Đầu tháng Hai, truyền thông do cộng đảng kiểm soát đồng loạt đăng bài “Trật tự thế giới toàn cầu sẽ thay đổi ra sao đến năm 2050?” của công ty PwC, nội dung mô tả “đến năm 2050, tức 33 năm nữa, kinh tế Việt Nam sẽ lớn thứ 20 trên thế giới, vượt qua cả Italia, Canada và Thai Lan [1]”.
Có manh mối (?) đã đưa tới việc công ty quốc tế PwC, từng bị phạt nặng
vì gian dối nghiệp vụ, lại dự đoán kiểu “đếm cua trong lỗ” về nền kinh
tế bị chính đảng chuyên quyền phá nát, mà ngay người cầm đầu, ông Nguyễn
xuân Phúc công khai nhìn nhận trước đó một tháng, qua tường thuật của
báo chí VC: “nợ công của Việt Nam tăng nhanh gấp 3 lần tăng trưởng kinh tế, nếu không kiểm soát được thì sự sụp đổ nền tài khóa quốc gia là không tránh khỏi” [2]. Việt Nam đang ngụp lặn trong “thời điểm Minsky” tức là khủng hoảng nền tài chánh, đưa đến sụp đổ dây chuyền. Tất cả đều từ các vấn nạn có hệ thống ngay trong nội tại gây ra [3].
Chiến lược kinh tế thị trường xã hôi chủ nghĩa phá sản. Dân chúng lầm
than, oán thán. Gần như mọi đảng viên VC thi nhau tham nhũng. Tài nguyên
quốc gia do các nhóm cầm quyền ăn cắp được chuyển ra khỏi nước... là
những thực tế không thể nói khác.
Không còn được tham nhũng, cộng đảng sẽ tan hàng. Vì vậy, đảng trưởng
Nguyễn phú Trọng ra sức che chắn sao cho mỗi nhóm trong đảng tương
nhượng nhau để tất cả đều có cơ hội tùng xẻo khối tài sản doanh nghiệp
nhà nước đến 400 tỷ Mỹ Kim. Tiếp tục ăn cắp ngân sách sẽ thất thu, bội
chi gia tăng và sẽ đẩy nợ công lên cao hơn.
Chuyên gia kinh tế trong nước nhìn vấn đề khoan nhượng hơn, cho rằng nếu
tính đủ các khoản nợ từ cấp xã đến nợ xây dựng cơ bản của các bộ ngành,
địa phương, nợ của doanh nghiệp nhà nước thì nợ công của Việt Nam có lẽ
lên đến 110-120% GDP, khoảng trên 4,5 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng
220 tỷ USD.
Các chuyên gia kinh tế nhìn từ bên ngoài thì cho rằng tỷ lệ nợ công của
Việt Nam đang vào khoảng 164%/GDP, tức lên đến khoảng 300 tỷ Mỹ Kim, một
số liệu rất đáng lo ngại, khiến tăng trưởng kinh tế không đủ để trang
trải các món nợ, như lời thú nhận của chính người cầm đầu chính phủ, ông
Nguyễn xuân Phúc, “nợ công Việt Nam tăng nhanh gấp 3 lần tăng trưởng
kinh tế”.
Giữa tháng 2, làng báo đảng đồng loạt loan tin, có tới 31 cơ quan ngang
Bộ, thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố bất tuân lệnh trung ương từ 8
tháng nay, không thực hiện báo cáo giám sát tài chính 6 tháng đầu năm 2016 [4].
Từ nhiều năm liên tục cho đến nay, ngân sách VC luôn bội chi. Trong 63
tỉnh thành trên cả nước chỉ có 13 tỉnh thành lấy thu bù chi cân đối ngân
sách, 50 tỉnh thành còn lại thiếu hụt ngân sách phải xin trợ cấp của chính phủ [5].
Hà Nội hiện rất lúng túng tìm mô hình khác thích ứng với bối cảnh chính
trị quốc tế phức tạp, khó lường dưới thời chính phủ Hoa Kỳ do Tổng Thống
Trump lãnh đạo. Họ “đánh hơi” thấy, có thể sau khi rút khỏi TPP, Hoa Kỳ
sẽ tiến tới hiệp định thương mại song phương với nhiều nước, kể cà Việt
Nam, nên họ gia tăng trấn áp, bắt bớ nhiều người để mong hình thành các
“món quà” nhằm trao đổi với Mỹ trong trường cần đến. Đây là cách “đón
gió” cố hữu từng đem lại kết quả cho Hà Nội khi có thương lượng với các
chính phủ Tây phương.
Riêng về kinh tế, Hà Nội đã tiến đến vô địch trong vị thế lệ thuộc Bắc
Kinh. Trước khi Tổng Thống Donald Trump nhận chức, ông Nguyễn phú Trọng,
Tổng Bí Thư Cộng đảng đã đến Bắc Kinh ký 15 văn kiện trong đó có các
văn kiện về kinh tế. Ngay sau đó, Trung cộng đã ào ạt đổ thêm vốn vào Việt nam qua FDI để khai thác thêm tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam
[6]. Các dự án này thuộc loại công nghệ thu hút công nhân lao động tay
chân, và dễ làm ô nhiễm môi trường, loại công nghệ Trung cộng cần đưa
sang nước khác.
Chuyên gia Kinh Tế Nguyễn đức Thành, Giám đốc Viện Nghiên Cứu Chiến Lược
nêu 3 khó khăn trong năm 2017: cải cách doanh nghiệp nhà nước, xử lý nợ
xấu, thâm hụt ngân sách. Trong 3 vấn nạn này, theo các chuyên gia khác,
sẽ nẩy sinh hàng loạt hệ lụy: khủng hoảng tài chánh, tín dụng làm tê
liệt kỹ nghệ sản xuất trong nước vì thiếu vốn, đưa đến hàng hóa không
thể cạnh tranh với hàng nước ngoài đang đưa vào Việt Nam qua các hiệp
định thương mại cấp vùng và với Châu Âu (EVFTA).
Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích gần 40 ngàn cây số vuông, dân số
gần 20 triệu người, là vùng kinh tế hết sức quan trọng của đất nước. Sản
lượng lúa chiếm hơn 50%, sản lượng thủy sản chiếm 65% và 70% sản lượng
cây ăn trái trên cả nước. Nay toàn vùng bị ngập mặn, thiệt hại rất lớn
đến kinh tế nông nghiệp và xuất khẩu. Vì ngập mặn, trồng lúa khó khăn,
nông dân đang theo khuynh hướng từ chính phủ, chuyển sang nghề trồng dưa
hấu và nuôi tôm xuất khẩu.
Đầu tháng Giêng Úc đưa ra quyết định cấm nhập cảng tôm mang bệnh đốm
trắng từ Việt Nam trong 6 tháng [7]. Năm 2016, Việt Nam bán tôm ra nước
ngoài được 3,15 tỷ Mỹ kim. Hà Nội hy vọng tôm sẽ là mặt hàng xuất khẩu
chính, từ năm 2025 sẽ đưa về mỗi năm 10 tỷ Mỹ Kim. Tôm là mặt hàng thứ
ba về xuất khẩu, sau café và gạo.
Nguồn vốn của Việt Nam gồm nhân lực và tiền tài chạy ra ngoài khá cao,
khiến Hà Nội lâm vào hoàn cảnh không có bột sao gột nên hồ được. Túng
kế, Hà Nội phải “đưa đơn đặt hàng” (?) cho công ty PwC từng có gốc gian
dối quốc tế, “vẽ” ra viễn ảnh kinh tế đầy tươi sáng để ru ngủ người nhẹ
dạ trong nhất thời.
Hôm 27-02 ngư dân Quảng bình giăng lưới và biểu tình chặn quốc lộ 1 để phản đối thảm hoạ Formosa
Khi truyền thông đảng đồng loạt ca tụng kinh tế Việt Nam do công ty PwC
đưa ra, thì họ quên đi rằng, tháng 8 năm 2014, cũng chính báo trong nước
đã đồng loạt loan tin, công ty PwC bị Sở Dịch Vụ Tài Chánh New York phạt 25 triệu Mỹ Kim, đình chỉ hoạt động tư vấn 2 năm về vi phạm nghiệp vụ [8] tiếp tay cho một ngân hàng Nhật Bản “tẩy xóa” hồ sơ tài chánh che giấu hoạt động rửa tiền trong hồ sơ cấm vận quốc tế.
PricewaterhouseCoopers, viết tắt là PwC, chuyên ngành cung cấp dịch vụ
tài chánh, bảo hiểm, là một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế
giới hiện nay. PwC có chi nhánh tại Hà Nội (tài liệu Wikipedia)
Đã nhiều lần, cộng đảng trình làng chiếc bánh vẽ để người dân nuôi hy
vọng, giảm chống đối. Trên một năm trước, khi hiệp định thương mại TPP
còn đang thương thảo, Hà Nội ra lệnh cho truyền thông tô vẽ một Việt Nam
khắp đất trời là cả mùa xuân khi gia nhập TPP. Sự thật bây giờ chẳng
còn gì.
Cái thuở VC thành công trong lừa đảo đang bị cách mạng tin học vạch mặt.
Bây giờ người dân “không cần kính’ cũng đã sáng mắt, nên dù bùa mê của
cộng đảng có đẹp, cũng bị người dân dũ bỏ, để nhìn vào đời thực mông
mênh đầy lừa bịp của tham quan diễn ra hàng ngày trước mắt toàn dân.
Truyền thông dù là vô tình, bị bắt buộc hay cố ý làm “gia nô” cho cộng
đảng thì cũng phải biết “ngượng một tí” để bàn dân thiên hạ nhận ra, dù
gì “giấy rách phải giữ lấy lề”.
Chế độ chỉ còn cậy dựa vào nhà tù, cây súng, như chợ đã về chiều, sao truyền thông lại đánh bóng trơ trẽn như vậy?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét