Nói
đến giết người cướp của, thường người ta nghĩ đến cảnh bạo lực, đâm
chém, và đó là hành động của kẻ du côn, mất nhân tính…Nhưng có nhiều
cách giết người khác nhẹ nhàng và không kém phần độc ác mà đôi khi kẻ
thủ ác chỉ bị “kiểm điểm rút kinh nghiệm”. Nó được thực hiện
ngay cả ở nơi nhân danh cứu người. Đó là Bệnh viện. Ở nơi này không biết
đã có bao nhiêu cái chết oan khuất, tức tưởi của người vô tội bởi những
kẻ ngu dốt, tham lam, vô trách nhiệm. Và sự việc 7 người chết khi chạy
thận ở bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình mới đây là một sự việc kinh
hoàng.
Vì sao lại nói vậy, xin hãy đọc hai bài báo sau “Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình: Từng bị cảnh báo sai phạm trong mua máy chạy thận” và “Hành trình sai phạm của Giám đốc bệnh viện Hoà Bình” (Báo Tiền phong).
Không biết cảm xúc của mọi người là gì, còn tôi thực sự là cạn lời. Giờ có chửi rủa lũ người bất nhân đó thì cũng không thể trả lại mạng sống cho 7 người dân thường vô tội. Nhưng để không có những chuyện như thế, hay tương tự như thế lặp lại thì không thể không lên án. Đó là tội ác, khác nào cướp của giết người.
Ông Trương Quý Dương, giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, một người có bề dày thành tích sai phạm và tham nhũng nhưng con đường thăng quan tiến chức rất ổn định. Đặc biệt, cứ sau mỗi lần sai phạm, ông Dương lại được cất nhấc lên vị trí cao hơn. Tóm lược như sau:
Đọc đến đây mới thấy câu “càng sai phạm càng lên chức” thật đúng làm sao ở xứ sở này. Trên trái đấy này, có lẽ không ở đâu, thời nào lại có những chuyện ngược đời như thế. Và trường hợp của Trương Quý Dương chỉ là một trong hàng trăm hàng ngàn câu chuyện “sai phạm vẫn thăng quan tiến chức”. Thế mới biết Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói rất đúng “…Luật pháp, chính sách của chúng ta rất nhân văn, đánh kẻ chạy đi không đánh người chạy lại, nhưng như thế không có nghĩa là không nghiêm. Làm phải rất nghiêm, đúng luật pháp, đúng tinh thần dân tộc, nhân ái nhân văn”.
Trong công tác cán bộ, người ta thường viện dẫn câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”, và đưa ra nhiều tiêu chuẩn lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ. Nhưng có bao giờ họ làm đúng như vậy, toàn làm ngược. Vậy nên, ngày nay có khối kẻ tài đã không có, đức cũng không nhưng vẫn làm lãnh đạo, thậm chí làm lãnh đạo cao cấp nữa là đằng khác. Cho nên, một người như ông Trương Quý Dương, ngồi ở vị trí nào cũng sai phạm, và cứ mỗi lần sai phạm lại được bổ nhiệm lên vị trí cao hơn cũng không có gì lạ. Viết đến tự nhiên lại nhớ tới câu nói của hoàng thân Sihanouk Campuchia: “ở Campuchia có 100 người thì hết 99 người ngu, còn ở Việt Nam 100 người thì hết 99 người khôn nhưng cái may mắn là ở Campuchia 1 người khôn lại lãnh đạo 99 người ngu. Còn ở Việt Nam thì 1 người ngu đó lại lãnh đạo 99 người khôn kia”, ngẫm thấy thấm thía vô cùng.
Quay trở lại vấn đề, báo điện tử Pháp luật TP. HCM số ra ngày 1/6 trong bài viết “Chạy thận 7 người chết: Ai phải chịu trách nhiệm chính?" nêu ra rằng, nếu các thiết bị lọc máu không đảm bảo theo quy chuẩn là nguyên nhân dẫn tới tử vong bảy bệnh nhân thì trách nhiệm chính thuộc về Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Sơn - đơn vị cung ứng thiết bị vật tư và bảo hành, bảo trì các thiết bị y tế tại BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình, trong đó có các thiết bị lọc máu chạy thận. Nếu do tác trách, cẩu thả làm chết bệnh nhân thì trách nhiệm là của bác sĩ điều trị.
Theo tôi, cho dù nguyên nhân là gì trong vụ việc này, trách nhiệm không chỉ của những người trực tiếp mà của cả ngành y tế Hòa Bình, các cơ quan chức năng liên quan, lãnh đạo tỉnh và của cả Bộ y tế - trách nhiệm của Sở y tế Hòa Bình là biết ông Dương nhiều lần sai phạm nhưng vẫn bổ nhiệm, lãnh đạo tỉnh Hòa Bình có biết nhưng làm ngơ. Và bộ Y tế đã để một người như ông Dương làm lãnh đạo bệnh viện một tỉnh – đó là chưa kể những lùm xùm quanh việc mua sắm thiết bị y tế, giá thuốc, tắc trách gây chết người trong thời gian gần đây.
Nếu có tự trọng, những cán bộ lãnh đạo tỉnh Hòa Bình có liên quan, cũng như người đứng đầu ngành Y tế nên từ chức. Nghe đâu ở bên Nhật ông bộ trưởng từ chức chỉ vì lỡ lời, Thủ tướng Hàn Quốc xin từ chức chỉ vì đánh golf không đúng thời điểm. Quan xứ ta nên học.
Ở nơi này không biết đã có bao nhiêu cái chết oan khuất, tức tưởi của người vô tội
Không biết cảm xúc của mọi người là gì, còn tôi thực sự là cạn lời. Giờ có chửi rủa lũ người bất nhân đó thì cũng không thể trả lại mạng sống cho 7 người dân thường vô tội. Nhưng để không có những chuyện như thế, hay tương tự như thế lặp lại thì không thể không lên án. Đó là tội ác, khác nào cướp của giết người.
Ông Trương Quý Dương, giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, một người có bề dày thành tích sai phạm và tham nhũng nhưng con đường thăng quan tiến chức rất ổn định. Đặc biệt, cứ sau mỗi lần sai phạm, ông Dương lại được cất nhấc lên vị trí cao hơn. Tóm lược như sau:
Khi làm Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi, Hòa Bình, ông Trương Quý Dương đã vi phạm chính sách về quản lý kinh tế, làm trái quy định, chi tiêu không đúng mục đích, buộc phải bồi thường công quỹ hơn 48 triệu đồng. Ông Dương bị kiến nghị kiểm điểm, xử lý kỷ luật. Và được điều chuyển lên làm Giám đốc Trung tâm Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em và Kế hoạch hoá gia đình (kết luậncơ quan thanh tra).
Tại đây chỉ một thời gian ngắn, ông Dương lại bị cán bộ, nhân viên Trung tâm này làm đơn tố cáo lên cơ quan chức năng. Cuối năm 2004, Công an tỉnh Hòa Bình điều tra, xác minh theo đơn thư tố cáo, làm rõ một số sai phạm liên quan đến ông Trương Quý Dương. Cụ thể, năm 2002, Trung tâm BVSKBMTE&KHHGĐ bị thâm hụt trên 172 triệu đồng công quỹ do chi dùng sai mục đích, thu vén cá nhân.
Sự việc ở Trung tâm chưa được giải quyết xong, ông Dương lại có quyết định cất nhắc lên làm Giám đốc bệnh viện đa khoa Hòa Bình.
Ở cương vị Giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh, ông Dương lại tiếp tục mắc sai phạm trong việc ký hợp đồng lao động không thông qua quy trình thẩm định. Và có sai phạm trong việc mua máy chạy thận.Và tất cả những sai phạm trên của ông Trương Quý Dương đã được báo Tiền Phong phản ánh trong các bài viết, “Lên chức nhờ thâm niên sai phạm, tham nhũng?”(năm 2005), “Chạy công chức" ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình?” (2014).
Đọc đến đây mới thấy câu “càng sai phạm càng lên chức” thật đúng làm sao ở xứ sở này. Trên trái đấy này, có lẽ không ở đâu, thời nào lại có những chuyện ngược đời như thế. Và trường hợp của Trương Quý Dương chỉ là một trong hàng trăm hàng ngàn câu chuyện “sai phạm vẫn thăng quan tiến chức”. Thế mới biết Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói rất đúng “…Luật pháp, chính sách của chúng ta rất nhân văn, đánh kẻ chạy đi không đánh người chạy lại, nhưng như thế không có nghĩa là không nghiêm. Làm phải rất nghiêm, đúng luật pháp, đúng tinh thần dân tộc, nhân ái nhân văn”.
Trong công tác cán bộ, người ta thường viện dẫn câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”, và đưa ra nhiều tiêu chuẩn lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ. Nhưng có bao giờ họ làm đúng như vậy, toàn làm ngược. Vậy nên, ngày nay có khối kẻ tài đã không có, đức cũng không nhưng vẫn làm lãnh đạo, thậm chí làm lãnh đạo cao cấp nữa là đằng khác. Cho nên, một người như ông Trương Quý Dương, ngồi ở vị trí nào cũng sai phạm, và cứ mỗi lần sai phạm lại được bổ nhiệm lên vị trí cao hơn cũng không có gì lạ. Viết đến tự nhiên lại nhớ tới câu nói của hoàng thân Sihanouk Campuchia: “ở Campuchia có 100 người thì hết 99 người ngu, còn ở Việt Nam 100 người thì hết 99 người khôn nhưng cái may mắn là ở Campuchia 1 người khôn lại lãnh đạo 99 người ngu. Còn ở Việt Nam thì 1 người ngu đó lại lãnh đạo 99 người khôn kia”, ngẫm thấy thấm thía vô cùng.
Quay trở lại vấn đề, báo điện tử Pháp luật TP. HCM số ra ngày 1/6 trong bài viết “Chạy thận 7 người chết: Ai phải chịu trách nhiệm chính?" nêu ra rằng, nếu các thiết bị lọc máu không đảm bảo theo quy chuẩn là nguyên nhân dẫn tới tử vong bảy bệnh nhân thì trách nhiệm chính thuộc về Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Sơn - đơn vị cung ứng thiết bị vật tư và bảo hành, bảo trì các thiết bị y tế tại BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình, trong đó có các thiết bị lọc máu chạy thận. Nếu do tác trách, cẩu thả làm chết bệnh nhân thì trách nhiệm là của bác sĩ điều trị.
Theo tôi, cho dù nguyên nhân là gì trong vụ việc này, trách nhiệm không chỉ của những người trực tiếp mà của cả ngành y tế Hòa Bình, các cơ quan chức năng liên quan, lãnh đạo tỉnh và của cả Bộ y tế - trách nhiệm của Sở y tế Hòa Bình là biết ông Dương nhiều lần sai phạm nhưng vẫn bổ nhiệm, lãnh đạo tỉnh Hòa Bình có biết nhưng làm ngơ. Và bộ Y tế đã để một người như ông Dương làm lãnh đạo bệnh viện một tỉnh – đó là chưa kể những lùm xùm quanh việc mua sắm thiết bị y tế, giá thuốc, tắc trách gây chết người trong thời gian gần đây.
Nếu có tự trọng, những cán bộ lãnh đạo tỉnh Hòa Bình có liên quan, cũng như người đứng đầu ngành Y tế nên từ chức. Nghe đâu ở bên Nhật ông bộ trưởng từ chức chỉ vì lỡ lời, Thủ tướng Hàn Quốc xin từ chức chỉ vì đánh golf không đúng thời điểm. Quan xứ ta nên học.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét