Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

Bài diễn văn của Ronald Reagan tại Normandy

Cafe Ku Búa

Chúng ta ở đây để tưởng niệm ngày lịch sử đó khi các đoàn quân Đồng Minh đã chung tay trong trận đánh để tái chiếm lục địa này về lại tự do. Trong 4 năm dài, đa phần Châu Âu đã nằm dưới một bóng tối khủng khiếp. Các quốc gia tự do đã sụp đổ, người Do Thái đã khóc than trong các trại diệt chủng, hàng triệu người đã kêu khóc cho sự giải phóng. Châu Âu đã bị nô lệ hóa, và thế giới đã cầu nguyện để được giải cứu. Tại đây ở Normandy cuộc giải cứu đã bắt đầu. Nơi đây quân Đồng Minh đã đứng lên và chiến đấu lại sự độc tài trong một nhiệm vụ khổng lồ chưa từng có trong lịch sử.

Chúng ta đang đứng trên một điểm đơn độc lộng gió ở bờ biển phía bắc của Pháp. Không khí đang trong lành, nhưng 40 năm trước tại thời điểm này, không khí dày đặc khói bụi và tiếng la hét của những người lính, và không gian đầy tiếng nổ của súng trường và đại bác. Vào lúc bình minh, vào buổi sáng của ngày 6 tháng 6, năm 1944, đội 225 lính biệt kích đã nhảy ra khỏi chiếc tàu của Anh và chạy đến dưới của những vách đá này. Nhiệm vụ của họ là một trong những nhiệm vụ khó khăn và thử thách nhất của cuộc đổ bộ: là leo lên vách đá và đỉnh dốc hoang vắng này, tiêu diệt những tay súng của địch thủ. Quân Đồng Minh đã được biết rằng vài tay súng thiện xạ nhất đang ở đây và họ đã được huấn luyện trên các bãi biển để ngăn chặn tiến bước của quân Đồng Minh.

Các binh sĩ biệt kích đã nhìn thấy kẻ thù – các tay súng trên các vách đá đang bắn và ném lựu đạn xuống. Và những binh sĩ biệt kích Mỹ bắt đầu leo lên. Họ bắc dây thang lên những vách đá này và bắt đầu trèo lên. Khi một người lính ngã xuống, người lính khác sẽ thay thế anh ấy. Khi một sợi dây bị cắt, một lính biệt kích sẽ lấy một sợi khác và bắt đầu lại. Họ đã leo lên, bắn trả lại, và giữ vị trí của mình. Sau đó, từng người một, các lính biệt kích đã kéo lên trên, và trong khi đổ bộ lên mảnh đất trên những vách đá này, họ đã bắt đầu giành lại lục địa Châu Âu. 225 người lính đã ở đây. Và sau 2 ngày đổ bộ, chỉ còn 90 người để tiếp tục chiến đấu. Phía sau tôi là một đài tưởng niệm khắc dấu những con dao găm của đội quân tiên phong đã đâm vào những vách đá đó. Và trước mặt tôi là những người cựu chiến binh đã từng tạo ra chúng. Đây là những người đàn ông dũng cảm của Point du Hoc. Đây là những người đàn ông đã chiếm lấy những vách đá. Đây là những anh hùng đã giải phóng một châu lục. Đây là những anh hùng đã giúp chấm dứt một cuộc chiến.

Thưa quý ông, tôi nhìn các ông và tôi nghĩ đến những lời thơ của Stephen Spender. Những người mà “dành sự sống của mình để chiến đấu cho cuộc sống…và để lại ánh hào quang được khắc ghi bằng danh dự của mình.” Tôi nghĩ rằng tôi biết các ngài đang nghĩ gì vào lúc này – rằng “chúng tôi chỉ là một phần của một nỗ lực lớn hơn; tất cả mọi người đều can đảm vào lúc đó.” Vâng, rất cả mọi người đều can đảm. Các bạn có nhớ câu chuyện của Bill Millin của đội Cao Nguyên 51 không? 40 năm trước đây, các binh sĩ Anh đang bị kẹt gần một cái cầu, chờ đợi mỏi mòn một sự giúp đỡ. Đột nhiên, họ đã nghe thấy tiếng kèn túi (bagpipe), vài người nghĩ rằng họ đang mơ. Vâng, họ đã không mơ. Họ đã nhìn lên và thấy Bill Millin với chiếc kèn túi của mình, dẫn theo quân viện trợ và làm ngơ trước tiếng nổ của đạn đang bắn xuống đất xung quanh ông. Ngài Lovat lúc đó đang ở bên cạnh ông – Ngài Quý Tộc Lovat của Scotland, người đã tuyên bố một cách bình tĩnh khi anh ta đi đến cái cầu, “Xin lỗi tôi đã đến trễ vài phút,” như thể ông đã bị muộn bởi một vụ kẹt xe, trong khi sự thật là ông ấy mới thoát ra khỏi một cuộc chiến đẫm máu trên bãi biển Sword, nơi mà ông và các chiến hữu của mình chỉ mới chiếm lấy.

Có sự dũng cảm bất khả thi của binh sĩ người Ba Lan, những người đã đưa thân mình vào giữa địch thủ và phần còn lại của Châu Âu khi cuộc tái chiếm bắt đầu, và sự dũng cảm không ai bằng của các binh sĩ Canada đã chứng kiến sự khủng khiếp của chiến tranh trên vùng biển này. Họ biết điều gì đang chờ đợi họ ở đây, nhưng họ sẽ không bị ngăn chặn. Và một khi họ bước xuống bãi biển Juno, họ chưa bao giờ nhìn lại. Tất cả những người đàn ông này là một phần của một danh sách danh dự chứa đầy niềm tự hào chói sáng như chiếc áo lính mà họ mặc: đội súng trường Hoàng Gia Winnipeg, đội kị binh 24 của Ba Lan, đội súng hỏa mai hoàng gia Scots của Scotland, đội Tiếng Hét Đại bàng, đội Vệ sĩ hoàng gia của sư đoàn thiết giáp Anh, lực lượng Tự Do của Pháp, đội hải quân Matchbox của Lực Lượng Bảo vệ Bờ Biển và các ông, đội biệt kích Mỹ. 40 mùa hè đã qua kể từ trận chiến mà các ông đã chiến đấu ở đây. Các ông đã từng là những chàng trai trẻ khi tái chiếm những vách đá này; vài người trong các ngài trẻ như những thanh niên, với những niềm vui sâu sắc nhất của cuộc đời phía trước mình. Tuy nhiên, các ông đã bất chấp tất cả để ở đây. Vì sao? Vì sao các ông lại làm vậy? Điều gì đã thúc đẩy các ông để bỏ qua bản năng sinh tồn bản thân và chấp nhận mạo hiểm mạng sống của mình để tái chiếm những vách đá này? Điều gì là cảm hứng cho tất cả những người đàn ông của các quân lực đã gặp nhau ở đây? Chúng tôi nhìn các vị, và bằng cách nào đó chúng tôi đã có câu trả lời. Đó chính là đức tin và niềm tin, đó chính là lòng trung thành và tình yêu.

Những người đàn ông của Normandy đã có đức tin rằng điều họ làm là đúng đắn, rằng họ đang chiến đấu cho tất cả nhân loại, rằng Chúa sẽ ban cho họ tình thương trên bãi biển này hoặc nơi khác. Đó chính là sự hiểu biết sâu sắc – và cầu nguyện rằng Chúa đã không đánh mất nó – rằng có một sự khác biệt sâu sắc và đạo đức giữa việc sử dụng vũ lực để giải phóng và việc sử dụng vũ lực để xâm lược. Các ông đến đây để giải phóng, chứ không phải xâm chiếm, và vì vậy cho nên các ông và những người khác đã không hoài nghi về mục đích của mình. Và các ông đã đúng. Các ông đều biết rằng có những thứ xứng đáng để hi sinh. Đất nước của chúng ta xứng đáng để hi sinh, và dân chủ xứng đáng để hi sinh, bởi vì nó là một hình thức chính phủ danh dự sâu sắc mà được thành lập bởi con người. Tất cả các vị đều yêu tự do. Tất cả các vị sẵn lòng chiến đấu chống lại sự độc tài và các ông biết rằng những người dân của các quốc gia đều đang ở phía sau các vị. Những người Mỹ đã chiến đấu ở đây vào buổi sáng hôm đó biết rằng từ tái chiếm đang lan rộng xuyên qua bóng tối về quê nhà.

Họ đã chiến đấu – hoặc cảm thấy trong trái tim họ, mặc dù họ không biết thực tế, rằng ở Georgia người dân tụ họp kín các nhà thờ vào 4 giờ sáng, ở Kansas người dân đang quỳ gối trên các cánh cửa và cầu nguyện, và ở Philadelphia họ đang rung lên tiếng chuông Tự Do. Có điều gì đó đã giúp đỡ những người lính của ngày D-day, niềm tin cứng như đá của họ rằng Tạo Hóa sẽ đưa một bàn tay vào những sự kiện sẽ diễn ra ở đây; rằng Chúa là một đồng minh trong mệnh lệnh cao cả này. Và vì vậy, cái đêm trước cuộc tái chiếm, khi Đại Tá Wolverton kêu gọi những binh sĩ nhảy dù của ông hãy quỳ gối cùng ông trong việc cầu nguyện, ông đã nói với họ: đừng cúi đầu của mình, mà hãy nhìn lên để bạn có thể thấy được Thiên Chúa và cầu xin cho sự ban phúc của Ngài trong việc chúng ta sắp làm. Cũng vào đêm đó, Tướng Matthew Ridgway trong chiếc lều của mình, lắng nghe trong bóng tối cho lời hứa hẹn mà Chúa cam kết với Joshua: “Ta sẽ không để ngươi thất bại và cũng không bỏ rơi ngươi.” Đó là những điều đã thúc đẩy họ; những điều đã tạo thành sự đoàn kết của lực lượng Đồng Minh.

Khi cuộc chiến chấm dứt, đã có những hoạt động tái xây dựng và các chính phủ để quay trở lại với người dân. Có những quốc gia đã được tái sinh. Trên hết, có sự hòa bình mới được đảm bảo. Đó là những nhiệm vụ khổng lồ và khó khăn. Nhưng lực lượng Đồng Minh đã triệu tập sức mạnh từ đức tin, niềm tin, lòng trung thành và tình yêu cho những người đã hy sinh tại đây. Họ đã cùng nhau tái xây dựng một Châu Âu mới. Đã có một sự hòa giải vĩ đại giữa những ai mà trước đây là kẻ thù, tất cả đều đã bị tổn thương vô cùng lớn. Nước Mỹ đã làm nhiệm vụ của mình, tạo ra kế hoạch Marshall để giúp tái xây dựng các đồng minh và các kẻ thù cũ của chúng ta. Kế Hoạch Marshall đã dẫn đến liên minh Đại Tây Dương – một liên minh vĩ đại mà đã tồn tại đến ngày nay như là chiếc giáp bảo vệ chúng ta cho sự tự do, sự thịnh vượng và hòa bình. Bất chấp những nỗ lực lớn lao và thành công của chúng ta, không phải tất cả xảy ra sau cuộc chiến đều hạnh phúc hoặc đúng như kế hoạch. Vài đất nước được giải phóng đã bị mất. Sự đau buồn to lớn của sự mất mát này đã để lại dấu ấn trong thời đại của chúng ta trên các con đường ở Warsaw, Prague, và Đông Berlin. Các binh sĩ Liên Xô đã đến trung tâm của châu lục này và không rời đi khi hòa bình trở lại. Họ vẫn ở đó, không tan rã, không mong muốn, không đầu hàng, gần 40 năm sau cuộc chiến. Bởi vì thế, các lực lượng quân Đồng Minh vẫn đóng trên châu lục này.

Ngày nay, giống như 40 năm trước đây, các quân lực của chúng ta ở đây vì một mục tiêu duy nhất – để bảo vệ và che chở nền dân chủ. Những mảnh đất duy nhất mà chúng ta nắm giữ là những khu tưởng niệm như ở đây và những nghĩa địa nơi các vị anh hùng của chúng ta đang yên nghỉ. Chúng ta ở Mỹ đã học được những bài học đau lòng từ 2 cuộc Thế Chiến; sẽ tốt hơn để ở đây để sẵn sàng để bảo vệ hòa bình, còn hơn trú ẩn một cách mù quáng ở bên kia đại dương, rồi vội vã chạy đến sau khi tự do đã mất. Chúng ta đã học được rằng chủ nghĩa cô lập chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là một giải pháp chấp nhận được đối với các chính phủ độc tài với ý định bành trướng. Nhưng chúng ta luôn sẵn sàng cho hòa bình; sẵng sàng để ngăn chặn sự bành trướng; sẵn sàng để đàm phán với việc giảm lượng vũ khí; và, vâng, sẵn sàng để đưa tay ra trong tinh thần hòa giải. Trong sự thật, không có sự hòa giải mà chúng ta có thể chấp nhận hơn sự hòa giải với Liên Xô, cho nên, cùng nhau, chúng ta có thể làm giảm nguy cơ chiến tranh, bây giờ và mãi mãi.

Nó phù hợp để nhớ rằng ở đây những sự mất mát to lớn cũng đã được gánh chịu bởi người dân Sô Viết trong Thế Chiến Thứ 2: 20 triệu người đã chết, một cái giá khủng khiếp chứng minh cho cả thế giới thấy điều tất yếu cho việc chấm dứt chiến tranh. Tôi nói với mọi người từ trái tim tôi rằng chúng ta ở Mỹ không muốn chiến tranh. Chúng ta muốn xóa sạch khỏi Trái Đất những vũ khí khủng khiếp mà con người đang có trong tay của mình. Và tôi nói với mọi người, chúng ta sẵn sàng để chiếm lấy vị trí đó. Chúng ta tìm kiếm vài dấu hiệu từ Liên Xô rằng họ sẵn sàng hướng đến phía trước, rằng họ chia sẻ cùng khát khao và tình yêu của chúng ta cho hòa bình, và rằng họ sẽ từ bỏ đường lối xâm chiếm. Phải có một sự thay đổi ở đó sẽ cho phép chúng ta biến hy vọng thành hành động. Chúng ta sẽ cầu nguyện mãi mãi rằng một ngày nào đó sự thay đổi sẽ đến.

Nhưng bây giờ, nhất là ngày hôm nay, rất tốt và phù hợp để tái lập sự cam kết của chúng ta với nhau, cho tự do của chúng ta, và cho liên minh bảo vệ nó. Chúng ta được kết nối ngày nay bởi điều đã kết nối chúng ta 40 năm trước đây, lòng trung thành đó, các truyền thống đó, và các niềm tin đó. Chúng ta được kết nối bởi sự thật. Sức mạnh của các đồng minh của Mỹ là vô cùng quan trọng đối với Mỹ, và sự đảm bảo về an ninh của Mỹ là tất yếu cho tự do tiếp tục của các nền dân chủ Châu Âu. Chúng tôi đã ở bên các bạn trước đây; chúng tôi ở bên các bạn bây giờ. Những hy vọng của các bạn là của chúng tôi, và số phận của các bạn cũng là của chúng tôi.

Ở đây, ở nơi này nơi mà Phương Tây đã ở bên nhau, chúng ta hãy thực hiện lời thề với các liệt sĩ. Chúng ta hãy cho họ thấy bằng các hành động rằng chúng ta thấu hiểu họ đã hi sinh vì điều gì. Hãy để các hành động của chúng ta nói với họ những lời nó mà Matthew Ridgway đã lắng nghe: “Ta sẽ không để ngươi thất bại hay bỏ rơi ngươi.” Được tăng cường bởi lòng dũng cảm của họ, được khuyến khích bởi giá trị của họ, và mang trong tim ký ức của họ, chúng ta hãy tiếp tục đứng lên cho những lý tưởng mà họ đã sống và hi sinh.

Cảm ơn mọi người rất nhiều, và Chúa Phù Hộ Tất Cả Các Bạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét