Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

Cái lý của ông Nguyễn Phú Trọng?

Kami Blog


Trong bài viết mới đây, với tựa đề "Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã sai sao vẫn chống chuyển hóa?", tôi đã cho rằng, việc phát động triển khai Nghị quyết TW4 nhằm chấn chỉnh đảng, chống tự diễn biến và tự chuyển hóa là sự cố tình bám víu vào cái chủ nghĩa Marx-Lênin. Đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai trái phản quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội, của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói riêng và Đảng CSVN nói chung. Với lý do vì, do tham quyền cố vị và muốn đặc quyền đặc lợi, những một nhóm lãnh đạo trong đảng CSVN, mà người đầu têu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã cố tình duy trì một chủ thuyết phản động, phản quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội.

Trong bài viết có đề cập đến những ông bà chủ tư bản "đỏ" đội lốt đảng viên đã mắc chính cái bẫy của họ, do cái cơ chế chắp vá đó đã gây ra. Điển hình là vấn đề gia đình Thứ trưởng Công Thương Hồ Thị Kim Thoa và khối tài sản bằng cổ phần tại Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang. Cụ thể, các thành viên của bà Hồ Thị Kim Thoa hiện nắm giữ 11,8 triệu cổ phiếu DQC(Bóng đèn Điện Quang), chiếm 34,12% vốn điều lệ doanh nghiệp.

Bằng cách nào gia đình bà Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa (anh em, mẹ, con…) đã dễ dàng thâu tóm hầu như toàn bộ quyền hành ở một doanh nghiệp vốn thuộc sở hữu nhà nước - Công ty Điện Quang - sau khi cổ phần hóa, nếu không là do tham nhũng chính sách?

Và sự giàu có của gia đình bà Hồ Thị Kim Thoa nói riêng và các quan chức "nhà giàu mới" nói chung là công sức lao động, sáng tạo mà tích lũy được hay nhờ vào các lỗ hổng của cơ chế để làm giàu?

Thực tế ở Việt nam hiện nay, Đảng CSVN đang hướng tới một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh, với việc đa dạng hóa các thành phần kinh tế, chấp nhận kinh tế tư nhân, để rồi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thậm chí gần đây Đảng CSVN đã có chủ trương coi kinh tế tư nhân là động lực của nền kinh tế. Và việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước là một chủ trương đúng đắn trong điều kiện từng bước đưa nền kinh tế hướng tới một cơ chế Kinh tế thị trường hoàn chỉnh.

Bài học sự thất bại trong việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước ở Liên xô và các nước Đông Âu  sau khi Liên Xô tan rã, chỉ trong chớp mắt mọi của cải thuộc sở hữu toàn dân bỗng chốc biến thành của riêng các cá nhân (thân hữu ) thông qua con đường cổ phần hóa này. Và ở Việt Nam người ta đã tiên liệu trước điều đó, song vẫn không tránh được vết xe đổ nước Nga trước đây. Nghĩa là toàn bộ thuộc sở hữu toàn dân, bỗng nhiên chạy vào túi riêng một bộ phận rất nhỏ những quan chức có quyền lực và thân hữu của họ.

Điều đáng nói là sự giàu có đó, như có một phép màu, qua một đêm biến một số người chẳng mấy có tài cán, năng lực đã trở thành các triệu phú đô la. Đây là chuyện có thật và hết sức phổ biến trong xã hội Việt Nam hôm nay. Điều mà người ta gọi là sự tham nhũng chính sách của các nhóm lợi ích, khi được sự bảo kê che chắn của một vài cán bộ cao cấp của nhà nước. Đôi khi chỉ là một chủ trương, một chính sách thậm chí chỉ là một chữ ký.

Đố là sự bất cập của thể chế chính trị của Việt Nam hiện nay, một lỗi hệ thống trầm trọng. Nghiêm trọng hơn, lỗ hổng đó đã bị các nhóm lợi ích độc quyền về kinh tế và chính trị lợi dụng để thâu tóm, lũng đoạn.

Như phản ứng của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tháng /2015, khi Dự thảo sửa đổi Bộ luật hình sự đề cập tới việc “Bỏ tử hình tội tham nhũng”, đã cho rằng “Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa” và “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỷ đồng, thậm chí cả ngàn tỷ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng…”.

Đó là một thực tế đã và đang tồn tại ngang nhiên ở Việt Nam trong một thời gian dài. Đó là chuyện thực tế ai cũng biết, nhưng hầu như nó là một vùng cấm mà không ai dám đả động tới.

Và hình như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng ấp ủ tham vọng xóa sổ các quan chức thuộc tầng lớp "nhà giàu mới", nổi lên nhờ tham nhũng chính sách. Song cái dở của ông Tổng Bí thư là lập lờ, không dứt khoát khiến người ta hiểu nhầm là, ông Nguyễn Phú Trọng một Tiến sĩ ngành Xây dựng đảng (tốt nghiệp tại Liên xô) vẫn kiên trì và trung thành với Chủ nghĩa Xã hội. Giá như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, không chủ trương "Chống tự Diễn biến, tự chuyển hóa" mà cụ thể là một cuộc cải cách đánh đổ giai cấp nhà giàu mới. Như hình mẫu cuộc Cải cách Ruộng đất long trời lở đất như trước kia, mà đảng CSVN đã tiến hành. Chắc chắn, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ lấy lại uy tín của nhân dân. Song quan trọng, ông Trọng nên xem kỹ giày của ông có "lấm" hay không đã.

Không phải ông Nguyễn Phú Trọng không biết điều đó, mà nói thẳng ra thì ông Trọng biết, ông ông Trọng muốn làm song ông Trọng không dám làm vì ông chưa đủ sức mạnh và năng lực.

Mới nhất, Ngân hàng Nhà nước xử lý ông Trầm Bê, một đại gia Ngân hàng, (vốn được coi là sân sau của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) và con trai Trầm Khải Hoàn cũng phải "bật bãi" khỏi Sacombank. Điều được dư luận đánh giá rằng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã và đang "lột" những cái vây cánh cuối cùng của một kẻ. vốn là đối thủ không đội trời chung của ông Trọng trong sự nghiệp chính trị của mình.

Một khi các vây cánh của Ba Dũng bị vặt hết, thì bọn quan chức nhà giàu mới hãy liệu chừng.

Có lẽ đây là cái lý của ông Nguyễn Phú Trọng mà ít người để ý.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét