Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2017

Ngày 30/04/1789: Lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ đầu tiên


Nguồn: The first presidential inauguration, History.com

 

Vào ngày này năm 1789, tại thành phố New York, George Washington, nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại của Cách mạng Mỹ, đã nhậm chức trở thành vị Tổng thống đầu tiên của nước này.

Tháng 02/1789, tất cả 69 thành viên cử tri đoàn đã nhất trí bầu Washington làm Tổng thống Mỹ đầu tiên. Sang tháng 03, Hiến pháp mới chính thức có hiệu lực, và trong tháng 04, Quốc Hội chính thức thông báo cho Washington rằng ông đã đắc cử Tổng thống. Ông đã mượn tiền để trả hết nợ nần tại Virginia và lên đường đến New York. Vào ngày 30/04, ông vượt qua sông Hudson trên một chiếc xà lan được trang trí đặc biệt. Lễ nhậm chức đã được tổ chức ở ban công của Hội trường Liên Bang (Federal Hall) tại phố Wall.

42 năm sau ngày 30.4.1975 qua cái nhìn của người trẻ


 Người Sài Gòn di tản hôm 29/4/1975.AFP photo 


 Cách gọi


Những người trẻ sinh ra sau khi chiến tranh chấm dứt có sự hiểu biết về ngày 30 tháng 4 năm 1975 như thế nào và họ nhìn thấy gì trong sự thay đổi của đất nước mấy mươi năm qua?

  
Cứ đến tháng Tư của mỗi năm, tấm ảnh đen trắng về những đứa trẻ đứng nhìn ra ngoài ô cửa nhỏ xíu trong một chiếc phi cơ đã được tháo hết những băng ghế ngồi, trên mặt sàn máy bay thì chật kín những đứa trẻ khác đang nằm, ngồi lẫn lộn, lại xuất hiện trên các diễn đàn như một lời nhắc nhở…

30-4-1975, ngày quốc hận? Ai thắng, ai bại, vì sao?

Trần Quang Thành (Danlambao)



Ông Nguyễn Gia Kiểng trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành


Không phải chỉ nhân dân miền Nam thất bại mà chính người miền Bắc cũng thất bại. Những người thực sự chiến thắng chỉ là một vài ngàn người, có khi chỉ vài trăm người, chung quanh hai ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Họ khống chế Đảng Cộng Sản và dùng Đảng Cộng Sản để khuất phục và khống chế dân tộc Việt Nam. Đó là một thảm kịch quốc gia mà chúng ta vẫn chưa thoát khỏi.

Hành trình ‘tự diễn biến’ trong giới du học sinh Việt


Du học sinh thường không tránh khỏi những 'cú sốc tư tưởng' nhất định khi ra nước ngoài. 


Có một quá trình “tự diễn biến” trong giới du học sinh Việt Nam ở nước ngoài, mà ngay cả bản thân họ không phải lúc nào cũng nhận thấy.



Theo nhận xét của một chuyên viên tư vấn cho sinh viên nước ngoài ở Mỹ, khi mới bước chân ra “biển lớn,” du học sinh Việt thường khá thụ động và khép kín vì rào cản ngôn ngữ trong giao tiếp với người bản xứ. Tuy nhiên, ngay cả với cộng đồng người Việt Nam, du học sinh Việt cũng không tránh khỏi những “cú sốc tư tưởng” nhất định.

Những ngày ấy, mỗi người








30/4/1975 là biến cố của một đất nước, nhưng ngày đó cũng là biến cố riêng của nhiều con người.



Trong dòng chảy tán loạn từ Huế, Đà Nẵng, Nha Trang vào Sài Gòn... có vô vàn những câu chuyện chưa kể. Nguyễn Thị Xuân Phương, cựu phóng viên truyền hình Bắc Việt kể lại rằng bà kinh hoàng nhìn thấy xác thường dân nằm ngập và kéo dài suốt từ đèo Hải Vân xuống Đà Nẵng cũng với dòng người đi bộ, chạy... để tránh Việt Cộng. Còn phóng viên Trần Mai Hạnh của Thông Tấn Xã Việt Nam, người có mặt tại buổi trưa 30/4 với chiếc xe tăng tiến vào dinh Độc Lập, vừa ra một cuốn sách về 4 tháng cuối cùng của cuộc chiến tranh, đã nói rằng cuối cũng thì điều ông tâm nguyện để lại, là sự thật.

Bốn cách tiếp cận dân chủ hóa ở Việt Nam – Kỳ 1: Đảng dẫn dắt

 

Dịch từ: Benedict J. Tria Kerkvliet; Regime Critics: Democratization Advocates in Vietnam, 1990s–2014; Critical Asian Studies 47:3; 2015.



Đường phố được trang hoàng, chuẩn bị cho Đại hội ĐCS lần thứ 12 (tháng 1/2016). Ảnh: Báo Nhân Dân.




Bài viết dưới đây của học giả Benedict J. Tria Kerkvliet cho rằng có bốn cách tiếp cận trong việc thúc đẩy dân chủ hóa ở Việt Nam. Cách thứ nhất nhấn mạnh vào vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản (ĐCS) trong việc chuyển đổi hệ thống chính trị hiện tại sang hệ thống dân chủ. Cách tiếp cận thứ hai tập trung vào việc xây dựng các tổ chức để đương đầu và xóa bỏ ĐCS, qua đó nhanh chóng thiết lập một hệ thống dân chủ…

Donald Trump và những lời hứa tranh cử?



Tổng thống Donald Trump bắt tay với nhân viên quân sự ở sân bay Harrisburg, Pennsylvania hôm 29/4-REUTERS


Xác định thành công của một vị tổng thống bằng cách quan sát "100 ngày đầu tiên" của ông ta có gì đó phi thực tế.

Nếu loài người được sinh ra với 12 ngón tay, thì có lẽ chúng ta nên đánh giá các vị tổng thống dựa trên 144 ngày đầu tiên thay vì 100 ngày. Nếu Trái đất quay chậm hơn một chút, các vị Tổng thống sẽ có nhiều thời gian hơn để đạt được điều mình muốn.

30/4 – Xâm lược hay Giải phóng: Từ góc nhìn công pháp quốc tế



Bộ đội Bắc Việt chiếm Sài Gòn, ngày 30/4/1975. Ảnh: Herve GLOAGUEN/GettyImages.


Có đủ căn cứ và cơ sở để cho rằng tồn tại hai quốc gia tách biệt trên lãnh thổ Việt Nam từ năm 1955 cho đến năm 1975.

Đây là một bài viết mà người đọc cần đi đến cuối bài.



Một cách khách quan, để nhận định một cuộc chiến diễn ra dưới cơ chế là một cuộc xung đột nội địa hay quốc tế, trước tiên phải xác định được danh nghĩa pháp lý của các bên tham gia, mà cụ thể hơn, họ có được xem là quốc gia (“state”) theo quy định của pháp luật quốc tế hay không?

Cảm nghĩ về anh Đinh La Thăng.



Đầu tiên là mình mừng vì nghe tin anh Thăng bị uỷ ban kiểm tra trung ương đề nghị kỷ luật.

Thế cho anh ấy sáng mắt.

Trước sự tấn công của Trọng và bọn Trương, anh Thăng không hề trả đũa như mình mong đợi. Trái lại anh còn có vẻ nhịn và nghĩ nhịn thế cho lành nội bộ đảng. Cái nhịn của anh làm bao nhiêu đệ tử của anh phải khổ, dường như mình cảm giác anh thí đệ tử của anh  cho đối thủ , và hy vọng bọn hổ đói Trọng, Trương xơi đám đệ anh là đủ no. Không xơi anh nữa.

Ngày 30 Tháng Tư

Phạm Đình Trọng (Danlambao)






















Từ mấy năm nay, cứ gần đến ngày 30 tháng tư tôi đều phải rời căn hộ dịu mát, thoáng đãng, từ đó phóng tầm mắt ôm được cả một khoảng rộng Sài Gòn bừng sáng những tòa tháp cao tầng như những tòa ánh sáng. Từ mấy năm nay, cứ đến gần ngày 30 tháng tư tôi lại phải rời bỏ nếp sinh hoạt ổn định hàng ngày rồi hấp tấp khăn gói lưu vong khỏi Sài Gòn. Từ nhiều năm nay cứ đến ngày 29, 30 tháng tư cả đám an ninh cộng sản lại đến bủa vây quanh nơi tôi ở. Tôi phải lưu vong mấy ngày đó để thoát khỏi sự giam hãm.

Vòng quanh thế giới ngày 30/4/2017


Tư Thẳng tổng hợp

1. Tin Hoa Kỳ: 100 ngày nắm quyền "đầy hứng khởi và hiệu quả"

TT Trump đã phát biểu tại một cuộc mít tinh ở Harrisburg, Pennsylvania hôm Thứ Bảy, trước10.000 người. Cử tọa ủng hộ và chào mừng ông với tiếng reo hò "USA! USA! USA!" (Hoa Kỳ, Hoa Kỳ, Hoa Kỳ)
Nói đến 100 ngày làm việc đầu tiên, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã đưa ra một danh sách các hành động, ông cho rằng thời gian làm việc của ông cho đến nay thực sự "đầy hứng khởi và hiệu quả", bao gồm đưa các thợ mỏ trở lại làm việc, bảo vệ các công nhân ngành thép và nhôm, "loại bỏ các quy định làm mất công ăn việc làm". Ông cũng nhấn mạnh cam kết xây dựng bức tường biên giới giữa Hoa Kỳ và Mexico.

Thử phán đoán cục diện chính trị sau kỉ luật Đinh La Thăng



(Viet-studies)







Ông Đinh La Thăng, người luôn xuất hiện nổi bật trên chinh trường, đang ở trong quá trình bị truy cứu trách nhiệm liên quan đến các hoạt động tồi tệ của tập đoàn Dầu khí, thời ông ấy làm chủ tịch. Nghe nói, ông Thăng cũng bị xem xét trách nhiệm liên quan đến những khoản lại quả dự án đã thành thông lệ ở bộ Giao thông, khi chính phủ thời Thủ tương Nguyễn Tấn Dũng cho nở rộ "phong trào" BOT và chinh sách chỉ định thầu.

Trung Quốc ‘ngửa bài’ về vấn đề Triều Tiên



Ngày 28/4/2017, Thời báo Hoàn Cầu phát xã luận dưới tiêu đề “Quan hệ Trung Quốc-Triều Tiên có thể xấu đi, Trung Quốc cần có chuẩn bị”. Toàn văn như sau:

Việc Trung Quốc chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết trừng phạt Triều Tiên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã trở thành một sự thực các bên đều thấy. Nếu Triều Tiên tiếp tục triển khai hoạt động hạt nhân và tên lửa thì tất nhiên Trung Quốc sẽ ủng hộ nghị quyết của Hội đồng Bảo an (HĐBA) trừng phạt Triều Tiên nghiêm khắc hơn.

Guồng quay cướp đất và sự kiện Đồng Tâm - Mỹ Đức (tiếp theo và hết)






       5/ Sự kiện Đồng Tâm - Mỹ Đức

        a - Căn nguyên gốc rễ vụ việc ở Đồng Tâm - Mỹ Đức 

     Tháng 4 năm 1980, ông Đỗ Mười lúc đó là phó thủ tướng đã quyết định thu hồi 47,36 ha đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức để xây dựng sân bay quân sự Miếu Môn. Cũng như nhiều dự án ở Việt Nam, dự án này cũng đã không được thực thi. Năm 2010, tức sau 30 năm chờ đợi, chính phủ và bộ quốc phòng đã ra quyết định chính thức không xây dựng sân bay Miếu Môn. Như vậy, theo luật đất đai 47,36 ha đất nông nghiêp này phải trả lại cho các chủ nhân của nó. Tức là người dân xã Đồng Tâm. Nhưng điều lạ lùng đã và đang xảy ra, nó vẫn nằm dưới sự quản lý của quân đội với cái tên ngắn gọn “đất quốc phòng”.

Đinh La Thăng, điều phải đến đã đến

Bùi Quang Vơm



Hội nghị Trung ương (TW 5) dự định diễn ra trong nửa đầu tháng 5/2017 có thể phải chuyển nội dung trọng tâm. Từ chuyên đề tăng trưởng và cân đối vĩ mô cho nền kinh tế đang có nguy cơ sụt giảm không thể cứu vớt, các chỉ tiêu lớn có khả năng bị phá sản, sang một vấn đề nóng bỏng và gay cấn hơn là vấn đề nhân sự, vốn là nội dung trọng tâm được sắp đặt cho Hội nghị Trung ương 6 dự kiến vào khoảng tháng 10/2017.

Việt Nam Cộng Hòa và những định mệnh xui xẻo


 



Tổng thống Đệ nhất Cộng hòa Đại Hàn Lý Thừa Vãn và Tổng thống Đệ nhất VNCH Ngô Đình Diệm vào năm 1958-Getty Images
 

Nhìn lại lịch sử, chúng tôi thấy câu ngạn ngữ "hoạ vô đơn chí, phúc bất trùng lai" sao nó đúng quá: tai bay vạ gió thì luôn theo nhau mà đến với Việt Nam Cộng Hòa, còn những cái may mắn thì ít khi nó trở lại.



Thời Tổng thống Ngô Đình Diệm: sau bao nhiêu gian lao với Pháp, ông đã khai sinh ra nền Cộng Hòa. Sau đó xây dựng được những thành tích vẻ vang của "Năm Năm Vàng Son 1955-1960," (độc giả xem Khi Đồng Minh Nhảy Vào, Chương 13). Nhưng vừa tới năm 1961 thì ông phải đối đầu ngay với những giao động khôn lường: nửa năm đầu thì Tổng thống John F. Kennedy hết sức ủng hộ, tới nửa năm sau, bang giao Việt - Mỹ rơi vào khủng hoảng.

Donald Trump mừng 100 ngày nắm quyền


Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng ngày 26/04/2017.REUTERS/Carlos Barria

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm nay 29/04/2017 tái ngộ những người ủng hộ nồng nhiệt nhất tại Pennsylvania, trong một cuộc mít-tinh mang màu sắc cuộc vận động tranh cử trước đây, để mừng 100 ngày cầm quyền gây nhiều tranh cãi. Nhà tỉ phú 70 tuổi nhiều lần nhìn nhận là nhiệm vụ tổng thống khó hơn ông tưởng rất nhiều. 

Bi kịch Đinh La Thăng



    Sự nghiệp chính trị của ông Đinh La Thăng coi như đã cáo chung. Nếu những người đồng chí còn chút ân tình, thì ông chỉ bị kỷ luật, rồi về “làm người tử tế”. Tàn nhẫn hơn, họ sẽ khai trừ, cách chức, truy tố, tịch thu tài sản, rồi tống ông vào ngục tối. Vì đâu nên nỗi đoạn trường? Tôi lờ mờ nhận thấy có ba tử lộ dẫn đến bi kịch của ông.

Di sản của nền Đệ Nhị Cộng Hòa







Bù nhìn, tham nhũng, hèn nhát, thối nát, ngụy quân, ngụy quyền, độc tài, tàn ác, đánh thuê, phản dân, tư sản mại bản, phong kiến thân Mỹ, tay sai đế quốc,  bất hợp pháp, phi nhân tính, dối trá, xỏ lá, ba que,…



Chỉ là một số ít những ngôn từ vẫn hay được sử dụng để nói về chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, một chính quyền tồn tại 20 năm (1955-1975) tại miền Nam Việt Nam trước khi bị xóa sổ khi những binh đoàn quân Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (hay còn gọi là Bắc Việt) tràn vào Sài Gòn mùa xuân năm 1975. Sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa đánh dấu chấm hết cho một cuộc chiến đẫm máu mà kết cục của nó khiến cho “triệu người vui” và cũng làm cho “triệu người buồn”.

Sám hối tội ác chiến tranh, người cộng sản không làm được?


 

Bức tường khắc tên những chiến binh Mỹ tử trận ở Việt Nam, tại Washington, DC. Ảnh chụp ngày 11/11/2016. AFP photo




Kỷ niệm 42 năm ngày chiến tranh Việt Nam kết thúc, ngày 26 tháng tư tại đảo Jeju, Hàn Quốc, một bức tượng người mẹ ôm con mang tên Lời ru cuối cùng được khánh thành. Theo báo chí Việt Nam thì bức tượng này hình thành trong trào lưu các cựu chiến binh Hàn Quốc nhìn nhận những hành động tội ác mà họ đã gây ra trong cuộc chiến Việt Nam.

Các cựu chiến binh Mỹ cũng có những hành động tương tự bấy lâu nay. Ở phía ngược lại, không có những hành động tương tự từ phía lực lượng của Đảng Cộng sản.

Câu chuyện tuẫn tiết của Tướng Lê Văn Hưng

 Đối diện tôi là một ông già ốm yếu 75 tuổi nhưng còn rất minh mẫn. Nhắc lại chuyện cũ, ông nhớ như in từng chi tiết và thuật lại sống động mạch lạc như thể thời gian vẫn chưa làm hao mòn ký ức ông. Tôi đã ngồi với ông từ 10g30 sáng đến 3g chiều mà câu chuyện vẫn chưa dứt. Ông là Huỳnh Quang Nghĩa, cựu trung úy Chánh văn phòng của Chuẩn tướng Tư lệnh phó Quân đoàn IV Lê Văn Hưng, Quân lực VNCH. Trung úy Nghĩa là nhân chứng mục kích từ đầu đến đuôi cái chết của Tướng Hưng. Câu chuyện được kể dưới đây là những gì được ghi trong hồi ức cá nhân mà trung úy Nghĩa cho tôi xem, cùng những gì ông kể với tôi hôm ấy, 21-4-2016…

Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2017

1954-1975: Quốc tế đã công nhận hai nhà nước Việt Nam như thế nào

Quỳnh Vi




Bản đồ chia cắt hai miền Việt Nam 1954-1975. Ảnh: National Geographic (không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa).


Một trong những vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất giữa người Việt với nhau khi nói đến cuộc chiến Việt Nam trong giai đoạn từ 1954-1975 là về tính chính danh của hai nhà nước ở hai miền Nam-Bắc Việt Nam.A



Hai điều khó có thể phủ nhận là: cả hai miền đều có sự ủng hộ riêng từ cộng đồng quốc tế, và kể từ 30/4/1975, Cộng hoà Miền Nam Việt Nam rồi tiếp đến là Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã thừa kế hàng loạt quyền và nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam Cộng hoà.

La Thăng, La Giáng, La Làng





Dân Việt chẳng mấy ai quan tâm khi nghe tin ông Ðinh La Thăng bí thư Thành Ủy Sài Gòn, bị “kỷ luật.” La Thăng hay La Giáng, có thăng rồi có giáng, lên lên, xuống xuống chỉ là chuyện nội bộ của các tay chóp bu đảng Cộng Sản với nhau. Còn chế độ Cộng Sản thì tấn tuồng còn tiếp diễn.



Tới nay, đã có ba bốn ủy viên Bộ Chính Trị bị cảnh cáo kỷ luật như La Thăng, tuy nhiên lần này hơi khác. Trần Xuân Bách, Nguyễn Hà Phan được mời ra khỏi Câu Lạc Bộ Ba Ðình vì chính trị, hoặc khác biệt quan điểm, hoặc giành giựt địa vị. 

Câu chuyện tuẫn tiết của Tướng Lê Văn Hưng

 Đối diện tôi là một ông già ốm yếu 75 tuổi nhưng còn rất minh mẫn. Nhắc lại chuyện cũ, ông nhớ như in từng chi tiết và thuật lại sống động mạch lạc như thể thời gian vẫn chưa làm hao mòn ký ức ông. Tôi đã ngồi với ông từ 10g30 sáng đến 3g chiều mà câu chuyện vẫn chưa dứt. Ông là Huỳnh Quang Nghĩa, cựu trung úy Chánh văn phòng của Chuẩn tướng Tư lệnh phó Quân đoàn IV Lê Văn Hưng, Quân lực VNCH. Trung úy Nghĩa là nhân chứng mục kích từ đầu đến đuôi cái chết của Tướng Hưng. Câu chuyện được kể dưới đây là những gì được ghi trong hồi ức cá nhân mà trung úy Nghĩa cho tôi xem, cùng những gì ông kể với tôi hôm ấy, 21-4-2016…

Gửi Em Trong Mồ Tập Thể


 Mắt Nào Không Lệ Chảy. (Hình: Trùng Dương) 



GỬI EM TRONG MỒ TẬP THỂ

(Malaysia)



Ta đặt hồn em giữa lòng tay

Ta thổi hồn em bay lên mây

Em là đốm lửa hay vì sao

Em là sự thật hay chiêm bao

Ta gọi hồn em từ huyệt mộ

Em nằm cạnh ai em có hay

Em có truyện trò với kiến, sâu

Miếng ván dưới lưng làm em đau

Tấm khăn liệm có cho hơi ấm

Tay ai cho em mượn gối đầu

Vai ai cho em nhờ úp mặt

Tóc nào xõa đủ giấu tình đau

Mấy trăm đốm nhang như mắt lệ

Ngàn nén tâm hương cháy giữa chiều

Ta gọi em về đây đối mặt

Gọi em về cùng khóc thương nhau​



Ta nhỏ câu kinh vào mắt khép

Ru em một giấc ngủ an bình.



(Kuala Terengganu – Malaysia - 9 tháng Tư, 2017)

Đoàn Huy Chương: Không có TPP chúng tôi vẫn tiếp tục đấu tranh!

Vừa bước ra khỏi nhà tù vào ngày 13/02/2017, Tù nhân lương tâm anh Đoàn Huy Chương, một thành viên cốt cán của Phong trào Lao Động Việt vừa phải đối mặt muôn ngàn khó khăn khi về với cuộc sống gia đình và vợ con lại vừa phải tiếp tục con đường đấu tranh mà anh cùng những anh em dấn thân đang làm nhưng còn dang dỡ.

'Xung đột đất ở Thái Bình chưa được coi là bài học'




 Giáo sư Tương Lai nói vụ Đồng Tâm là thắng lợi của người dân. 
 

Một nhà hoạt động xã hội ở Việt Nam cho rằng xung đột đất đai tại Thái Bình hơn 20 năm trước chưa được rút ra thành bài học để xử lý mâu thuẫn đất đai hiện nay.



Trong cuộc phỏng vấn với BBC vào tuần này, GS Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, mô tả lại nhận định của ông Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp về xung đột đất đai tại Thái Bình hồi năm 1997.

Quân đội Việt Nam - Viết nhân ngày 30.4





Sức mạnh của Cộng sản Việt Nam được hình thành trên những yếu tố cơ bản như sau. Đầu tiên là sự trợ giúp của ngoại bang tức cộng sản đàn anh , cộng sản quốc tế. Tiếp đến là tuyên truyền mị dân, lừa đảo. Sau đó là đến quân đội và công an và một số yếu tố khác được hình thành do các yếu tố trên mang đến.



 Suốt chiều dài đấu tranh dân chủ từ khi có mạng internet phát triển đến nay, sự lên án của dân chúng thường tập trung vào ngoại bang, tuyên truyền lừa đảo và công an. Lực lượng quân đội dường như nằm hẳn ngoài vòng lên án của những nhà đấu tranh. Thậm chí có lúc một số nhà đấu tranh còn ngây thơ tin tưởng rằng quân đội là chỗ tin cậy của nhân dân, đứng về phía nhân dân.

Gãi dư luận



Thông tin ông Đinh La Thăng đột ngột bị đề nghị kỷ luật và có thể bị mất chức bí thư Sài Gòn sau hội nghị trung ương 5, khóa 12 khiến không ít người quan tâm. Vì bởi, ông Thăng là một nhân vật rất ồn ào. Khi ông về nhậm chức tại Sài Gòn, rất nhiều trò trình diễn để lấy lòng người dân Sài Gòn đã diễn ra, bao gồm tổ chức hàng loạt tờ báo, truyền hình đăng nhanh các lời tuyên bố, liên tục hình ảnh hoạt động của ông… thậm chí còn có cả báo lên tiếng thề nguyện sẽ đồng hành cùng ông Thăng trong cuộc cầm quyền ở thành phố.

Ngày 29/04/1429: Joan d’Arc giải phóng Orleans


Nguồn: Joan of Arc relieves Orleans, History.com

 


Vào ngày này năm 1429, trong Chiến tranh Trăm năm, cô gái nông dân 17 tuổi Joan d’Arc (Joan of Arc) đã dẫn dầu một lực lượng người Pháp đến giải phóng thành phố Orleans, vốn đã bị bao vây bởi người Anh kể từ tháng 10.

Ở tuổi 16, Joan nhận được “mặc khải” từ các vị thánh Thiên Chúa giáo, rằng cô phải hỗ trợ Charles, Hoàng thái tử Pháp, giành lấy ngai vàng và đánh đuổi người Anh khỏi nước Pháp. 

Sau 100 ngày chấp chính: Donald Trump xoay chiều chiến lược?

Vũ Ngọc Yên (Danlambao)





 


Trong bài diễn văn nhậm chức vào ngày 20.01.2017 Tân tổng thống Mỹ Donald Trump đã phơi bày trước công luận Mỹ và thế giới hình ảnh một nước Mỹ hiện tại yếu kém về mọi mặt qua phát biểu: "...Trong nhiều thập niên, chúng ta đã làm giàu cho công nghiệp nước ngoài trong khi công nghiệp Mỹ bị thua thiệt; Trợ cấp cho quân đội các nước khác trong khi để mặc cho quân đội của chúng ta suy yếu một cách đáng buồn; Chúng ta đã bảo vệ biên giới các quốc gia khác trong khi không bảo vệ biên giới của chính đất nước mình; Chúng ta đã chi hàng nghìn tỷ đôla ở nước ngoài trong khi cơ sở hạ tầng của Mỹ rơi vào tình trạng hư hại, mục nát... Chúng ta đã giúp các nước khác trở nên giàu có trong khi sự thịnh vượng, sức mạnh và niềm tự tin của đất nước chúng ta mai một dần... Lần lượt, các nhà máy đóng cửa và rời lãnh thổ của chúng ta, mà không mảy may nghĩ đến hàng triệu, hàng triệu công nhân Mỹ bị bỏ lại phía sau..."

1975, Ký ức – hiện tại: Nỗi sợ hãi vẫn còn đó


Xe tăng miền Bắc vào Dinh Độc Lập ngày 30 tháng Tư, 1975. (Hình: AP)

Thiên Thanh (*)

42 năm vụt qua. Từ một thiếu nữ tuổi teen, giờ tôi đã thuộc hàng U60, sắp đếm ngược những ngày còn lại. Nhìn lại ký ức, trông vào hiện tại, tại sao nỗi sợ hãi của tôi vẫn còn đó?

1.Tôi sinh ra và lớn lên ở ngoại ô Saigon, trước năm 1975 gọi là vùng Gia Định. Vào ngày 29/4/1975, mới 13 tuổi, tôi trở thành người lớn nhất trong nhà với 5 đứa em từ 6 tuổi – 11 tuổi, vì ba của tôi – vốn là một quân nhân quân đội Việt Nam Cộng Hòa – đang ở trong doanh trại, còn mẹ thì nằm bệnh viện. Lúc đó, cả xóm tôi bấn loạn vì “Việt cộng sắp đến”. Mọi người tập trung ở nhà thờ cầu nguyện sau đó đổ xô đến một ngôi nhà – nơi có hầm trú ẩn lớn nhất trong xóm. Không có ba mẹ, thật khó khăn khi tôi bồng đứa nhỏ nhất trên tay và cố lùa 4 đứa còn lại chạy đến gian hầm trú ẩn đó, bởi lũ em tôi hồn nhiên: đứa leo lên cây cố hái cho hết xoài, đứa đập ống heo gom hết tiền… vì sợ trộm vào lấy thì uổng! Tôi đã trải qua những giờ phút lo lắng hồi hộp khi ngồi cùng các em trong gian hầm trú ẩn. Trong khi mọi người sợ Việt cộng sẽ nã súng nã bom vào hầm thì tôi sợ lỡ ba mẹ tôi không về nữa thì tôi sẽ làm thế nào để nuôi các em?

Đinh La Thăng.

Image may contain: 5 people, people standing, suit and indoor


Bây giờ là những ngày ngày cuối tháng 4 lịch sử. Lịch sử hôm qua đầy thương đau, và hôm nay cũng không khác mấy...

Đến giờ này, ai cũng biết Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư thành uỷ TP.HCM Đinh La Thăng, đang đứng trước nguy cơ có thể phải nhận một án kỉ luật liên quan đến trách nhiệm của ông khi còn là chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN).

Lê Duẩn 'thắng Mỹ nhưng cái giá quá cao'


  
Tác giả Zachary Shore nói ông Lê Duẩn (hàng đầu bên trái) đã nắm quyền kể cả khi Chủ tịch Hồ Chí Minh còn sống nhưng già yếu-Getty Images



Việt Nam vừa kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn (7/4/1907-7/4/2017).



Với 26 năm liên tục đảm nhận cương vị Bí thư thứ Nhất và Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam, Lê Duẩn được Đảng Cộng sản gọi là "chiến sĩ cộng sản kiên cường, nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng". Tuy vậy, đến vài năm gần đây, giới nghiên cứu nước ngoài mới bắt đầu có những bài viết chi tiết hơn về chính khách này.

Những con voi bị xích



Một cuộc tuần hành vì nhân quyền cho Việt Nam của cộng đồng người Việt tại Canada. (Ảnh chụp từ Youtube Thu Tran)

Vào các vườn thú, người ta thường thấy những con voi bị buộc chân bằng dây xích nhỏ. Cảnh tượng quen thuộc đó thu hút nhiều khách tham quan, khiến những người lần đầu được nhìn thấy những con voi bằng xương bằng thịt không khỏi ngạc nhiên, trầm trồ.
Từ chuyện những con voi bị xích…

Tuy nhiên, điều dường như ít người tỏ ra “băn khoăn” là mặc dù thỉnh thoảng các chú voi cũng khua cái chân bị xích, khiến sợi xích kêu rổn rảng, nhưng chúng lại không cố ý giằng đứt dây xích, điều mà chúng có thể thực hiện dễ dàng bằng sức mạnh của mình.

30/4 trong mắt ông Hoàng Đức Nhã

Hoài Hương-VOA




Ông Hoàng Đức Nhã (phải) bắt tay với Đại sứ Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam Elleworth Bunker, 17/8/1972, trước buổi họp giữa Tổng thống Thiệu và Cố vấn Kissinger (giữa).



Biến cố 30/4/75 dưới con mắt của một trong các nhân chứng lịch sử, Bí thư kiêm Tham vụ Báo chí của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, ông Hoàng Đức Nhã, nguyên Tổng trưởng Dân vận và Chiêu hồi của Việt Nam Cộng Hòa. Báo New York Times năm 1973 miêu tả ông là “người đàn ông quyền lực nhất, sau Tổng thống”. Ông là người duy nhất có mặt trong các cuộc đàm phán giữa Tiến sĩ Henry Kissinger và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu khi ông Kissinger tới Sài Gòn bàn về bản thảo hiệp định chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho VOA-Việt ngữ, ông Hoàng Đức Nhã chia sẻ những cảm nghĩ của ông về sự bội ước của đồng minh Mỹ, và về Tiến sĩ Henry Kissinger, cố vấn an ninh của Tổng thống Nixon. Ông Nhã cho rằng vai trò của ông Henry Kissinger là “một vết dơ trong quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam Cộng Hòa.” Sau đây là nội dung cuộc trao đổi giữa Hòai Hương và ông Hoàng Đức Nhã.

Vòng quanh thế giới ngày 29/4/2017


Tư Thẳng tổng hợp

1. Tin Philippines: ASEAN ra tuyên bố chung nêu việc Trung Cộng quân sự hóa Biển Đông

Ảnh chụp các lãnh đạo ASEAN dự hội nghị thượng đỉnh tại Manila (Philippines) ngày 29/04/2017.REUTERS/Mark Crisanto/Pool

Hôm nay, 29/04/2017, tại cuộc họp thượng đỉnh ở Manila, thủ đô Philipines, các lãnh đạo ASEAN đã đạt được một bản tuyên bố chung trong đó có nêu lên vấn đề TC xây đảo nhân tạo ở Biển Đông và quân sự hóa các đảo này, mặc dù Bắc Kinh đã nỗ lực gây tác động để gạt bỏ những vấn đề đó ra khỏi văn kiện của ASEAN.
Tuy nhiên, cũng như tại thượng đỉnh năm ngoái ở Lào, các lãnh đạo ASEAN không nêu đích danh TC, đối tác thương mại hàng đầu của khối này. Bản tuyên bố cũng không nói đến việc Bắc Kinh bị thua trước Tòa Trọng tài Thường trực.

Ai xây đại đồn Chí Hòa ở Gia Định


1
Sơ đồ Đại đồn Chí Hòa ở Gia Định


Từ trước đến nay, mỗi khi nhắc đến trận đánh của quân Pháp vào Đại đồn Chí Hòa (Gia Định) tháng 2 năm 1861, các tài liệu đều ghi Đại đồn Chí hòa do Nguyễn Tri Phương được triều đình cử vào xây dựng để tổ chức phòng thủ, lập căn cứ chống Pháp. Sách “Việt Năm Sử Lược” của Trần Trọng Kim chép:
“…Ông Nguyễn Tri Phương cùng quan Tham tán Đại thần Phạm Thế Hiển vào xếp đặt ở Gia Định một cách có quy củ, đắp dãy đồn Kỳ Hòa (người Pháp gọi là dãy đồn Chí Hòa) cũng hợp quy thức, để chống nhau với quân của Đại tá D’Aries. Hai bên đã từng đánh nhau hai ba trận, đều bị thiệt hại cả…”(VNSL T2, trang 258).

Bộ Chính trị lấy đâu ra tiền trả nợ cho “con tàu đắm”?


 


Lại một tháng trôi qua. Bộ Chính trị giao Chính phủ, Chính phủ lại bổ cho Bộ Tài chính, còn đến lượt bộ này lại phân công cho “đơn vị chức năng” để lập phương án trả nợ thay cho Vinashin (Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam) để báo cáo Chính phủ rồi Chính phủ báo cáo lại Bộ Chính trị.

Kiểm soát quyền lực hay tranh giành quyền lực




Quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng tuyệt đối (Absolute power corrupts absolutely)

Lord Acton

Quan hệ nhân quả


Cách đây gần một năm, ông Vũ Ngọc Hoàng (nguyên Phó ban Tuyên giáo T.Ư.) đã làm dư luận ồn ào với loạt bài về “Kiểm soát Quyền lực” (Tuần Việt Nam, 22/9/2016). Những gì ông Hoàng đề cập về cơ bản là đúng (tuy không mới). Chỉ có điều cứ như “đến hẹn lại lên”, dư luận ồn ào rồi lại xẹp xuống, nóng lên rồi lạnh nguội đi. Nay “quả bom Đồng Tâm” lại gây chấn động dư luận, thức tỉnh mọi người như cảnh báo: cái gì phải đến sẽ đến!

Khủng hoảng Bắc Hàn: Bình Nhưỡng thử tên lửa đạn đạo

BBC




         Bắc Hàn đã tiến hành nhiều vụ thử tên lửa - EPA
 

Bắc Hàn vừa phóng thử một quả tên lửa đạn đạo, các quan chức quân sự Nam Hàn và Hoa Kỳ nói. Có vẻ như quả tên lửa này đã nổ tung chỉ vài giây sau khi được phóng đi, hãng tin Yonhap dẫn nguồn quân đội Nam Hàn nói. Quân đội Mỹ nói quả tên lửa đã không ra khỏi lãnh thổ Bắc Hàn.

Đất đai và bản chất ăn cướp của một điều luật!

Hà Sĩ Phu



Điều 53 của Hiến pháp Việt Nam 2013 viết: “đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”! Đọc lên toàn những câu chữ quen quen nghe tưởng bình thường và cũng êm tai, nhưng cái thực tiễn ẩn nấp sau những mỹ từ ấy là mồ hôi và xương máu dân lành, là những kho tàng của cải kếch xù của đám vua quan cơ hội, là những đoàn người mất đất lang thang ròng rã kêu oan bị xua đuổi, đánh đập và tù tội… thì mới thấy tội ác của cái điều luật êm như ru kia thật là ghê rợn. Cũng là một điều luật nhưng điều luật này khó sửa vì nằm trong gan ruột của trào lưu CS, và vẫn đang gắn chặt với ngai vàng của các vua quan tập thể lớn nhỏ hiện nay.

Pháp: Đảng Xã Hội trước nguy cơ « diệt vong »

Ứng cử viên thắng cuộc Benoit Hamon (P) trong bầu cử sơ bộ chọn ứng viên tổng thống của đảng Xã Hội, Paris, 29/01/2017.©GEOFFROY VAN DER HASSELT/AFP


Trong lịch sử của Đảng Xã Hội, chưa bao giờ một ứng cử viên của đảng cánh tả này lại thu được số phiếu thấp như thế trong một cuộc bầu cử tổng thống. Trong vòng đầu ngày 23/04/2017 vừa qua, ông Benoit Hamon chỉ được 6,36%, thua xa bốn ứng cử viên về đầu.
Đảng Xã Hội Pháp đã ra đời vào năm 1971 từ đại hội ở thành phố Epinay, kế thừa từ đảng SFIO của Jean Jaurès và Léon Blum. 

Giải mã bí ẩn thân thế của đại thiếu gia tập đoàn Novaland

    Công Lý

    Dân Luận: Bài viết sau đây được gửi đến DL qua email, do không có điều kiện kiểm chứng, chúng tôi đăng lên đây với hy vọng độc giả có thể giúp bổ sung thêm thông tin, và mong rằng khi thông tin còn chưa được kiểm chứng, xin hãy sử dụng thông tin dưới đây với sự dè dặt cần thiết.

    Hiện nay cư dân mạng đang loạn cào cào vì scandal ảnh sex của Bùi Cao Nhật Quân, đại thiếu gia của tập đoàn Novaland – ông trùm thị trường bất động sản. Nhắc đến Novaland ai cũng biết tập đoàn này đang nổi đình nổi đám với các phi vụ chiếm lĩnh hầu hết những khu đất vàng ở trung tâm Sài Gòn, Đà Nẵng, vừa lên sàn đã đưa ông chủ Bùi Thành Nhơn và đại thiếu gia Bùi Cao Nhật Quân leo lên top những người giàu nhất trên sàn chứng khoán. Tại sao một tập đoàn ngấp nghé bờ vực phá sản vào giai đoạn thị trường bất động sản đóng băng vào cuối năm 2008 lại “rũ bùn đứng dậy sáng lòa” và trở thành một đế chế như hiện nay? 

Giá trị văn hóa Sài Gòn không bao giờ ‘thất thủ’




Nơi trưng bày hình ảnh các ca nghệ sĩ một thời của Sài Gòn trước 1975 được dân chúng đặc biệt quan tâm. (Hình: An Nam/Người Việt)


SÀI GÒN (NV) – Sau 30 Tháng Tư, 1975 bằng việc áp đặt ý thức hệ cộng sản thông qua hệ thống “quản lý văn hóa” của nhà cầm quyền, văn hóa Sài Gòn nói riêng và miền Nam Việt Nam nói chung, bị xóa bỏ bằng nhiều cách tàn bạo khác nhau. Từ đốt phá những tàng thư, nghiêm cấm lưu hành những sáng tạo giá trị cho đến ra quân dốc sức diễn dịch, quy chụp khối di sản này theo một hướng khác.

Nhưng liệu sức sống của văn hóa Sài Gòn có vì vậy mà bị thủ tiêu vĩnh viễn?

'Chén đắng sao ai mời uống mãi'




29 tháng Tư, 1975, người mẹ và 3 đứa con trên chiếc tàu rời Sài Gòn. (Hình: AP Photo/File)




Niệm Tháng Tư




Tôi có người anh không chết trận

Tự xóa tên mình cuối tháng Tư

Sử sách lưu danh làm chi nữa

Cờ lau khát vọng đất Hoa Lư



Tôi có người cha giương súng lệnh

Chào lá quốc kỳ trước khi đi

Chỉa thẳng đầu mình viên đạn chót

Chết theo thành - bia chẳng cần ghi



Tôi có người mẹ nhìn quanh mãi

Nhà mình còn chi đáng giá không

Trước cái tủ thờ bà cúi lạy

Tổ tiên tha thứ buổi gạo đong



Tôi có người chị từ dạo ấy

Bán tà áo cưới đi thăm nuôi

Thất thân giữa dặm trường Nam-Bắc

Lòng men sông Hát giải oan thôi



Tôi có đứa em ra đầu chợ

Chờ miếng cơm thừa bên quán ăn

Tay mời vé số cầu người trúng

Vỉa hè chiếu rách khóc thiên đàng



Tôi có người yêu đêm từ tạ

Khuya em lên tàu đi vượt biên

Máu trinh loang xuống vùng biển Thái

Trả giá tự do rồi hóa điên



Tôi có thằng bạn đi trót lọt

Quay về kháng chiến giữa rừng hoang

Hoài bão quê hương cao chất ngất

Tử hình-tù ngục chẳng sờn gan



Tôi có mình tôi rất ngậm ngùi

Bốn hai lần đếm tháng Tư rơi

Chén đắng sao ai mời uống mãi

Bên dòng bi sử dật dờ trôi.

Vụ Đồng Tâm: Khi báo chí tự cách… mạng



Một cảnh sát cúi lạy dân Đồng Tâm sau khi được thả ngày 22 tháng Tư. (Hình: REUTERS/Kham)



Tuy vụ nổi loạn ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội đã kết thúc nhưng dư luận vẫn chưa lắng. Điểm đặc biệt là lần này, sau sự kiện Đồng Tâm, mũi dùi của dư luận xoáy vào báo chí sâu hơn là đâm vào hệ thống công quyền.

Vụ Đinh La Thăng: Ván cờ sinh-tử chỉ mới bắt đầu


 
Đinh La Thăng (trái) và Nguyễn Phú Trọng.



Không bắn pháo hoa!


Lễ kỷ niệm 30 tháng Tư “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” năm 2017 đặc biệt chưa từng thấy: cùng vào cuối giờ chiều ngày 27/4 khi các tờ báo trong nước được Ủy ban Kiểm tra trung ương “phát lệnh nổ súng” để đăng nguyên bản kết luận kiểm tra hàng núi vụ việc bị xem là “rất nghiêm trọng” tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) cùng trách nhiệm của đương kim ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng, một phó chủ tịch của chính quyền TP.HCM là bà Nguyễn Thị Thu đã như ngậm ngùi thông báo với báo giới “Ban bí thư không cho phép thành phố tổ chức bắn pháo hoa 15 phút vào đêm 30/4”, dù trước đó thành phố này đã làm văn bản xin “bắn”.