Thứ Ba, 27 tháng 11, 2018

7522 - Dân Đông Nam Á sẽ hối hận nếu bỏ tự do chính trị để được "phồn thịnh"?

Hoa Nghi lược dịch (VNTB) 

Trong bối cảnh nhà nước Việt Nam với người đứng đầu là ông TBT – CTN Nguyễn Phú Trọng đang siêt lại các quyền tự do chính trị thì câu hỏi đặt ra là liệu nó có khiến cho sự phát triển bị tắc nghẽn, hay sự siết chặt chính trị có gián tiếp làm suy thoái về mặt kinh tế? [lời người lược dịch].


Theo ông, Đông Nam Á cung cấp một thị trường dồi dào, nhưng lại bó hẹp về đa nguyên chính trị.

ASEAN được thành lập vào năm 1967 như là một bức tường chống lại chủ nghĩa độc tài dưới hình thức chủ nghĩa cộng sản, nhưng tổ chức này không bao giờ chứng minh một pháo đài dân chủ. Các nhà lãnh đạo như Ferdinand Marcos ở Philippines và Suharto ở Indonesia bị "lật đổ" tương đối yên bình, trong khi các nước láng giềng tổ chức bầu cử để ổn định.

Ngày nay, tổ chức 10 thành viên dường như là gương mặt của cái mà nhà khoa học chính trị Mỹ Larry Diamond đã gọi là "cuộc suy thoái dân chủ" đang lan rộng khắp thế giới. Bảy nước ASEAN được cai trị bởi các nhà độc tài, quân nhân, chế độ quân chủ, chế độ cộng sản hoặc các đảng độc quyền thống trị trong nhiều thập niên (thao túng các tiến trình dân chủ). Ở Indonesia, Malaysia và Philippines nền dân chủ vẫn tồn tại, nhưng bấp bênh.

Dưới thời Tổng thống Joko Widodo, Indonesia đã chính trị hóa tôn giáo và kiềm chế tự do hội họp. Philippines, đã qua nhiều thế hệ được cai trị bởi chế độ độc tài thuộc các triều đại - một mạng lưới các gia đình kiểm soát hầu hết các vị trí của chính phủ. Malaysia hiện là ví dụ điển hình nhất về đa nguyên, sau một chiến thắng bầu cử không chắc chắn của chính phủ độc tài - Thủ tướng Najib Razak. Nhưng liên minh chiến thắng đã thành công bằng cách thống nhất phía sau Mahathir Mohamad, một cựu Thủ tướng 93 tuổi từng được biết đến với chủ nghĩa dân tộc.

Ảnh minh họa.
Malaysia dường như chứng minh câu châm ngôn rằng, dân chủ là hình thức tồi tệ nhất của chính phủ ngoại trừ tất cả những người khác - lợi thế duy nhất của nó là khả năng loại bỏ những người cai trị lạm dụng quyền lực hoặc không đủ năng lực.

Có lẽ chính mối đe dọa đã khiến các nhà lãnh đạo ASEAN tấn công các hệ thống trách nhiệm giải trình, như các tòa án độc lập vốn chống lại sự lạm dụng quyền lực. Những biện pháp bảo vệ này nhằm loại bỏ cái được coi là chủ nghĩa đế quốc phương Tây vốn gây ra những trở ngại bất tiện, và "luôn chống đối đối với chính phủ", như Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã từng tuyên bố.

Tinh thần này hiện diện hiển nhiên trong cuộc họp Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN tại Hà Nội vào tháng 9, khi các nhà lãnh đạo khu vực thay phiên nhau chào đón những thành công kinh tế của đất nước mình và kỷ niệm trật tự thế giới mới. Người đàn ông mạnh mẽ của Campuchia – Thủ tướng Hun Sen viện dẫn nguyên tắc sáng lập của ASEAN về sự không can thiệp các vấn đề nội bộ giữa các nước thành viên, bảo vệ các chế độ cộng sản và quân sự ở Campuchia, Myanmar, Lào, Thái Lan và Việt Nam. "Các quốc gia không biết gì về đất nước của chúng tôi," ông nói, "hãy để chúng tôi giải quyết vấn đề của chính chúng tôi."

Và sự độc lập chủ quyền thường được biện cho sự yếu kém năng lực và tham nhũng.

Singapore, thường được các chính trị gia Philippines xem như một nguồn cảm hứng, và cung cấp một luận điểm huyền thoại rằng quản trị tốt đòi hỏi sự kiểm soát mạnh mẽ của các thể chế độc lập. Nhưng sự thành công của Lý Quang Diệu, thủ tướng đầu tiên được ca ngợi nhiều nhất của Singapore, được thành lập dựa trên việc đưa ra các lựa chọn chính sách tốt chứ không phải về chủ nghĩa độc tài.

Sự thành công về kinh tế của đất nước nhỏ bé - dân số dưới 6 triệu người - cho phép các nhà lãnh đạo của các nước láng giềng có dân số lớn hơn tới 40 lần biện minh cho chính phủ độc tài. 

Ngày nay, hiệu suất kinh tế dường như chứng minh tính hợp pháp. Và ASEAN đang thực hiện tốt hợp pháp, với tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ đạt trung bình 5,2% một năm từ năm 2018 đến năm 2022, theo một báo cáo năm 2018 về Đông Nam Á, Trung Quốc và Ấn Độ do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế công bố.

Khi sự thịnh vượng tăng lên, sự chấp nhận chủ nghĩa dân túy độc tài cũng gia tăng sâu sắc hơn trong tầng lớp trung lưu. Điều này có thể hiểu được, bởi khi cuộc sống hàng ngày có vẻ tốt hơn bao giờ hết, nó trở thành một yếu tố để dung thứ cho các vấn đề còn tồn tại của nhà nước.

Nhưng lịch sử - kể cả trong ASEAN - cảnh báo rằng quy tắc đó cũng không phải là điều đúng đắn, bởi hiệu suất kinh tế sẽ giống như cơn thủy triều. Khi biển thay đổi, những kẻ đam mê quyền lực sẽ quay về phía các chính sách không bền vững, dẫn đến tình trạng bất ổn và đôi khi là bạo lực.

Rõ ràng, chúng ta đã thấy sức mạnh tập trung trong tay của vài người. Các dân tộc thiểu số bị loại trừ bởi các đại gia đương nhiệm. Phe đối lập được coi là bất ổn. Các nhóm dân tộc đối diện với bạo lực nhân danh an ninh. Phụ nữ và thiểu số tình dục bị áp bức. Công dân bị lên án mà không có thủ tục tố tụng hoặc bị giết mà không bị xét xử. Phương tiện truyền thông bị kiểm duyệt,…

Và chúng ta nên nhớ rằng sự phát triển kinh tế không phải là độc quyền của Singapore. Trong vài thập kỷ vừa qua, Philippines, Thái Lan, Malaysia và Indonesia đều tăng trưởng nhanh chóng dưới các nền dân chủ - dù thiếu sót nhưng hợp pháp. Điều này chứng minh rằng, việc siết chặt quyền chính trị hiện tại nhằm đổi lấy lời hứa của sự thịnh vượng có thể đưa đến một sự hối tiếc.

Phương châm của ASEAN là: "Một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng." Những ngôn từ này có tấn công đa nguyên chính trị?


Câu trả lời cho những câu hỏi khó. Tại diễn đàn WEF ở Việt Nam, đa nguyên được gợi ý rằng lý tưởng là sống động và tốt. Tuy nhiên, chính quyền Hà Nội cũng đã cấm nhập cảnh hai chuyên gia nhân quyền được mời. Và sự vắng mặt của hai người này còn có tiếng vọng to hơn lời nói của chúng tôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét