Phạm Nhật Bình
Ông ta được biết đến như là phó giáo sư của trường Đại học
Quốc gia Hà Nội, một trường đại học được mô tả danh giá nhất Việt Nam. Như vậy
người ta liệt ông vào bậc trí thức hay bậc thầy, tiếng Tàu gọi là sư phụ, một
loại người rất được kính trọng từ trước đến nay trong xã hội. Cách đây 2 năm nói
rõ hơn là năm 2015, phó giáo sư ấy hân hạnh được đài BBC phỏng vấn và ông trả lời
như một tên thất phu vô học khi đánh giá những sự kiện lịch sử sau ngày 30 tháng
4 năm 1975.
Ông khẳng định một cách chắc nịch rằng “không có ngược đãi
các lực lượng cựu quân, cán, chính của chính quyền Sài Gòn”. Biện minh cho quan
điểm “không có ngược đãi sau 30/4” ông Hiển đưa ra hai lập luận: thứ nhất, nhà
nước Việt Nam đã có chính sách hòa hợp dân tộc được công bố ngay trong thời chiến
tranh. Thứ hai, không có nhà tù nào để giam cầm tất cả anh em sĩ quan, binh sĩ
quân đội Sài Gòn, cũng như nhân viên chính quyền Sài Gòn trước đây. Thứ ba, những
tuyên truyền vu cáo về miền Bắc xâm lược miền Nam và dẫn đến những sự tàn sát đẫm
máu, thì rõ ràng điều đó không có ở Việt Nam.
Về điểm thứ nhất, chắc ông muốn nhắc tới “Chính sách 12 điểm”
của “Chánh phủ cách mạng lâm thời” của MTDTGPMN, con đẻ của Hà Nội. Cái chính
sách bịp bơm này đã phá sản 3 năm sau năm 1975, khi hàng chục ngàn tù chính trị
là Quân-Dân-Cán-Chính VNCH vẫn còn bị giam giữ vô thời hạn trong các nhà tù trá
hình dưới cái tên mỹ miều: trại cải tạo. Bản thân cái chính phủ “cách mạng lâm
thời” của Huỳnh Tấn Phát cũng đã bị Hà Nội vùi xuống bùn đen sau khi làm tròn
nhiệm vụ tay sai. Cái gọi là chính sách hòa hợp hòa giải của Hà Nội cho tới nay
chẳng những không lừa bịp được ai mà còn làm cho kẻ xâm lăng rơi chiếc mặt nạ giả
nhân giả nghĩa, nhân đạo khoan hồng của một tên đại bịp. Với người dân trong nước,
cộng sản còn không hòa hợp được thì chúng rêu rao hòa giải với ai?
Thứ hai, những chiếc lưỡi gỗ của Ban Tuyên giáo trung ương vẫn
thường rêu rao “Miền Nam nhà tù nhiều hơn trường học, Miền Bắc trường học nhiều
hơn nhà tù”. Thế mà sau năm 1975, thực tế chứng minh ngược lại. Cả nước dầy đặc
“trại cải tạo”; riêng tại Miền Nam trường học từ bậc tiểu học đến đại học là do
Việt Nam Cộng Hòa để lại. Trại “cải tạo” của Hà Nội càng ngày càng quy mô, càng
hiện đại đủ sức chứa các loại tù nhân không riêng thành phần chế độ cũ. Nói
khác đi cả nước giờ đây là một nhà tù lớn, điểm son chói lọi của đảng CSVN.
Thứ ba, không ai có khả năng tuyên truyền Cộng Sản Bắc Việt
xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa bằng chính hành động của những người cộng sản. Từ
năm 1959 Hà Nội đã mở đường mòn HCM lén lút đưa cán bộ và binh lính xâm nhập Miền
Nam, nhằm thực hiện Nghị quyết 15 để “giải phóng Miền Nam”. Cái đó không gọi là
xâm lăng thì gọi là gì? Ông phó giáo sư ấy khẳng định “không có tàn sát đẫm
máu”, vậy ai chôn sống hàng ngàn người trong Tết Mậu Thân 1968 ở Huế, ai nã đạn
súng cối 82 ly vào trường Tiểu học Cai Lậy năm 1974, giết chết 23 em học sinh
vô tội?
Lời phát biểu của một phó giáo sư liên quan đến hàng chục ngàn
người đã từng trải qua những nhà tù trá hình từ Bắc chí Nam cũng như thân nhân
gia đình họ, không thể là lời nói dối hào nhoáng. Những nhân chứng trong các trại
tù khắc nghiệt ấy dù còn sống hay đã chết, đều có thể chứng minh cho ông ta thấy
những điều khẳng định của ông chỉ là nhưng lời láo khoét.
Trí thức thời nào cũng là người dẫn dầu, là người hướng dẫn
dư luận đến chân thiện mỹ, người thầy dạy, hay ít nhất cũng là người biết tôn
trọng sự thật và nói đúng sự thật. Nhưng loại trí thức như phó giáo sư này suốt
đời ẩn mình trong đêm dài mù mịt của xã hội chủ nghĩa, chỉ xứng đáng với danh
hiệu trí ngủ.
Hay nói khác đi là loại trí thức chồn lùi. "Ông ta" trong bài này là Sử gia, Phó giáo sư Vũ Quang Hiển.
***
Bài liên quan:
'Không có ngược đãi sau 30/4'
18 tháng 4 2015
Sau chiến tranh chấm dứt ngày 30/4/1975, ở Việt Nam không có
ngược đãi đối với mọi người, trong đó với các lực lượng cựu quân, cán, chính của
chính quyền Sài Gòn, theo ý kiến một sử gia từ Hà Nội.
Trao đổi với BBC về 30/4 và hậu cuộc chiến Việt Nam trong một
tư liệu từ trước, Phó Giáo sư Vũ Quang Hiển từ Đại học Quốc gia Hà Nội nói:
"Tôi nghĩ rằng sau chiến tranh, Việt Nam không có ngược
đãi đối với mọi người. Bởi vì chính sách lúc ấy của nhà nước Việt Nam là chính
sách hòa hợp dân tộc.
"Chính sách này đã công bố công khai ngay từ thời chiến
tranh, chứ không phải sau hậu chiến mới có chính sách đó.
"Thế còn việc tập trung học tập hay cải tạo, tôi nghĩ đấy
là để học cho nó rõ chính sách của nhà nước Việt Nam thời bấy giờ.
"Chứ không có nghĩa là một chế độ tù đầy."
Sử gia này nói tiếp về các trại cải tạo sau 1975.
"Nếu nói là tù đầy, thì tôi nghĩ đó là một sự xuyên tạc.
"Hơn nữa cũng cần lưu ý là có thể là ở những lớp học
như vậy, đời sống không được tốt, tức về mặt đời sống kinh tế không được tốt.
"Và có thể có một số anh em nào đó hiểu nhầm là mình bị
khổ sở này khác.
"Nhưng tôi xin nói là tất cả những điều mà ở Sài Gòn
tuyên truyền trước ngày 30/4/1975 là cộng sản Việt Nam vào Sài Gòn sẽ diễn ra một
cuộc tắm máu. Điều đó rõ ràng đã không xảy ra.
"Hai là đã không có nhà tù nào để giam cầm tất cả anh
em sỹ quan binh sỹ quân đội Sài Gòn, cũng như (nhân viên) chính quyền Sài Gòn
trước đây, trong nhà tù để mà đánh đập, để mà tra tấn, thì hoàn toàn không có.
"Tức là những tuyên truyền vu cáo về miền Bắc xâm lược
miền Nam và dẫn đến những sự tàn sát đẫm máu, thì rõ ràng điều đó không có ở Việt
Nam," Phó Giáo sư Vũ Quang Hiển nói với BBC.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét