Thứ Hai, 27 tháng 8, 2018

5004 - Lưu Quang Vũ và những vở kịch để đời


                                                 Nhà viết kịch Lê Quang Vũ Wikipedia

Ngày 29/08/2018 là đúng kỷ niệm 30 năm vợ chồng nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh cùng đứa con trai 13 tuổi qua đời trong một tai nạn tại Hải Dương, giữa lúc sự nghiệp của cặp nghệ sĩ xuất chúng này đang lên đến đỉnh cao. Tại Việt Nam trong những ngày qua đã có nhiều sinh hoạt để tưởng niệm và vinh danh Lưu Quang Vũ-Xuân Quỳnh. Trong chương trình hôm nay, RFI phỏng vấn nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên về những dấu ấn mà Lưu Quang Vũ để lại trong sân khấu kịch ở Việt Nam.

Lưu Quang Vũ sinh ngày 17/04/1948 tại tỉnh Phú Thọ, là con trai nhà viết kịch Lưu Quang Thuận. Thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của anh đã sớm bộc lộ từ nhỏ. Từ 1965 đến 1970, anh phục vụ trong quân đội và đây là thời kỳ thơ Lưu Quang Vũ bắt đầu nở rộ. Sau khi xuất ngũ, anh đã làm đủ nghề, trước khi làm biên tập viên Tạp chí Sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch nói, với vở kịch đầu tay Sống mãi tuổi 17.
Tuy chỉ 40 tuổi, nhưng Lưu Quang Vũ đã là tác giả có sức sáng tác rất dồi dào, với gần 50 vở kịch, trong đó có nhiều tác phẩm đã làm sôi động sân khấu Việt Nam thời kỳ đó như: Hồn Trương Ba da hàng thịt, Lời thề thứ 9, Bệnh sĩ, Khoảnh khắc và vô tận, Tôi và chúng ta, Hoa cúc xanh trên đầm lầy v.v...
Nói chung, các các vở kịch, truyện ngắn, thơ của Lưu Quang Vũ giàu tính hiện thực và nhân văn, cũng như in đậm dấu ấn của từng giai đoạn trong cuộc sống của anh. Đó là những yếu tố khiến cho các tác phẩm của anh cho tới vẫn được công chúng ở Việt Nam tán thưởng.
Tiêu biểu nhất cho các vở   kịch của Lưu Quang Vũ là vỡ Tôi và chúng ta. Tác phẩm này lấy bối cảnh vào những năm 1980, khi cơ chế bao cấp, tư tưởng giáo điều cứng nhắc đang cố cưỡng lại xu thế đổi mới, mở cửa kinh tế, thể hiện qua cuộc đối đầu giữa phe bảo thủ và phe đổi mới trong một xí nghiệp vào thời đó.
Sau đây mời quý vị nghe phần phỏng vấn nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên về Lưu Quang Vũ:
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên23/08/2018


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét