-phong-canh-sat-hinh-su-cong-ha-noi.html
Kỳ 2: http://www.vietnamthoibao.org/2018/12/vntb-phong-canh-sat-hinh-su-cong-ha-noi_20.html
Những điều cần biết khi làm việc với công an?
Kỳ 1: http://www.vietnamthoibao.org/2018/12/vntb-phong-canh-sat-hinh-su-cong-ha-noi.html
Kỳ 2: http://www.vietnamthoibao.org/2018/12/vntb-phong-canh-sat-hinh-su-cong-ha-noi_20.html
Những điều cần biết khi làm việc với công an?
Đồng tiền đi liền khúc ruột. Liệu người dân có phải quá nhẹ dạ nên dễ bị lừa, hay vì sợ cảnh ‘tự tử’ tại đồn công an nên chấp nhận của đi thay người?
Ông H.C.T, ngụ phường 7, quận 5, TP.HCM kể đã bị một người tự xưng là trung úy Lâm Thành Trung, công tác tại phòng PC 45 Công an thành phố Hà Nội thông báo ông T. đang nợ tiền ngân hàng và liên quan đến một vụ rửa tiền. Thanh niên này yêu cầu ông T. chuyển tiền vào tài khoản 101214849296544 của ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam, chủ tài khoản tên Phạm Văn Nam, để kiểm tra làm rõ.
“Nó nói qua điện thoại cả tiếng đồng hồ xong kêu mai sẽ gọi lại, sáng mai 7g30 lại gọi tiếp rồi kêu tui vào phòng riêng nói chuyện không cho ai biết. Chúng kêu tui lấy sổ ghi chép rồi yêu cầu ra ngân hàng chuyển tiền, và nói tiền này sẽ đóng băng tạm trong 48 giờ. Bọn nó hù dọa dữ lắm. Lúc đó tui đang bệnh nên bị chúng hù tôi mụ mị không biết gì rồi chuyển tiền ở 2 ngân hàng, chỗ hơn 2 tỷ, chỗ hơn 1 tỷ đồng”. Ông H.C.T sau đó đã trình báo với cơ quan công an. Vụ này đang được PC 46 Công an TP.HCM tiếp nhận.
Trụ sở PC45 tại Hà Nội. |
Trên thực tế thì luật pháp cho phép công an làm việc qua điện thoại với người dân trong giới hạn cụ thể như sau: Khi giao tiếp qua điện thoại, cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân phải xưng tên, chức danh, đơn vị công tác, nội dung trao đổi đầy đủ, rõ ràng; ngôn ngữ giao tiếp văn minh, lịch sự, ngắn gọn, dễ hiểu; không trao đổi nội dung bí mật qua điện thoại. (Trích Điều 13.1, Thông tư 27/2017/TT-BCA “quy định về quy tắc ứng xử của Công an nhân dân”, http://bit.ly/2URUSzy).
Cho đến nay với nhiều vụ việc ‘tự tử’ bất thường ở đồn công an sau khi người dân được ‘mời’ đến đây, đã tạo tâm lý nếu có thể giải quyết gút mắc mà không cần đến những nơi ‘nguy hiểm tính mạng’ như vậy – kiểu như lo lắng của ông H.C.T đã nói ở phần đầu bài viết, trước một nhân vật tự xưng “trung úy Lâm Thành Trung, công tác tại phòng PC 45 Công an thành phố Hà Nội”, thì người dân sẽ chấp nhận ‘của đi thay người’, và coi như đây là chuyện của năm xui, tháng hạn.
Trong vấn đề này cũng còn chưa rõ ràng về mặt pháp lý. Hiện tại đang rất cần có điều luật cụ thể quy định chi tiết hơn về việc mời công dân lên trụ sở cơ quan phường làm việc. Nên đặt ra tiêu chí cho giấy mời, trong trường hợp nào thì cơ quan thẩm quyền có quyền mời, trường hợp nào không. Trường hợp nào người dân có quyền từ chối và từ chối như thế nào. Bên cạnh đó còn cần chế tài hợp lý.
“Đồng ý là người dân chưa biết cách thể hiện quyền của mình cũng như thực hiện nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên việc không có văn bản pháp luật cụ thể khiến người dân có tâm lý hoang mang, lo sợ, dẫn đến sự không hợp tác. Ngoài ra còn tạo điều kiện cho người thi hành công vụ lạm quyền”. Luật sư Trần Thành (Đoàn Luật sư TP.HCM) nhận xét.
Vẫn theo luật sư Trần Thành, trong trường hợp không phạm tội quả tang, trường hợp khẩn cấp hay quyết định truy nã, thì phía công an cũng có thể yêu cầu người dân đến và hợp tác thông qua giấy mời và giấy triệu tập. Đây là hai loại giấy có bản chất khác nhau.
“Về nguyên tắc, chưa có văn bản pháp luật nào quy định người dân khi nhận được giấy mời của công an là bắt buộc phải đến theo yêu cầu. Giấy mời không tạo ra nghĩa vụ buộc công dân phải đến, có thể đến có thể không.
Còn giấy triệu tập là biểu mẫu tố tụng hình sự được sử dụng trong hoạt động tố tụng hình sự. Điều tra viên được phân công điều tra vụ án hình sự, tức vụ án đã được khởi tố, có quyền triệu tập và hỏi cung bị can, triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án”. Luật sư Trần Thành diễn giải.
Hiện nay theo quy định của Bộ Luật Tố tụng Hình sự năm 2015, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, điều tra viên có quyền triệu tập bị can, bị cáo để tiến hành hỏi cung, lấy lời khai. Tuy nhiên, việc triệu tập như thế nào cho đúng quy định của luật, hướng dẫn Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì vẫn chưa có. Đây cũng chính là một trong những kẻ hở để biện minh cho một số trường hợp ‘mời’ qua điện thoại, cũng như sử dụng biểu mẫu tố tụng hình sự một cách tùy tiện.
Luật sư Trần Thành tham vấn, nếu ai đó nhân danh công an để có hành vi nhằm trấn áp tinh thần, dùng vũ lực đe dọa, các hình thức ép cung, bức cung... thì công dân để có thể giữ gìn tính mạng, an toàn rời khỏi cơ quan công an, bằng việc chấp nhận ký vào biên bản ghi nhận nội dung, mặc dù không đúng lời trình bày của mình... Sau đó khi bình yên trở về nhà, cần lập tức nhờ luật sư soạn thảo các đơn thư tường trình toàn bộ sự việc gửi đến nhà chức trách.
Trường hợp nếu không xảy ra sự đe dọa, ép cung, bức cung thì người được triệu tập cần ghi rõ đồng ý hay không đồng ý với nội dung làm việc nào, và yêu cầu cơ quan công an cung cấp bản sao biên bản làm việc, trừ biên bản hỏi cung bị can, bị cáo.
“Trên thực tế, hầu hết mọi người dân đều dễ mất bình tĩnh khi bị công an hù dọa. Tôi cho rằng đây là mấu chốt để bọn xấu tận dụng trong đe nẹt người dân qua điện thoại với mục đích lừa đảo!”. Luật sư Trần Thành kết luận.
Riêng về vấn đề phong tỏa tài khoản để thi hành án mà bà Phạm Trường Sơn đã bị một người xưng tên trung úy Nguyễn Quốc Bảo, đội 11, PC 45 Công an TP Hà Nội (xem bài viết Kỳ 1: Trung úy Nguyễn Quốc Bảo, đội 11, PC 45 là ai?) đe dọa “nếu không trả đủ số tiền 36.866.000 đồng cho Sài Gòn bank thì sẽ bị khấu trừ vào những tài khoản khác hiện có, và Viện kiểm sát sẽ có lệnh truy tố”, là lời hăm he dành cho người dân không am tường về luật.
Chỉ có thể phong tỏa một tài khoản cá nhân khi có lệnh của tòa án. Thậm chí khi cơ quan thi hành án ra quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án, nhưng ngân hàng không chuyển tiền với lý do người phải thi hành án đang khiếu nại, thì vụ việc cũng sẽ bị trì hoãn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét