Cho đến nay cơn bão chống tham nhũng, bất
công, ăn cướp đất của người dân Xã Đồng Tâm có thể được coi là tạm lắng dịu.
Nhưng giải quyết rốt ráo, hợp tình, hợp lý có thể đạt được, hay nói cách khác lợi
ích của ba bên chính quyền, Viettel và của dân có đuợc dàn xếp một cách công bằng
để cơn bão này hoàn toàn tan đi thì còn chưa chắc.
Lợi
ích của Viettel
Viettel hay còn gọi là Tập đoàn Viễn thông Quân đội. Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất nước,
một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Nó
là một trong các tổ chức kinh tài thuộc
bộ quốc phòng mà quyền lực vừa cứng vừa mềm bao trùm toàn quốc. Quyền lực này bị thao túng bởi các tướng lãnh quân đội. Những
người này là chủ sở hữu tài sản, đất đai có dính dáng đến quốc phòng trên khắp
lãnh thổ Việt Nam. Từ miếng đất nhỏ đặt các đồn bót xưa của lính Pháp, lính
quốc gia, cho đến các trụ sở quân sự mênh mông như thấy trên đường Trường Chinh
Hà Nội, hoặc Bộ Tổng Tham Mưu cũ của QL VNCH, căn cứ Long Bình … trong miền Nam,
đến các sân bay, bến cảng, đều là của quân đội, hay nói trắng ra là trong tay giới
tướng lĩnh. Họ chia chác, bỏ túi riêng biết cơ man nào chiến lợi phẩm và các
lợi nhuận phát sinh từ các chiến lợi phẩm. Chỉ tính những miếng đất chung quanh
hàng rào phi trường Tân Sơn Nhất, từ đất quốc phòng, biến thành nhà ở, các quan
chức quân đội đã bỏ túi hàng chục, hàng trăm, ngàn tỷ đồng.
Quân đội vượt xa
công an về sở hữu tài sản công và đất đai mà hiến pháp quy định là sở hữu toàn
dân. Ở đâu họ cắm dùi, cắm trại ở đó có quyền lợi cá nhân. Có lẽ không có thủ
đô một quốc gia nào căn cứ quân sự chiếm một tỷ lệ đất đai rất lớn như tại Hà
Nội. Dù không có con số chính xác về các thông tin loại bí mật về đất quốc
phòng, trụ sở quân đội, nhưng như một người bình thường quan sát, người ta thấy các cơ sở quân sự chiếm một tỷ lệ rất lớn
đất đai trong thủ đô Hà Nội, trong số đó đã có nhiều nơi biến dạng, chuyển qua
tay các chủ sở hữu khác. Nhan nhản trường, lớp y khoa, bệnh viện, cơ sở kinh
doanh lớn nhỏ của riêng quân đội cạnh
tranh với các cơ sở dân sự.
Trên thế giới, quân
đội chỉ phục vụ quốc phòng; tại Việt Nam, quân đội được tự do làm kinh tài. Với
quyền lực không có gì ngăn chặn được, họ xuất hiện ồn ào, không ngần ngại đụng chạm với
bất cứ thế lực kinh tế nào, và cũng chẳng thế lực kinh tế nào dám cạnh tranh, các
thế lực kinh tế đối thủ khác luôn nhường một vài bước cho họ. Nguồn lực, tiềm
năng kinh tế của họ hầu hết do đất đai, chiến lợi phẩm có được, lớn gấp nhiều
lần công an.
Khác với sự tham
nhũng của công an, tham nhũng trong quân đội mờ nhạt hơn, không thấy rõ nét, không
lộ liễu dưới mắt dân, nhưng núp bóng dưới các tập đoàn kinh tế với lợi nhuận vô
cùng lớn, họ thi nhau rút ruột, tham nhũng nội bộ, chia chác kín đáo.
Lợi nhuận của Viettel
tăng không thể tưởng tượng. Từ 125 triệu đồng tiền VN
năm 1990, 25 năm sau tăng lên đến 45.800
tỷ đồng. Tổng Công ty Thành An
thuộc Bộ Quốc, thi công xây lắp và sản xuất vật liệu xây dựng, giá trị sản xuất chỉ trong 3 năm, từ 2014
khoảng 4000 tỷ đồng, đến năm 2016 tăng hơn gấp đôi,
9000 tỷ đồng. Ngân Hàng Quân Đội, tổng
tài sản kinh doanh Năm 2007: khoảng 30.000 tỷ đồng, chỉ trong 7 năm sau,
năm 2014, tăng lên đến gần gấp 7 lần:
204.000 tỷ đồng
Không dừng làm giầu
trên các chiến lợi phẩm quân đội, lợi dụng khí tài quân nhu, quận cụ có sẵn,
quân đội, thông qua chính phủ, còn bành trướng bất động sản bằng cách quốc hữu
hóa đất đai của người dân. Những mảnh đất quốc hữu hóa ấy đều nằm dưới vỏ bọc
dùng cho quốc phòng, thực chất dần dần biến thành đất thương mại, điển hình như
đất của xã Đồng Tâm.
Lợi
ích của quan chức chính phủ từ trung ương đến địa phương
Trong một quốc gia dân
chủ, nhà nước bị kiểm soát bởi người dân; chính phủ xuất phát từ người dân và
vì thế phải phục vụ người dân. Trong chế độ độc tài, đảng trị, nhà nước là cánh
tay nối dài để thực hiện quyền lực của đảng trên người đân bị đảng ‘lãnh đạo’, chính quyền cộng sản là công cụ duy
trì sự thống trị của giai cấp vô sản (sic), một tổ chức quyền lực đặc biệt,
cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý, bảo vệ lợi ích của giai cấp vô
sản (?) thống trị. Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn
dân, nhà nước là người đại diện và thống
nhất quản lý, mỗi miếng đất là mồi nhắm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình nằm trong
các tổ chức đảng và nhà nước từ địa phương đến trung ương. Nhân danh Nhà nước,
người ta thu hồi đất của tổ chức tôn giáo, nông dân đang sử dụng, lấy lý
do phục vụ quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã
hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Mỗi miếng đất là miếng mồi chung của những
phe phái riêng kình chống lẫn nhau. Đất bị giành giật, xé nát như con mồi béo bở
nhày nhụa máu thịt giữa bầy sư tử, linh cẩu, kên kên, chó sói thậm chí cả đến ruồi
bọ.
Đất của dân xã Đồng Tâm
bị biến thành đất của Bộ Quốc phòng. Từ đất của Bộ Quốc phòng biến thành đất của
một tổng công ty của Bộ Quốc phòng, Viettel, dễ như trở bàn tay. Đất của dân trở
thành của các chủ nhân ông trong Viettel,
là của các đảng viên, là của một mớ chằng chịt lợi ích nhóm trong đảng, trong
chính phủ, từ trung ương đến địa phương. Các đảng viên huyện, xã có xà xẻo thêm
một chút cũng không lấy làm lạ. Dân kêu, thành phố có cách chức vài tên, vài
tên đi tù cũng là đương nhiên, kết quả tất yếu sự chùi mép trong lúc tranh
giành miếng mồi chung giữa đám quần hồ cẩu đảng.
Lợi ích của Viettel nói
riêng, các tập đoàn kinh tế nói chung được điều hành bởi đảng viên, quan chức
cao cấp trong đảng và trong chính phủ. Đảng viên và quan chức cấp cơ sở cỡ kên
kên, ruồi bọ có dính máu ăn phần cũng là điều dễ hiểu và nếu cọp, beo, sư tử,
linh cẩu muốn chạy tội, thành phần nhỏ nhất này sẽ bị hy sinh đầu tiên.
Lợi
ích nông dân
Lợi ích của nông dân chẳng
có gì, chỉ trên vài mảnh đất con con được phân phát bởi các cường hào ác bá Cộng
Sản, nhưng lại nằm trong tay thao túng của chính các thành phần cường hào ác bá này từ đảng,
nhà nước, các quan chức nhà nước địa phương, thành phố. Tài sản của dân, đất
đai của dân nằm trong quy hoạch sở hữu toàn dân đồng nghĩa với sở hữu của các quan chức, các
gia đình chóp bu trong đảng, trong chính phủ.
Lợi ích của nông dân
còn có được từ vài chục, vài trăm năm trước họa chăng là đền thờ, chùa miếu hay
nghĩa trang có tổ tiên họ an nghỉ.
Đất đai, phương tiện
sinh sống, có thể bị và đã bị tịch thu, trưng thu, đền bù với giá rẻ mạt.
Nhà thờ, chùa chiền, mồ
mả tổ tiên đã bị di dời, quy hoạch, thậm chí cả giáo xứ, cả làng đã bị xóa xổ
vì quyền lợi của các nhóm lợi ích thông qua quyền lực của chính phủ.
“Đồng
Tâm”
Trong một video clip
trên báo chính thống, người ta thấy một cụ ông rít lên uất hận tố cáo sự cướp đất
của Viettel, tham nhũng của các viên chức địa phương ngay trước mặt chủ tịch
thành phố Hà Nội.
Người dân Đồng Tâm mà
trong đó có rất nhiều đảng viên đã từng có thời một dạ một lòng tin vào chính
quyền, vào đảng cộng sản. Chung quanh làng có thể các biểu ngữ “hết lòng tin tưởng..”,
“không chống nhà nước”, Có người xuống nước năn nỉ ‘Xin chính phủ giang tay”..…có
thể là ý, nhưng có thể là giả, nó nằm trong chiến thuật rút củi cho cơn điên cuồng
trả thù mà họ biết sẽ sôi sục lên của đảng, của chính phủ, của tập đoàn Viettel,
bọn người không ngần ngại vu vạ người cầm đầu cuộc nổi dậy của người Đồng Tâm chống
đảng, chống phá chính quyền, một cách chụp mũ nham hiểm của báo chí nhà nước và
của chính quyền. Thật ra dân có tin đảng và chính quyền không?
Theo dõi các clip thấy
rõ sự kín kẽ của dân, họ ghi lại tất cả các hành động, lời nói, chữ viết, chữ
ký của nhân viên chính quyền. Giữ người đến phút chót sau khi hoàn thành biên bản
thỏa thuận giữa ông Chung và người dân chứng tỏ người dân muốn nắm đằng chuôi, muốn
tiền trao cháo múc. Họ không tin, họ đã thấy sự lật lọng bất cứ lúc nào của đảng
và chính quyền. Chưa hề có tiền lệ người dân viết biên bản để chính quyền, nơi
đây là chủ tịch thành phố phải đặt tay ký và ký nhiều lần. Người dân vừa nắm thế
thượng phong, vừa chứng tỏ họ phải cẩn thận đến từng dấu chấm, dấu phẩy đối với nhà nước.
Nực cười là cuối biên bản người ta thấy có nhiều chữ ký của nhiều người, ngay cả
người dân bình thường, làm chứng. Người ta không tin chữ ký của chủ tịch Chung,
Thê thảm hơn nữa, cuối một tờ biên bản thấy có chữ ký của dân biểu Dương Trung Quốc,
chữ ký kèm theo dấu điềm chỉ hai ngón tay bằng mực đỏ chót! Không biết ông Quốc
tự lăn tay hay do người dân yêu cầu, khốn khổ, nhục nhã thật. Ngay cả ông Chung,
chính quyền, và ông Quốc, dân biểu, đều bị dân nghi ngờ. Họ không nghi ngờ chữ
ký, nhưng họ không tin người ký sẽ giữ lời hứa, họ sợ đám ngươi miệng có gang
có thép lật lọng phủ nhận luôn chữ ký của mình. Thật là nguy hiểm cho chế độ
khi người dân không tin người làm luật, bên lập pháp, lẫn ngươi thi hành luật,
hành pháp, đến thế.
Sự
lật lọng, chạy làng của đại diện đảng và chính phủ nhen nhóm từ khi bắt đầu ký
Người dân lo lắng,
không tin vào lời hứa của bất cứ ai trong nhà nước và quốc hội là đúng.
Trong
một video, Chính
quyền, đại diện là phó giám đốc CA Hà Nội Bạch Thành Định chua cay trên
quyết định cam kết thả người dân Đồng Tâm bị bắt ngày 18/4 của
thành phố. Ông này nói: “Việc thả người không phải thỏa hiệp của chính
quyền với
những đòi hỏi của nhóm người khích động địa phương”
Ông Chung, khi đến Đồng
Tâm đã nói ông chọn thời điểm chín muồi để đối thoại với dân. Có thật thế
không? Ông này đã hứa đến Đồng Tâm, rồi lại nuốt lời để ông phó bí thư hạ cố,
có lẽ ông phó bí thư mơ mộng lợi dụng lòng tin, sự phục tòng vào đảng của đảng
viên, nhóm đang lãnh đạo dân Đồng Tâm, nhưng xem ra, ông với những lời lẽ trống
rỗng, bịp bợm rẻ tiền đã không thu được một kết quả nhỏ nhoi nào.
Thời điểm chín muồi của
ông Chung chỉ là cách nói dối, trong đó có thể che giấu sự lục đục nội bộ các
phe nhóm lợi ích trong giới lãnh đạo, đảng lẫn chính quyền và bộ quốc phòng mà
Viettel là con cưng. Sự vắng mặt dân biểu địa phương cho thấy ngại dụng chạm
giũa các thế lực tranh chấp, sợ chen giữa đám trâu bò húc nhau thì ruồi muỗi
cũng chết của đám dân biểu tay sai đảng và chính quyền. Họ cũng có thể không
tin sự dàn xếp ổn thỏa.
Có
thể một lần nữa bùng nổ một cuộc tranh chấp mới lớn hơn, khốc liệt
Các yếu tố đã nêu trên:
1/ Dân nghi ngờ, không
tin đảng và chính quyền. Lo ngại bị trả thù.
2/ Đảng ,chính quyền
không tin dân, sẵn sàng trả thù. Lật lọng và tráo trở là bản chất.
3/ Lợi lộc qua sự lấn
chiếm ‘đất đai sở hữu toàn dân’ của các nhóm lợi ích trong đảng và chính phủ là
vô cùng lớn, càng ngày càng khích thích lòng tham của cá nhân và gia đình họ,
càng ngày càng khoét sâu sự ganh ghét, bất mãn lẫn nhau giũa các nhóm trong
chính phủ và đảng viên.
khiến Đồng Tâm nơi,
theo dõi các diễn tiến trong những ngày qua biết được, có những người lãnh đạo khôn
ngoan, bản lãnh, có thể một lần nữa bùng nổ một cuộc tranh chấp mới lớn hơn, khốc
kiệt hơn nếu các nhóm lọi ích trong đảng và chính phủ không dám nhận phần thua
thiệt như khi ông Chung đến thôn Hoành.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét