Park Geun Hye – con gái của nhà độc
tài lừng danh Park Chung Hee, sau này trở thành đại chính trị gia, Tổng thống
thứ 11 của Đại Hàn Dân Quốc, nay phải bị tạm giam vì cáo buộc tham nhũng. Cuộc
đời bà là một chuỗi bi kịch tiếp nối bi kịch, gắn với những biến cố thăng trầm
và quan trọng nhất của lịch sử Hàn Quốc.
Hôm qua, Tòa án quận Trung tâm Seoul ra trát bắt giữ cựu Tổng thống Park Geun Hye do dính líu đến tham nhũng. Trát này được tòa cho rằng “cần thiết” và “có lý do” để tránh bà Park tiêu hủy các chứng cứ.
Hôm qua, Tòa án quận Trung tâm Seoul ra trát bắt giữ cựu Tổng thống Park Geun Hye do dính líu đến tham nhũng. Trát này được tòa cho rằng “cần thiết” và “có lý do” để tránh bà Park tiêu hủy các chứng cứ.
Nền dân chủ Hàn Quốc lần đầu tiên chứng kiến tổng thống dân cử vừa bị phế truất, vừa phải đưa tay vào còng số 8.
Hàn
Quốc chứng kiến không ít tổng thống phải thân bại danh liệt vì tham
nhũng, nhưng đối với Park Geun Hye thì có nhiều khác biệt. Bà Park có
hai lần rời Nhà Xanh đều trong tủi nhục.
Cuộc đời bà là tấn bi kịch, hết biến cố này lại đến biến cố khác, ngay cả khi bà nắm quyền lực.
Park
Geun Hee sinh ngày 2/2/1952 trong một gia đình 5 người tại tỉnh Daegu,
Hàn Quốc. Lúc đó, cha bà, Park Chung Hee, mới 35 tuổi đã làm Phó Giám
đốc Trung tâm Tình báo Quân đội. Mẹ bà Park là Yuk Young Soo, bà có em
gái là Park Geun Ryeong và em trai là Park Ji Man.
Năm
học lớp 4, một biến cố chính trị đã vĩnh viễn thay đổi số phận của bà.
Cha bà, Tướng Park Chung Hee, đảo chính thành công ngày 16/05/1961. Hai
năm sau, ông trở thành Tổng thống thứ 5 của Đại Hàn Dân Quốc. Lịch sử
ghi nhận ông như một nhà độc tài cầm quyền suốt 16 năm với những vi phạm
nhân quyền nghiêm trọng.
Park
tốt nghiệp cấp 2, 3 tại trường nữ sinh Sungshim, Seoul năm 1970. Bà
luôn đứng đầu lớp, các giáo viên nhận xét Park sớm trưởng thành, rất
thận trọng và ít nói.
Lên
đại học, mẹ Park đã thuyết phục con gái học ngành lịch sử nhưng bất
thành. Park kiên quyết học ngành kỹ sư điện tử vì muốn “đóng góp cho đế
chế điện tử Hàn Quốc”. Người thư ký của mẹ bà kể lại, “Yuk (mẹ Park) nói
rằng bà chưa bao giờ nghĩ Park sẽ có cuộc đời bình thường như đa số phụ
nữ”.
Cũng
trong năm này, cha bà đã sửa đổi hiến pháp để duy trì quyền lực. Rất
nhiều sinh viên đã biểu tình phản đối. “Tôi bị ám ảnh bởi việc học”,
Park nói. “Mọi người đều biết cha tôi là ai, đời sống sinh viên của tôi
bị giới hạn nhiều thứ”. Bà tốt nghiệp năm 1974 với số điểm rất cao,
3.82/4.
Vài
tháng sau, khi đang học tại Pháp, bà nhận được một tin nhắn đột ngột:
“Madam Park bị ám sát”. Đó là ngày 15/8/1974. “Nó giống như một con dao
đâm sâu vào trái tim tôi, tôi không thể ngừng khóc trên đường trở về
nhà”, Park kể.
Cô
viết trong nhật ký: “Trách nhiệm lớn nhất của tôi bây giờ là cho đất
nước thấy cha tôi không cô đơn. Tôi quyết định từ bỏ mọi ước mơ về một
cuộc sống tự do và dễ dàng”.
Park Guen Hye kế thừa chức vị “đệ nhất phu nhân” từ mẹ, cùng cha bước chân vào chính trường khi mới 22 tuổi.
Không
có thời gian để đau buồn, trong 5 năm sau đó, Park luôn sát cánh cùng
cha trong những chuyến thăm viếng, công du. Bà học cách bắt tay, mỉm
cười, xã giao với các chính khách cho đến những người dân bình thường,
như mẹ bà đã từng đảm nhận.
Cũng
từ đây, xuất hiện hai nhân vật sau này đã hủy hoại toàn bộ sự nghiệp
của bà. Ông Choi Tae Min, một người tự xưng là mục sư, nói rằng “có liên
hệ” với người mẹ đã quá cố của bà.
Ông
đề nghị gặp Park để đưa ra các lời khuyên và nói ông sẽ giúp bà “liên
hệ” với mẹ bất cứ khi nào bà muốn. Choi Tae Min đã lợi dụng sự tin
tưởng, mối quan hệ với Đệ nhất Phu nhân để trục lợi.
Con
gái của Choi Tae Min là Choi Soon Sil, kém Park 4 tuổi, trở thành bạn
thân của bà. Choi Soon Sil kế thừa “nhiệm vụ” từ cha, trở thành “đầu dây
mối nhợ” trong vụ tham nhũng đưa Park ra khỏi Nhà Xanh và đối diện với
án tù hiện tại.
Bi
kịch tiếp nối bi kịch. Tháng 10/1979, Park Chung Hee bị bắn chết bởi
chính thuộc cấp của mình, Kim Jae Gyu, người đứng đầu Cơ quan Tình báo
Trung ương. Khai trước tòa, Kim nói một phần lý do là Park Chung Hee và
con gái của mình đã để cho Choi Tae Min lợi dụng.
Một tháng sau, Park rời Nhà Xanh.
Năm
1980, bà bị sinh viên biểu tình phản đối, tẩy chay khi tham gia Hội
đồng Quản trị Đại học Yeungnam. Năm 1982, bà thành lập Quỹ Yukyoung, đến
năm 1990 bà thôi giữ chức vụ này. “Cuối cùng tôi có thể bắt đầu cuộc
sống riêng của mình”, Park nói.
Từ
lúc gặp Choi, Park đã không còn thân thiết với hai em của mình nữa. Năm
1990, hai người em đệ đơn lên tổng thống để buộc tội Choi lợi dụng ngày
giỗ của Park Chung Hee để trục lợi khi kêu gọi thành lập một quỹ tư
nhân.
Sau
khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, người con gái của vị tổng thống
độc tài quyết định quay trở lại chính trường. “Sau cuộc khủng hoảng, một
câu hỏi văng vẳng trong đầu tôi”, Park nói, “liệu tôi có thể nhìn mặt
cha mẹ sau khi tôi chết, nếu tôi sống trong cuộc sống thoải mái còn đất
nước thì đang rung chuyển?”
Park
giành một ghế trong Quốc hội Hàn Quốc trong kỳ bầu cử bổ sung năm 1998.
Năm 2004, bà trở thành Chủ tịch của đảng Quốc Đại (Grand National
Party).
Dưới
sự lãnh đạo của Park, đảng này chiến thắng tổng cộng 40 cuộc bầu cử. Bà
được mệnh danh là Nữ hoàng của những cuộc bầu cử (Queen of Elections).
Năm 2012, Park tiến hành cải cách và đổi tên đảng này thành Saenuri.
Cuối
cùng, năm 2012, tiếng tăm của cha cùng với sự tài giỏi của bản thân đã
đưa Park Guen Hye trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc.
Bài
phát biểu nhậm chức của bà có tên “Mở ra một kỷ nguyên của hy vọng”,
cam kết xây dựng một đất nước hạnh phúc hơn dựa trên nền tảng pháp quyền
và trân trọng nhân tài.
“Tôi
sẽ giành được niềm tin của mọi người bằng cách xây dựng một chính phủ
trong sạch, minh bạch và thực tài”. Bà nói trước hơn 70.000 cử tri, quan
chức chính phủ và chính khách các nước.
Park
là một tổng thống cô đơn, không chồng không con và đã cắt đứt liên lạc
với hai em. Choi Soon Sil ngày càng thân với Park, đến nỗi được bà gọi
là “em gái”. Bà Park cũng khá thân thiết với chồng của bà Choi, ông này
từng làm trợ lý cho bà khi ở Quốc hội.
Ngày
16/04/2014, Hàn Quốc xảy ra thảm kịch phà Sewol bị lật ở đảo Jeju làm
305 người chết, phần đông là học sinh phổ thông. Tổng thống Park được
thông báo 2 lần, nhưng bà đã “mất tích” không ai biết trong 7 tiếng đồng
hồ.
Sau
đó, một nhà báo Nhật bị xử tội phỉ báng khi cáo buộc bà Park đang hẹn
hò lãng mạn với chồng của bà Choi mà lẽ ra bà nên chỉ đạo vụ chìm phà
Sewol kinh hoàng.
Tháng
11/2014, một tờ báo Hàn Quốc phơi bày tài liệu rò rỉ từ Nhà Xanh cho
rằng chồng bà Choi đã điều khiển văn phòng tổng thống, ra lệnh cho thư
ký tổng thống đặt các đơn hàng do ông đề nghị. Người đã thảo các tài
liệu bị rò rỉ này cho rằng, 60% trong các tài liệu này là sự thật.
Vụ việc này làm cho đảng của bà Park thua trong kỳ bầu cử Quốc hội tháng 4 năm 2016. Uy tín của bà bị suy giảm nghiêm trọng.
Mặc
dù có scandal xảy ra giữa Park và chồng bà Choi, nhưng Choi luôn là
người bạn và cố vấn trung thành cho nữ Tổng thống. Choi cũng kiếm được
cả tỷ won qua mối quan hệ như chị em này.
Nhưng sự bất cẩn của Choi đã giáng một cú chí tử vào sự nghiệp của Park Gen Hye.
Ngày
24/10/2016, đài truyền hình JTBC đã lấy được một máy tính bảng bà Choi
bỏ đi. Đài này công bố hơn 40 tài liệu là các bản thảo phát biểu của
tổng thống. Dữ liệu máy tính cho thấy các tài liệu này nhận được trước
khi tổng thống phát biểu vài giờ hoặc vài ngày.
Một ngày sau đó, Tổng thống Park Geun Hye lên truyền hình xin lỗi toàn dân.
Lần
đầu tiên bà thừa nhận đã dựa vào lời khuyên và sự giúp đỡ của bà Choi,
nhưng bà không nhắc gì đến những cáo buộc lợi dụng việc này để tham
nhũng.
Ngày 4/11/2016, bà Park lên truyền hình xin lỗi lần thứ hai.
“Ngày
mà tôi đặt chân đến Nhà Xanh, tôi sống một cuộc đời cô độc” bà Park nói
như sắp khóc. “Tôi đã cắt đứt mọi liên hệ với gia đình để tránh những
điều không may. Tôi không còn ai bên cạnh mình cho vấn đề cá nhân, vì
thế tôi chỉ còn trông cậy vào Choi”.
Người Hàn Quốc không để chuyện này trôi qua dễ dàng, họ không muốn lãng phí niềm tin cho một công chúa hư hỏng.
Tuần này nối tiếp tuần nọ, hàng triệu người đã xuống đường đòi phê truất tổng thống. Mức tín nhiệm của bà chỉ còn 4%.
Sau
đó, các công tố viên đã cáo buộc bà Choi lợi dụng quyền lực và tống
tiền. Tổng thống Park lúc này được cho là kẻ đồng phạm, thông đồng để bà
Choi tống tiền các doanh nhân cho các tổ chức phi lợi nhuận của bà
Choi. Park Geun Hye trở thành tổng thống đầu tiên là nghi phạm hình sự
lúc còn ở Nhà Xanh.
Phó
Chủ tịch tập đoàn Sam Sung, Lee Jae Yong, có liên can trong vụ này. Ông
bị cáo buộc đãbỏ ra 1,2 triệu đô mua ngựa tặng cho con gái bà Choi để
hưởng sự ưu ái từ “em gái” tổng thống.
Lúc
này bà Park còn là tổng thống nên được miễn quyền truy tố. Nhưng ngày
09/12/2016, Quốc hội Hàn Quốc đã quyết định luận tội bà và tạm thời tước
bỏ quyền lực tổng thống.
Ngày
10 tháng 3 năm 2017, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc phê chuẩn quyết định
luận tội tổng thống của Quốc hội, bà Park chính thức mất chức.
Hai
ngày sau, ái nữ của cố Tổng thống Park Chung Hee mội lần nữa rời Nhà
Xanh. Bà Park trở về nhà riêng trong một đoàn xe hộ tống. Bên ngoài nhà
của bà vẫn có nhiều người ủng hộ.
Kể từ đây bà Park trở thành một công dân bình thường, có thể bị triệu tập và nhận trát của tòa bất cứ lúc nào.
Ngày
30/03/2017, bà Park tham gia phiên tòa quyết định có bắt bà hay không.
Ngay sau đó, bà được đưa đến văn phòng công tố viên chờ nghe phán quyết.
Sáng ngày 31/03/2017, tổng thống thứ 11 của Đại Hàn Dân Quốc Park Geun Hye chính thức bị bắt.
Park
Geun Hye, ái nữ, đệ nhất phu nhân, nữ hoàng của những cuộc bầu cử, tổng
thống và nghi phạm tham nhũng đã thực sự cô đơn sau song sắt trại giam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét