Thứ Năm, 1 tháng 6, 2017

Tiết lộ: "Trong thực tế chưa có khoản nợ nào của DNNN mà Nhà nước không phải trả"





Thảo luận tại tổ về vấn đề nợ công trong Luật quản lý nợ công (sửa đổi) chiều ngày 30/5, theo đại biểu Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc hội đã tiết lộ một sự thật mà trước đây, đặc biệt dưới thời chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, chưa bao giờ hé môi.




  Quan chức Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc hội (trái)



Ông Nguyễn Đức Kiên lấy ví dụ Vinashin vay của Credit Suisse hơn 600 triệu USD hồi năm 2007-2008, nhưng sau đó Nhà nước lại phải trả dù khi vay là theo cơ chế doanh nghiệp nhà nước vay và trả. Vấn đề nói là vậy nhưng trong thực tế chưa có khoản nợ nào của doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước không phải trả. Ngay như vụ ở Xi măng Cẩm Phả cũng không trả được phải chuyển cho Viettel để Viettel trả. Hay như các dự án vay của ngân hàng trong nước thì cũng phải trả, vì đó là tiền ngân hàng huy động của dân. 



Cần lưu ý, Nguyễn Đức Kiên dù là một quan chức nhưng có sự khác biệt khá nhiều với đại đa số quan chức khác, nghĩa là thỉnh thoảng ông có được một số phản biện có ý nghĩa về tình trạng tài chính - ngân sách.



Nhìn lại thời gian từ năm 2011 đến năm 2015 - thời điểm kết thúc sự nghiệp chính trị của ông Nguyễn Tấn Dũng, đà vay mượn nước ngoài tăng tiến không ngừng nghỉ đã khiến nợ công tăng vọt và nợ vay của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước cũng tăng chóng mặt.



Dưới thời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, việc Chính phủ bảo lãnh cho tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước vay vốn của nước ngoài diễn ra tràn lan và vô tội vạ. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, có ít nhất 30% số doanh nghiệp nhà nước luôn phải đối mặt với nguy cơ phá sản.



Về sau này, chính các cơ quan chính phủ và Quốc hội đã phải xác nhận rằng tốc độ tăng nợ công từ 2010- 2015 tăng gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế.



Vào thời điểm sát Đại hội XII cuối năm 2015, chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vẫn cố “khuôn” nợ công quốc gia chỉ khoảng 59% GDP, để từ đó vẫn đưa ra những lời hô hào “còn dư địa để vay nước ngoài”, vẫn tiếp diễn những ca khúc về các dự án khổng lồ “đường sắt cao tốc Bắc Nam” với vốn đầu tư lên đến hơn 50 tỷ USD, “đường bộ cao tốc Bắc Nam” với giá trị ban đầu lên đến 10 tỷ USD, và cả nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận với giá trị đầu tư phát sinh tuy chưa làm gì cả đã lên đến 20 tỷ USD…



Chỉ đến sau Đại hội XII, khi ông Nguyễn Tấn Dũng bất ngờ “ngã ngựa”, không những bị loại khỏi Bộ Chính trị mà còn chẳng trụ nổi trong Ban Chấp hành trung ương đảng, làn sóng “mở miệng” của giới quan chức “còn đảng còn mình” mới thấp thoáng. Theo đó, tỷ lệ nợ công quốc gia dần được “điều chỉnh” nhích lên và gần đây nhất là đã “sát ngưỡng nguy hiểm 65% GDP”.



Nhưng theo một phân tích mới nhất của Tiến sĩ Vũ Quang Việt vào đầu năm 2017 ngay trên một tờ báo nhà nước là Thời báo Kinh tế Sài Gòn, nợ của 3.200 doanh nghiệp nhà nước theo điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2014 là 4,9 triệu tỉ đồng (231 tỉ đô la Mỹ), gấp nhiều lần con số 1,5 triệu tỉ đồng mà Bộ Tài chính đưa ra chỉ cho một số tập đoàn và công ty lớn. Ước tính thêm cho thấy năm 2016, nợ của doanh nghiệp nhà nước là 324 tỉ đô la Mỹ, bằng 158% GDP.



Như vậy, cộng cả nợ chính phủ và nợ doanh nghiệp nhà nước sau khi trừ đi phần Chính phủ bảo lãnh trùng lặp, tổng số nợ công năm 2016 là 431 tỉ đô la Mỹ, bằng 210% GDP.



Tình thế đã thê thiết đến mức vào đầu năm 2017, Thủ tướng Phúc đã lần đầu tiên phải dùng đến một cụm từ đặc biệt nhạy cảm chính trị mà trước đó không một cấp lãnh đạo nào dám sử dụng: “sụp đổ tài khóa quốc gia”.


Tiết lộ của ông Nguyễn Đức Kiên về “nhà nước trả nợ thay” một lần nữa xác nhận tình trạng chính phủ thời Nguyễn Tấn Dũng đã sử dụng vô tội vạ ngân sách - tiền đóng thuế của dân - để cứu vớt nhiều doanh nghệp “ăn của dân không chứa thứ gì”. Thậm chí vào cuối thời Nguễn Tấn Dũng còn phát sinh luận điệu từ Ngân hàng nhà nước (nơi cựu thống đốc Nguyễn Văn Bình đã trở thành ủy viên bộ chính trị - Trưởng ban Kinh tế trung ương) về “dùng ngân sách để xử lý nợ xấu ngân hàng”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét