Phương Thảo (VNTB)
Chỉ hai năm sau khi Việt Nam tổ chức một hội nghị lớn về chống buôn bán trái phép động vật hoang dã, mà Hoàng tử William là diễn giả chính, Việt Nam đã lộ ra là một tay chơii chơi ngày càng lớn trong kinh doanh ngà voi quốc tế. Sau khi Trung Quốc cấm kinh doanh ngà voi và xiết chặt kiểm tra xuất nhập khẩu, các tổ chức buôn lậu người Việt đã lập tức thay thế các con buôn Trung Quốc.
Cơ quan điều tra môi trường ( EIA) đã tiết lộ về một mạng lưới các tổ chức buôn lậu mà các nhân viên điều tra mật của họ đã thâm nhập được trong vòng hai năm.
Từ Mozambique đến Việt Nam
Những đường dây buôn lậu tinh vi này nhận ngà voi và sừng tê giác từ Mozambique và đưa vào Việt Nam, từ đó bán lại cho hầu hết các khách hàng Trung Quốc tại các trung tâm kinh doanh xuất hiện ở phía Bắc.
Phần lớn ngà voi được vận chuyển ra khỏi Mozambique đến Malaysia và sau đó theo đường hàng không sang Lào và được đưa vào Việt Nam bằng đường bộ, và sau đó là Trung Quốc.
Một trong những khoảnh khắc gây sốc nhất trong cuộc điều tra của EIA là khi các nhân viên điều tra mật của họ khi giả làm người mua, đã được đưa vào một hội thảo tại Hà Nội, nơi có trưng bày một lô hàng mới.
Họ đã chứng kiến hàng chục cái ngà voi thô. Có khoảng 500kg chất đống dưới đất đó là một phần của lô hàng 1,5 tấn, và là ngà của khoảng 150 con voi.
Các quan chức hải quan tại sân bay Chek Lap Kok thu giữ một số lượng lớn ngà voi bất hợp pháp trị giá 7,9 triệu USD Hồng Kông được giấu trong hành lý của 16 hành khách Việt Nam. Ảnh: AFP |
Kết quả của việc săn trộm là số voi ở Mozambique hiện đang bị đe dọa nghiêm trọng. Số lượng voi đã giảm từ hơn 11 ngàn xuống còn hơn một ngàn.
Từ đầu năm 2016 đến cuối năm 2017 đã có ít nhất 22 lô hàng trót lọt với khoảng 19 tấn ngà voi trị giá 14 triệu đô la trên thị trường chợ đen. Qua đó cho thấy cảnh sát, quân đội và quan chức hải quan ở cả châu Phi lẫn châu Á đang được trả tiền để nhắm mắt làm ngơ. Trong các cuộc trò chuyện được ghi lại với một số nhân vật có vai trò chủ chốt, những con buôn buôn ngà voi khoe khoang về việc có được nguồn ngà voi từ những kẻ săn trộm rồi chuyển ra khỏi châu Phi sau đó vào châu Á dễ dàng ra sao.
Cựu Đại sứ Việt Nam ở Mozambique làm cầu nối
Người đứng đầu mạng lưới kinh doanh 4 tầng gồm ít nhất 10 lính này là Phan Chi. Với trên 10 năm buôn lậu ngà voi, Phan Chi có trụ sở tại Hà Nội nhưng cũng thuê một số căn nhà ở Mozambique và tự hào sở hữu một lâu đài lớn cạnh sân golf ở Pretoria, Nam Phi, nơi đang sống phè phỡn bằng thị thực 'hưu trí' do chính quyền Nam Phi cấp.
Khả năng cung ứng hàng của Chi là 2 tấn ngà voi một tháng và chỉ trong năm 2015 Chi đã chuyển ba chuyến hàng bằng đường biển từ Mozambique về Việt Nam trót lọt với 13,5 tấn ngà. Ngoài ra Chi còn có thể cung cung cấp 100-150kg sừng tê giác mỗi tháng và vào thời điểm đó Chi đang hiện có 100 kg sừng tê giác ở Việt Nam.
Chi cho biết có thể sắp xếp đưa sừng tê giác về Việt nam từ Mozambique trong vòng 48 giờ trong hành lý của khách trên các chuyến bày từ Nampula hoặc Maputo ở Mozambique, quá cảnh ở Nairobi và đến Hà Nội. Phương thức buôn lậu này của Chi được hỗ trợ tại Sân bay Quốc tế Jomo Kenyatta của Nairobi và Sân bay Quốc tế Nội Bài của Hà Nội.
Chi cũng cho biết ông đã liên hệ rất tốt với Nguyễn Văn Trung, người sau đó là Đại sứ Việt Nam tại Mozambique. Ông Nguyễn Văn Trung đã rời chức đại sứ vào tháng 6 năm 2018 để nhận chức Phó tổng biên tập một tờ báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam, tờ Thế giới và Việt Nam - The World and Vietnam Report. Chi cho biết Trung đã giới thiệu Chi với các quan chức cấp cao thuộc cảnh sát và Cục Hải quan của Chính phủ Mozambique, những người mà chi gọi khi cần giúp đỡ.
Cứ mỗi tháng Chi lại chuyển 2 triệu đô la Mỹ về Việt nam, đủ để thấy việc kinh doanh phát đạt và đem lại lợi nhuận cao như thế nào.
Mạng lưới vận chuyển Malaysia - Lào _ Việt Nam: bao luật
Đầu mối vận chuyển người Malaysia đã có thâm niên kinh doanh các mặt hàng này trên dưới 20 năm với các tay buôn Trung Quốc và Thái Lan. Ở đây sau khi nhận hàng từ Mozabique, Teo cung cấp dịch vụ cất giấu hàng và tư vấn vận chuyển ngà voi lậu. Sau khi nhận hàng ở hải cảng, Teo chia nhỏ hàng ra để đóng gói gởi đi bằng đường hàng không qua Lào với giá 145 đô la cho một ký ngà voi và 100 đô la cho một ký vảy tê tê. Trách nhiệm của Teo xong khi hàng lên đường sang Lào và Nguyễn Thi Thanh Hải đảm chặng tiếp theo.
Nguyễn Thi Thanh Hải quê Hà Tĩnh đã từng nhận án vì buôn lậu vảy tê tê cũng đã có mối quan hệ làm ăn với Teo trên 10 năm. Nhờ có quan hệ đặc biệt ở Lào, hàng của Teo về tới sân bay quốc tế Wattay sẽ được chuyển về đến tận biên giới Lào Việt nhờ mối quan hệ với Phó Cục thuế Lào. Mối quan hệ này đảm bảo cho Hải là người độc quyền trên tuyến đường Lào- Việt. Đối thủ cạnh tranh của Hải bị kẹt hàng ở sân bay Wattay vì không có được mối quan hệ đặc biệt như Hải.
Từ đây hàng được Hải cho lính chở vào Việt nam bằng xe hạng sang mà không gặp trở ngại gì vì đã "bao luật" luôn cả hải quan và biên phòng. Giá chuyên chở của Hải là 160 đô la cho một ký, bao luôn việc gom hàng từ sân bay Lào, thủ tục nhập biên giới Lào Việt và chở hàng về thẳng Hà Nội. Đường đi trôi chảy là nhờ Hải mua chuộc các quan chức Việt Nam cấp huyện tới tỉnh.
Hải cũng cho biết có hai cá nhân có thể dọn container ở Campuchia trước khi vận chuyển vào Việt Nam bằng đường bộ. Một trong số đó là một người Việt Nam có biệt danh Hung 'Lop' hay Con. Người thứ hai kết hôn với một công dân Việt Nam, là cựu giám đốc biên phòng ở Sihanoukville.
Một chân rết khác trong mạng lưới vận chuyển là Nguyễn Công Thọ tham gia buôn lậu từ khi còn là sinh viên đại học và kể từ năm 2014 đã buôn bán trót lọt ít nhất 100 tấn ngà voi qua nhiều tuyến đường khác nhau để mang về Việt nam.
Thọ cho biết nhu cầu về ngà voi ở Việt nam rất lớn và việc bắt bớ buôn lậu ngà voi chỉ là làm màu. Thọ cho biết tháng 8 năm 2018 các cửa hàng ngà voi ở Nhị Kê vẫn tiêu thụ 3 tấn ngà voi một tháng. Những người kinh doanh nhà ở Nhị Khê cũng đã chuyển về Đồng Kỵ cũng là nơi Thọ cất giấu ngà loại tốt nhất.
Trên tuyến Lào Việt, một tuần Thọ chở đi 500kg ngà voi. Giờ đây Thọ cũng chuyển sang kinh doanh từ mối liên hệ với các khách hàng qua công việc vận chuyển. Thọ đã đi tới tận châu Phi để mua ngà tận gốc. Năm 2016 Thọ chuyển được ngà voi từ Nigeria về cảng Tiên Sa Đà Nẵng nhờ người họ hàng làm hải quan. Ngoài ra Thọ cũng có mối liên hệ với cựu nhân viên sân bay quốc tế Nnamdi Azikiwe ở thủ đô Abuja của Nigeria. Hiện Thọ đang lên kế hoạch đi Mozambique để bắt đầu kinh doanh sừng tê giác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét