Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2018

1738 - Đảng chính thức thành lập đội đặc nhiệm hotgirl chống tham nhũng *

Nguyễn Đình Ấm (VNTB)


Hôm 20/3/2018 trên mạng đăng cuộc hội thoại mùi mẫn của một sếp lớn xứ Thanh với một hotgirl kiểu “không trong sáng” làm dư luận xôn xao. 

Mặc dù ngay sau đó công an “vào cuộc” và tuyên bố những tinh nhắn đó là bịa đặt với dụng ý xấu. Dư luận tạm tin vì nếu thế thì việc tìm ra thủ phạm “chơi đểu” lãnh đạo Thanh Hóa có khó gì, chỉ vài ba ngày kẻ cố tình đem “sơn đen phết vào đít nồi” sẽ lộ diện! Thế nhưng nay đã gần chục ngày mà chưa tìm ra thủ phạm thì có lẽ chuyện đó là có thật. 

1737 - Triều Tiên : "Bất ngờ", nước cờ ưa thích của Kim Jong Un



Lãnh đạo Bắc Triều Tiên, Kim Jong Un bất ngờ đến Bắc Kinh gặp chủ tịch Tập Cận Bình ngày 26/03/2018.CCTV via Reuters


Bình Nhưỡng tiếp tục nước cờ ngoại giao « bất ngờ » với thế giới. Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson lần đầu tiên ghé thăm Việt Nam. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể tiếp tục cầm quyền sau năm 2023. Vladimir Putin « nhẹ nhàng » tái đắc cử tổng thống nhiệm kỳ 4 và vụ Skripal quấy nhiễu quan hệ Nga – Phương Tây. RFI tóm lược những sự kiện nổi bật trong tháng 03/2018.

Thời sự quốc tế tháng Ba nóng bỏng không kém gì chảo lửa Trung Đông, nơi mà Syria bước vào năm thứ tám chiến sự, làm hàng trăm ngàn người thiệt mạng. Đáng chú ý hơn cả là hồ sơ Bắc Triều Tiên, với nhiều sự kiện dồn dập xảy ra. Lãnh đạo trẻ Kim Jong Un của quốc gia Đông Á nhỏ bé, 25 triệu dân, khép kín nhất hành tinh không ngừng đưa thế giới đi từ ngỡ ngàng này sang ngạc nhiên khác.

1736 - Vì sao Amazon sẽ thắng Alibaba ở Việt Nam?

Hà Tuờng Cát/Người Việt

 
Những kiện hàng thế này sẽ dần trở nên quen thuộc với người Việt Nam. (Hình: Getty Images)

Amazon sẽ cạnh tranh trực diện với tập đoàn thương mại điện tử Alibaba của tỷ phú Jack Ma khi vào hoạt động ở Việt Nam từ Tháng Ba, năm 2018, như dự trù. Đó là thực trạng khi những đại công ty xuyên quốc gia cùng nhắm vào thị trường nhiều tiềm năng ở Việt Nam và Đông Nam Á.

Alibaba do Jack Ma (Mã Vân) sáng lập năm 1999 tại thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, hoạt động về thương mại điện tử, đấu giá trực tuyến, chiếm lĩnh vị trí số 1 tại thị trường khổng lồ ở quốc gia 1.3 tỷ dân này.

1735 - CHÍNH QUYỀN CHÍNH LÀ VẤN ĐỀ

FB Luân Lê

Bàn về câu nói thứ nhất của ông Thủ tướng đương nhiệm. Rõ ràng là những người dân mơ hồ nhất cũng sẽ phải hiểu một thực tế khi nhìn vào là bản thân đã phải gánh nợ và là con nợ đích thực của những món nợ công do Chính phủ tạo ra. Người dân thì không thể tiêu pha hay có thể đụng chạm tới được một đồng của ngân sách, nên những món nợ của nhà nước do chính họ tạo ra do tham nhũng, chi tiêu vượt mức, đầu tư thua lỗ. Nhưng chính những người dân dù ở dưới đáy xã hội vẫn có trách nhiệm với những hành vi này của chính quyền. Chính quyền sử dụng tiền của dân và tạo ra nợ, nhưng người dân lại là người gánh vác chúng. Do vậy, chính phủ có thể sung sướng, nhưng các sự đau khổ thì người dân luôn hưởng đầu tiên.

1734 - Cuộc chiến tâm hồn

VietTuSaiGon


Sau hàng loạt hành động có tính chiến tranh ngoại giao giữa Nga và các nước Âu châu cũng như giữa Nga, Trung Quốc và Mỹ trong mối quan hệ ngoại giao xám xịt, và quan hệ thương mại có phần u ám mà cộng đồng các nước châu Âu, châu Mỹ đã nhắm vào Trung Quốc trong mấy tuần qua… Điều này gây câu hỏi tò mò: Liệu có cuộc chiến tranh nào xảy ra? Và nếu có chiến tranh thì Việt Nam ra sao?

Có vẻ như câu hỏi này cực kỳ ngớ ngẩn, bởi với Việt Nam, có chiến tranh hay không có chiến tranh thì suốt nửa thế kỷ nay, thậm chí gần một thế kỷ nay, cuộc chiến tâm hồn người Việt đã lấy đi quá nhiều sinh mạng văn hóa và tiêu trừ, tận diệt căn tính của người Việt. Đụng đến khái niệm “căn tính” lại có vẻ chữ nghĩa. Nhưng thực tế, cuộc chiến tâm hồn đã giết rất nhiều thế hệ Việt Nam. Và giả sử có một cuộc chiến tranh thế giới hay cuộc chiến tranh khu vực xảy ra, thì điều đó không đáng kể so với cuộc chiến tâm hồn.

1733 - Tổng Trọng đi Tây

Người Buôn Gió


Những ngày tháng 3 năm 2018, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bỗng nhiên có một chuyến đi xuất ngoại đến Pháp và Cuba, nói là bỗng nhiên vì chuyến đi này chỉ mang tính chất hình thức trang trí cho uy tín của Nguyễn Phú Trọng, hoàn toàn không mang lại gì lợi ích thực sự cho đất nước như những chuyến đi của các lãnh đạo cao cấp Việt Nam trước kia.

Pháp đang có một ví thế kém hơn chính họ trước đây, nền kinh tế của Pháp ngày càng suy sụt do sự già nua, không hy vọng có khoản viện trợ hay một cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt Nam ở Pháp. Trái lại trong sự khó khăn đang mang, nước Pháp còn hy vọng bán được chút gì cho Việt Nam, một thuộc địa cũ của mình.  Ở Pháp đảng CS vẫn còn hoạt động, đó cũng là lý do mà Nguyễn Phú Trọng muốn đến đây để kiếm chút danh giá cho bản thân mình.

1732 - Bạo lực, và sự xuống cấp về đạo đức trong hai môi trường giáo dục, y tế - P.2.

Song Chi


 Kết quả hình ảnh cho bao lá»±c học đường hiện nay

Nguyên nhân tại sao?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tha hóa về đạo đức, bạo lực hóa trong môi trường giáo dục, y tế. Thứ nhất, sự xuống cấp về mặt đạo đức trong mọi lĩnh vực, ngành nghề, môi trường…và ngành giáo, ngành y cũng không là ngoại lệ. Trong một xã hội mà cái đẹp, cái thiện, sự tử tế ngày một hiếm hoi còn cái xấu, cái ác, sự không tử tế ngày càng tràn lan như cỏ dại, như căn bệnh ung thư đã đến giai đoạn cuối, thì làm sao có thể hy vọng môi trường giáo dục hay y tế có thể toàn những điều tốt đẹp, nhân văn?

Xã hội VN bây giờ là một xã hội không có một triết lý sống đẹp, ngược lại, đa số chỉ chạy theo đồng tiền, chạy theo những cái danh hão, những thứ bên ngoài, vơ vét, chụp giựt về mình những gì có thể, mặc kệ người khác, từ quan đến dân. Các thầy cô giáo, y bác sĩ cũng bị cuốn vào việc kiếm tiền, dạy thêm, khám ngoài giờ, mở phòng mạch tư…, bị cuốn vào việc phải chạy ghế, kiếm thêm bằng cấp, chức danh Giáo Sư, Thạc sĩ, Tiến sĩ…Những câu chuyện kiểu như Đắk Lắk “Bắt hiệu trưởng nhận 300 triệu đồng 'chạy việc' (Tiền Phong), “Giáo viên bỏ hàng trăm triệu “chạy” việc: Giáo dục sẽ về đâu?”, Lao Động; “Hàng loạt cử nhân bỏ 300 triệu 'chạy' suất làm ở bệnh viện”, VietnamNet; “Quá nản với bác sĩ “chạy chọt”, Người Lao Động…đã trở thành “chuyện bình thường”.

1731 - Mưa Sài Gòn



Tháng sáu trời mưa. Trời mưa tháng sáu! Bài hát xưa vẫn còn văng vẳng đâu đây…

Mùa mưa Sài Gòn hàng năm thường bắt đầu từ tháng năm. Mưa có làm dịu mát cơn nóng của mấy tháng trước đó, nhưng mưa lại làm cho sinh hoạt và cuộc sống của người dân ở nhiều vùng bị đảo lộn.

1. Ta cám ơn trời mưa hay trách cứ trời mưa?

Tất cả câu trả lời tùy thuộc vào tâm cảnh và suy nghĩ của từng lớp người nhìn từ nhiều góc độ khác nhau:

- Đối với những cặp tình nhân ở lứa tuổi đôi mươi, mưa sẽ là một dung môi, là phân bón làm cho cây tình yêu mau đâm chồi nảy lộc;

- Đối với người nông dân, mưa báo hiệu cho một vụ mùa sắp đến và nguồn thu hoạch trong vụ mùa tùy thuộc vào lượng nước và sự điều hòa của mùa mưa;

- Đối với người bán hàng rong… mưa là nỗi cực hình mỗi khi di chuyển. Những gánh hàng ế ẩm làm nản lòng bậc làm cha mẹ khi mang lượng hàng dư thừa về nhà trong lúc đàn con nheo nhóc chờ đợi buổi cơm chiều có thêm vài thức ăn chứa nhiều protein hơn là khoai sắn; 

- Đối với người làm công, lao động tay chân… mỗi cơn mưa là một sự hành hạ xác thân vì phương tiện di chuyển đi về nghèo nàn, có thể xảy ra tai nạn bất cứ lúc nào; cũng như có thể bị té ngã và ướt át nếu một xe “ô tô” của đại gia nào đó chạy tạt qua mau quá…!

- Đối với những người có cuộc sống dư thừa, và sống bên ngoài lề xã hội Việt Nam đang oằn oại dưới ách chuyên chính vô sản Bắc Việt, mưa càng làm tăng thêm tính vô cảm xơ cứng trong tâm thức của họ. Vì sao? Vì mưa sẽ tạo thêm điều kiện cho họ để đốt đô la cướp đoạt của dân tộc qua những cuộc “nhất dạ đế vương”, trong những phòng lạnh đầy tiện nghi bên cạnh những thân xác của phụ nữ vì hoàn cảnh mà phải bán thân.

1730 - Phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất có hợp lý?

RFA


Sân Golf bên trong sân bay Tân Sơn Nhất.
Sân Golf bên trong sân bay Tân Sơn Nhất. Courtesy Zing


Ngày 28 tháng 3 vừa qua, Thủ tướng Chính Phủ Hà Nội, ông Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Thường trực Chính phủ quyết định sẽ thực hiện việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất theo phương án của Công ty Tư vấn Đốc Lập Pháp ADPI. Quyết định này được giới chuyên gia và các nhà quan sát nhận định thế nào?

Chính phủ đã thống nhất phương án

Phương án của Công ty Tư vấn Đốc Lập Pháp ADPI đưa ra là không xây dựng thêm đường băng thứ ba, nhưng xây dựng thêm một nhà ga mới với diện tích sàn lên đến 200.000 m2 ở phía Nam sân bay, tức khu vực nhà ga hiện hữu. Nhà ga mới này được cho rằng có thể phục vụ 20 triệu hành khách mỗi năm. Dự đoán tổng số vốn thi công cho dự án này là khoảng 18.000 tỷ đồng.

1729 - Trung Quốc quả là… tài!

Trân Văn




Giống như nhiều xóm khác, xóm ấy có nhiều nhà. Giống như nhiều xóm khác, xóm ấy có một căn to hơn, đông người hơn và có vẻ khá giả hơn những nhà khác.

Bên cạnh căn dường như to nhất, giàu nhất xóm ấy là một căn nhà nhỏ. Dân trong xóm chú ý tới cả hai không phải vì sự khác biệt về mức độ bề thế, phát đạt giữa hai căn nhà - những khác biệt vốn xóm nào cũng có - yếu tố khiến thiên hạ bận tâm là quan hệ, cách ứng xử kỳ quái của hai chủ nhà, đặc biệt là chủ căn nhà nhỏ.

1728 - Ngày 31/03/1492: Người Do Thái bị trục xuất khỏi Tây Ban Nha

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng




Vào ngày này năm 1492, tại Tây Ban Nha, nhà cầm quyền Công giáo đã ban hành một sắc lệnh hoàng gia trong đó tuyên bố rằng tất cả những người Do Thái từ chối cải đạo sang Công giáo sẽ bị trục xuất khỏi đất nước.
Hầu hết người Tây Ban Nha gốc Do Thái đã chọn con đường lưu vong thay vì từ bỏ tôn giáo và văn hoá của họ, và nền kinh tế Tây Ban Nha đã phải chịu tổn thất nặng nề khi mất đi một phần quan trọng trong lực lượng lao động của mình.

1727 - Bạo lực, và sự xuống cấp về đạo đức trong hai môi trường giáo dục, y tế - P.1

Song Chi



Khi đề cập đến những môi trường được xem là “an toàn”, tử tế trong một xã hội, nơi đạo đức nghề nghiệp lẫn tư cách, nhân cách ngưởi làm nghề và các mối quan hệ giữa con người với nhau phải được đặt lên hàng đầu, người ta thường nói đến hai môi trường giáo dục và y tế.

Nhưng ở Việt Nam bây giờ, hai môi trường này đã bị bạo lực hóa, bị tha hóa nặng nề về mặt đạo đức.

Môi trường giáo dục-từ nhà trẻ, trường mẫu giáo cho tới trung học, không còn an toàn nữa. Thứ nhất là cho trẻ em, cho học sinh. Những câu chuyện về các cô giữ trẻ tại nhà cho tới cô giáo mầm non, mẫu giáo…tại các cơ sở, trường mẫu giáo chính thức, bạo hành trẻ từ quát mắng, đút ăn, tắm rửa một cách thô bạo cho tới đánh đập, thậm chí có những trường hợp trẻ bị tử vong do bạo hành…không cỏn hiếm hoi gì nữa.

1726 - Vòng quanh thế giới ngày 31/3/2018

Tư Thẳng tổng hợp

1. Tin Việt Nam - Đại sứ Mỹ tại Việt Nam thăm nghĩa trang Quân đội Biên Hòa.

 Äáº¡i sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink viếng NghÄ©a trang Biên Hòa ngày 29/03/18.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink viếng Nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa ngày 29/03/18.
 Courtesy: Facebook Ambassador Daniel J. Kritenbrink

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Daniel Kritenbrink cùng Tổng lãnh sự tại thành phố Hồ Chí Minh, bà Mary Tarnowka thăm viếng Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa và thắp hương ở Nghĩa Dũng Đài vào ngày 29 tháng 3.
Trên trang Facebook cá nhân, ông Kritenbrink cho biết thông tin vừa nêu. Ông Đại sứ Kritenbrink còn cho biết, hồi tháng Giêng vừa qua ông đến viếng những người đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh Việt Nam tại Sân bay Biên Hòa. Đại sứ Mỹ tại Việt Nam chia sẻ trên trang fanpage của ông rằng “Trong quá trình chúng ta hợp tác để hàn gắn vết thương chiến tranh và như một phần của quá trình hàn gắn, chúng ta bày tỏ sự tôn trọng đối với tất cả những người đã hy sinh thân mình, bất kể họ đứng ở bên nào.”

1725 - “Điệp vụ Biển Đỏ” chỉ là cái cây trong cả khu rừng

Nam Quỳnh


Một cảnh trong bộ phim "Điệp vụ Biển Đỏ" đang gây tranh cãi tại Việt Nam Ảnh:cinemaescapist.com


Nếu quá chăm chú vào những tranh cãi ồn ào về bộ phim “Điệp vụ Biển Đỏ” như đang diễn ra tại Việt Nam, người ta dễ rơi vào cảnh nhìn cái cây mà bỏ quên cả khu rừng.
Đó là một trong những cảm giác của người viết sau khi tham dự một buổi thuyết giảng mang tên “Dressing-up the Dragon? Chinese media as ‘Soft Power’”, diễn ra tại trường Đại học Westminster tại thủ đô London (Anh) vào ngày 28/3.

1724 - Nhớ lại 'Tháng Ba gãy súng'

Bùi Văn Phú


Sách của Cao Xuân Huy viết về cuộc di tản khỏi Huế cuối tháng 3/1975
Sách của Cao Xuân Huy viết về cuộc di tản khỏi Huế cuối tháng 3/1975
Tựa bài viết này cũng là tên một tác phẩm của Cao Xuân Huy, một sĩ quan Thuỷ quân Lục chiến, viết về những ngày cuối cùng của cuộc chiến ở miền Trung Việt Nam, nơi ông chiến đấu cho đến khi cùng nhiều đồng đội bị bắt làm tù binh vào cuối tháng 3 năm 1975.
Với nhiều người Việt, nhất là những người lính Việt Nam Cộng hòa thì tháng 3 năm 1975 đánh dấu sự bắt đầu một khúc quanh lịch sử, với Ban Mê Thuột rơi vào tay bộ đội cộng sản ngày 10 tháng Ba, từ đó lãnh đạo miền Nam có những quyết định di tản chiến thuật sai lầm đầy máu và nước mắt, từ cao nguyên về Nha Trang, từ Đà Nẵng vào Sài Gòn để rồi dẫn đến một ngày cuối tháng Tư đau buồn.

1723 - KHÔNG PHẢI LÁ CẢI MÀ LÀ LÁ NGÓN !


Quá náo loạn, mình muốn yên để làm một núi chuyện mà rồi cũng đành phải nói. Công ty dịch vụ marketing nào chuyên nghiệp lạnh người luôn. Không có tí teo tình cảm thật nào mà chỉ là một chiến dịch, một business, được chuẩn bị kỹ lưỡng bởi một đội ngũ chuyên nghiệp hùng hậu.
Ai có nghề marketing cũng thấy đỉnh cao của kỹ thuật. Hình ảnh, câu chữ cân đo, tỉa tót như dao laser. Thấy tin Trung Nguyên thắng kiện là mình cũng đoán sắp có chiến dịch. Vậy nên thấy bài, mình ít ngạc nhiên, nhưng đọc các bài rồi, mình thấy nặng trĩu buồn đến thắt ruột, buồn lặng luôn suốt mấy ngày nay vì thấy người ta tìm mọi cách hủy diệt một thương hiệu mạnh Việt Nam sao ác độc thế, còn mấy kẽ gọi là làm báo sao mà rẻ rúng thế, không phải kiểu lá cải mà là lá ngón, và các chuyên gia marketing, pháp lý thì giỏi đến rợn tóc gáy.

1722 - Thế hệ trí thức thời đại Minh Mạng

Tác giả Vũ Đức Liêm




Mỗi thời đại tạo ra thế hệ trí thức của riêng mình. Tầm nhìn, phẩm chất và vai trò của họ được đo bằng đóng góp cho sự phát triển của xã hội và các giá trị nhân văn.
Đánh giá tầm vóc thời đại chính là việc đánh giá tầm cỡ, bản lĩnh, trí tuệ, khả năng sáng tạo của người trí thức và độ dấn thân của họ, nhằm mang tri thức của mình phục vụ cho sự phát triển xã hội. Vì thế, sứ mệnh cốt lõi của mỗi thế hệ trí thức là xác định và giải quyết vấn đề của thời đại mình. Việc không nhận thức được câu hỏi cốt lõi của thời đại, né tránh hay thất bại trong việc trả lời câu hỏi này hoàn toàn thuộc về trách nhiệm của thế hệ trí thức đó đối với thời đại của mình. Họ sẽ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử và hậu thế.

1721 - Sân golf TSN muôn năm!

Nguyễn Đình Ấm


Những ngày cuối năm 2017 sân bay Tân Sơn Nhất (TSN) bị tắc nghẽn quá thảm hại làm cho nhiều đại gia quân đội có quan hệ với lợi ích ở đây lo lắng. Hôm giáp tết năm ngoái tôi dự cưới ở nhà hàng 5 sao Himlam Palace của đại gia quân đội ở sân bay Gia Lâm, quanh câu chuyện những công trình thương mại hoành tráng cỡ nhất nước ở sân bay TSN và Gia Lâm, một sĩ quan đeo quân hàm đại tá nói trong sự lo lắng: 

- Bình thường thì ai đụng đến các công trình của “quân ta” làm gì nhưng ở TSN thì các sếp cũng hơi bị lo vì dạo này sân bay tắc nghẽn quá mà dư luận lại cứ đòi thu hồi đất khu sân golf… 

Thế nhưng, từ hôm 28/3/2018 khi thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết định phương án mở rộng TSN về phía nam với bản đồ quy hoạch chi tiết (xem ảnh) thì tất cả các đại gia,sếp có sân golf, nhà hàng, khách sạn,chung cư trên 157,6 ha trong sân bay có thể mở sâm banh “nằm cao gối” mà ngủ, đón dòng lợi khổng lồ mãi mãi chảy vào túi hàng ngày. 

1720 - Sông Mêkông : Ủy Hội MRC dần thừa nhận hậu quả đáng sợ của thủy điện?

Trọng Thành


Đập thủy điện trên thượng nguồn khiến phù sa ít về đến đồng bằng Cửu Long, là một nguyên nhân gây sụt lở, nước mặn thâm nhập. Bản đồ các vùng nhiễm mặn tại đồng bằng Cửu Long – Mêkông DR


Hội nghị thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mêkông mở rộng (GMS) lần thứ 6 tại Hà Nội vừa khai mạc ngày 29/03/2018, sẽ diễn ra đến ngày 31/3. Chính phủ Việt Nam coi đây là một sự kiện ngoại giao « quan trọng hàng đầu », cho phép mở rộng hợp tác giữa các nước trong tiểu vùng. Mêkông, « dòng sông mẹ » của dân cư Đông Nam Á lục địa, được hy vọng trở thành cầu nối cho hợp tác và phát triển bền vững của khu vực. Tuy nhiên, kế hoạch xây hơn 100 đập thủy điện trên dòng sông trong đó có 11 đập trên dòng chính, cộng với các đập khổng lồ đã có tại Trung Quốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước, nguồn cá, nguồn phù sa… đe dọa tương lai của hạ lưu.

1719 - Cá Rồng Đỏ: Có thực sự Việt Nam bị Trung Quốc 'đe dọa'?

BBC


Hàng không mẫu hạm Liêu Nin
Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh (hình tư liệu) đã được điều động tham gia cuộc diễn tập được cho là có tính phô trương sức mạnh của Trung Quốc ở Biển Đông-Getty Images
Một nhà báo kỳ cựu của BBC và học giả tại think tank nghiên cứu Chatham House tại London, Anh Quốc khẳng định với BBC Việt ngữ rằng có áp lực của Trung Quốc đằng sau việc Việt Nam ngừng dự án dầu khí Cá Rồng Đỏ trên Biển Đông.

Hôm thứ Năm, 29/3/2018, nhà báo và học giả Bill Hayton cũng nói với Bàn tròn thứ Năm của BBC với chủ đề 'Việt Nam ngừng dự án Cá Rồng Đỏ và Trung Quốc tập trận ở Biển Đông' rằng ông tin rằng việc phô trương diễn tập quân sự này là một biểu trưng và chỉ dấu cho thấy Trung Quốc đang 'đe dọa' chính Việt Nam.

1718 - Ông Cục trưởng “Cục Mại Dâm”


Trước hết xin ông Cục trưởng đừng vội giận với biệt danh như trên. Đó chỉ là cách gọi cho ấn tượng, dễ nhớ và chính xác hóa chức năng, nhiệm vụ của chuyên viên quý Cục. Chuyện là thế này, tôi nghiên cứu về người nghiện ma túy, nên có lần gặp anh K. chuyên viên của quý Cục, mời anh trao đổi về chuyện ma túy, anh bảo, em bây giờ không phải “K. ma túy” nữa, mà là “K. Mại dâm” rồi.
Lần khác, phản biện cho một luận án TS nghiên cứu về “Đặc điểm nhân cách gái mại dâm”, cũng người của quý Cục; cô NCS là H. bảo, nghiên cứu cái này khổ lắm thầy ạ. Có lần em đang trò chuyện với gái mại dâm đứng đường thì mấy thanh niên sáp vô, đòi túm luôn em đi! Rồi mọi người cứ gọi em là “H. mại dâm”! Cho nên bây giờ Cục trưởng đang phụ trách đề tài nghiên cứu và Dự án Luật về mại dâm, mà gọi “Cục trưởng mại dâm” là rất chuẩn!

1717 - Thủ tướng Phúc có ‘bắt tay’ với nhóm lợi ích sân golf TSN?

Phạm Chí Dũng


                                                         Thủ tướng  Nguyễn Xuân Phúc

Đã phát lộ ít nhất hai bất hợp lý - nghi vấn rất lớn liên đới trực tiếp đến quyết định cuối cùng về “chỉ mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất (TSN) về phía Nam” của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 28/3/2018:

Nghi vấn lớn nhất là vì sao ông Phúc lại chấp nhận 16 ha đất sân bay ở phía Nam do Bộ Quốc phòng “trả lại” để xây dựng nhà ga T3 công suất 20 triệu hành khách/năm theo đề xuất của Công ty tư vấn ADP-I (Pháp) - do Bộ Giao thông và Vận tải (GTVT) thuê, trong khi sân golf TSN lại một lần nữa được giới chức chính phủ cho lủi thoát khỏi sự phẫn nộ đã gần như đã bùng nổ của dư luận xã hội, không những thế vẫn ung dung ngự trị đến tận năm 2025?

1716 - Việt Nam tất yếu phải đổi thay



Góp ý thêm với 3 bài viết có cùng nội dung nêu trên. Đó là bài của nhà văn Trần Trung Đạo: Việt Nam, con thuyền không bến, ngày 6/3/2018; bài của LS Ngô Ngọc Trai: Đường lối Đảng CSVN ‘nay đã hoàn toàn khác trước’, ngày 15/3/2018; và bài của LS Đỗ Thái Nhiên: “Việt Nam, Con Thuyền Không Bến” và “Một Con Đường Hẹp”, ngày 24/3/2018.
Theo bình luận của ông Trần Trung Đạo thì giải thể chế độ CS là ưu tiên. Hậu CS đương nhiên là dân chủ tự do và khi có dân chủ tự do thì tự nó sẽ giải quyết những nan đề còn lại.

1715 - Việt Nam vào thế kẹt: Chiến hạm Mỹ không dọa được Trung Quốc trên biển Đông

VOA Tiếng Việt


Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson của Mỹ trên biển Đông ngoài khơi Đà Nẵng. Sau lần thứ 2 phải dừng thăm dò dầu khí trên vùng biển có tranh chấp trước sức ép của Trung Quốc, các chuyên gia cho rằng Việt Nam "đang ở trong thế kẹt."


Không lâu sau khi hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson rời Việt Nam đã lọt ra thông tin Hà Nội phải dừng dự án thăm dò dầu khí trị giá 1,23 tỷ USD trên biển Đông vì sức ép của Bắc Kinh.

Các chuyên gia cho rằng điều này cho thấy Trung Quốc đang thắng lớn ở biển Đông và chiến lược hiện tại của Mỹ trên vùng biển nhiều tranh chấp này đang thất bại. Đây là lần thứ 2 trong chưa đầy 1 năm, Việt Nam bị Trung Quốc ép ngưng các hoạt động thăm dò dầu khí trong khu vực gần đường lưỡi bò 9 đoạn trong đó Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền hầu hết khu vực biển Đông.

Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2018

1714 - Không thể coi thường Kim Jong Un


Kết quả hình ảnh cho Ri Sol Ju


Có một ngôi sao mới xuất hiện trên bầu trời ngoại giao, theo các mạng xã hội ở Trung Quốc! Ngôi sao đó là bà Ri Sol Ju, vợ Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Jong Un!
Người Trung Hoa lục địa bàn tán xôn xao về Ri Sol Ju! Một công dân mạng viết: “Nàng đẹp quá! Đáng yêu quá! Ít nhất đóng vai ‘đệ nhất ngoại giao phu nhân’ giỏi hơn cô em gái của Chủ Tịch Kim Jong Un!” Một người khác khen Ri Sol Ju mặc đồ đẹp, vừa trang nhã, cổ điển mà vẫn hợp thời trang! Bà xuất hiện ba lần trước ống kính trong hai ngày ở Trung Quốc, với ba bộ áo khác nhau. Có người còn cả gan khen Ri Sol Ju đẹp hơn bà Bành Lệ Viên, vợ Chủ Tịch Nước Tàu Tập Cận Bình. Tất nhiên, nhà nước Cộng Sản Trung Quốc lập tức cấm đề tài này trên mạng xã hội.

1713 - Trung Quốc dùng trường học để gây ảnh hưởng lên Bắc Việt ra sao?



Hình: Học sinh, dân quân Trung Quốc trong một cuộc mít tinh ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam năm 1966. Nguồn: Gettyimage.


Vào tháng 12 năm 1966, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hay Bắc Việt Nam, đã ký một thỏa thuận với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về việc thành lập các trường học dành cho trẻ em Bắc Việt Nam tại Trung Quốc. Theo đó Trung Quốc sẽ cung cấp địa điểm, tài chính và trang thiết bị. Vào thời điểm đó, chiến dịch đánh bom miền Bắc của Mỹ đang ở cao trào và Hà Nội muốn chuyển học sinh của mình tới một nơi an toàn.
Khía cạnh thực sự đặc biệt của hoạt động hợp tác giáo dục xuyên biên giới này là việc nó xảy ra giữa thời kỳ Cách mạng Văn hoá ở Trung Quốc. Cách mạng Văn hoá bắt đầu vào tháng 5 năm 1966 và đã hủy hoại hệ thống giáo dục của Trung Quốc (và khiến kinh tế Trung Quốc kiệt quệ). Nhưng người Trung Quốc đã sẵn sàng dành chỗ cho học sinh Bắc Việt vì điều này phù hợp với một mục tiêu địa chính trị cao hơn: cạnh tranh với Liên Xô để lãnh đạo phong trào cộng sản toàn cầu.

1712 - Việt Nam: Con thuyền 'không bến' hay 'nhiều bến'?



Việt Nam: Con thuyền 'không bến' hay 'nhiều bến'?
Việt Nam: Con thuyền 'không bến' hay 'nhiều bến'? AFP/Getty Images
Ngày 6/3/2018 trên Facebook của mình, nhà văn Trần Trung Đạo đã phổ biến bài viết "Việt Nam, Con Thuyền Không Bến".
Sở dĩ gọi là "Con Thuyền Không Bến" bởi lẽ, theo Trần Trung Đạo, Việt Nam hiện có hai thế lực, Đảng Cộng sản và Chống Đảng. Ông Trần Trung Đạo cho rằng Đảng Cộng sản không có tính chính danh, bám quyền lực và dốt trong việc điều hành đất nước.
Còn về phía chống lại Đảng Cộng sản, chừng nào phong trào dân chủ chưa nhận ra rằng 'giải thể chế độ cộng sản' là công cuộc có tính duy nhất tiên quyết, chừng đó thì Việt Nam vẫn còn là một 'con thuyền không bến', theo Trần Trung Đạo.

1711 - Phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất có hợp lý?

RFA


Sân Golf bên trong sân bay Tân Sơn Nhất.
Sân Golf bên trong sân bay Tân Sơn Nhất. Courtesy Zing


Ngày 28 tháng 3 vừa qua, Thủ tướng Chính Phủ Hà Nội, ông Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Thường trực Chính phủ quyết định sẽ thực hiện việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất theo phương án của Công ty Tư vấn Đốc Lập Pháp ADPI. Quyết định này được giới chuyên gia và các nhà quan sát nhận định thế nào?

Chính phủ đã thống nhất phương án

Phương án của Công ty Tư vấn Đốc Lập Pháp ADPI đưa ra là không xây dựng thêm đường băng thứ ba, nhưng xây dựng thêm một nhà ga mới với diện tích sàn lên đến 200.000 m2 ở phía Nam sân bay, tức khu vực nhà ga hiện hữu. Nhà ga mới này được cho rằng có thể phục vụ 20 triệu hành khách mỗi năm. Dự đoán tổng số vốn thi công cho dự án này là khoảng 18.000 tỷ đồng.

1710 - Vụ ‘Út trọc’ có dẫn đến quan chức cao cấp?

Thiền Lâm - Cali Today


Từ tháng 12/2017 đến nay, vụ truy nã và bắt giam đối với Thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ (Vũ “Nhôm) đã choán gần hết sự quan tâm của dư luận xã hội và báo chí, để lại một khoảng trống tưởng như bị quên lãng về vụ “Út trọc” – tức Thượng tá quân đội Đinh Ngọc Hệ.
Nhiều thông tin trong dư luận cho biết “Út trọc” là biệt danh của ông Đinh Ngọc Hệ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Phát triển đầu tư Thái Sơn. Đây là thành viên của Tổng công ty Thái Sơn – Bộ Quốc phòng.

1709 - Cần nhìn nhận mại dâm dưới khía cạnh nhân văn

Tường Minh



Nên coi bán dâm là một nghề hay không là chuyện đã rất nhiều lần được đặt ra trên các bàn nghị sự ở nước ta. Và mới đây, lần nữa, vấn đề này được đặt ra tại một hội thảo về quan điểm, định hướng xây dựng chính sách, pháp luật về mại dâm.

Một trong những ý kiến được trích dẫn nhiều nhất tại hội thảo này là của ông Nguyễn Xuân Lập – Cục trưởng Cục Phòng chống Tệ nạn (Bộ LĐTB&XH). Ông Lập đồng tình với các ý kiến cần phải có luật về mại dâm để giảm hại cho những người hành nghề mại dâm, đảm bảo quyền công dân và quyền con người. Và Bộ LĐTB&XH đã thành lập ban nghiên cứu để xây dựng dự án luật trình Chính phủ trong thời gian tới.

1708 - Thomas Bass: 'Phạm Xuân Ẩn không đưa tin giả'



'Những gì chúng ta có đến nay chỉ là tranh cãi về di sản của Phạm Xuân Ẩn'
'Những gì chúng ta có đến nay chỉ là tranh cãi về di sản của Phạm Xuân Ẩn' - AFP
Trả lời BBC, tác giả Thomas Bass nói ông Phạm Xuân Ẩn đầu tiên là một nhà báo giỏi và dùng kỹ thuật báo chí cho hoạt động của một điệp viên.
Nói chuyện với Tina Hà Giang của BBC Tiếng Việt hôm 23/02/2018, ông Bass cũng nêu những điều bất đồng của ông với hai tác giả khác viết về Phạm Xuân Ẩn là Larry Berman và Luke Hunt.
BBCĐược biết ông sẽ cho phát hành ấn bản mới của cuốn "The Spy Who Loved Us" vào cuối năm nay, có phải ông có thêm nhiều dữ kiện về nhân vật Phạm Xuân Ẩn?
Thomas Bass: Sách của tôi sẽ được tái xuất bản vào cuối năm nay ở dạng nguyên thủy, mặc dù tôi có viết thêm một lời nói đầu mới. Cuốn 'The Spy Who Loved Us' xuất hiện năm 2009, lúc ấy Phạm Xuân Ẩn đã qua đời, vì vậy, chúng ta không biết gì nhiều thêm về cuộc đời ông ta so với lúc sách mới xuất bản. Tôi tái xuất bản cuốn sách vì Phạm Xuân Ẩn là một nhân vật đáng chú ý, và 'The Spy Who Loved Us' chưa bao giờ được xuất bản dưới dạng bìa mềm. Tôi nghĩ sách bìa mềm có thể hữu ích cho một số người.

1707 - Giải thưởng 2017 của Văn Đoàn Độc Lập: “cứ làm việc mình cho là đúng”


Cuối tháng 3/2018, Văn Đoàn Độc Lập, một tổ chức tập hợp trí thức, thuần túy về văn học nghệ thuật đã tiến hành phát giải thưởng, lần thứ 3, kể từ khi thành lập đến nay.
Theo thông báo, thì giải thưởng cho năm 2017 có những điều rất thú vị. Nhưng thú vị hơn cả là những cuộc ngăn chận thô bạo đối với những người cầm bút. Có người bị an ninh đe dọa phải quay trở về nhà, có người thì bị đâm lủng bánh xe, rồi có người thì bị lùng nhùng đeo đám – công khai đến trơ trẽn. Thậm chí ban tổ chức 3 lần đổi địa điểm phát giải, cả 3 lần lượt bị cúp điện, cúp nước…

1706 - Sân golf trong sân bay và Thủ tướng Phúc

Phạm Nhật Bình



Thấy gì qua quyết định mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía nam của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc?
Từ một phi trường Quốc tế có quỹ đất dự trữ 3600 ha trước năm 1975, thế mà sau khi bị “giải phóng vô” Tân Sơn Nhất dần dần bị xà xẻo, chiếm dụng làm của riêng hay cho thuê “mặt bằng” lấy tiền bỏ túi. Tân Sơn Nhất bị thu hẹp diện tích tối đa và hiện nay trở thành phi trường có phẩm chất phục vụ tồi tệ, đồng thời là một cái hồ chứa nước mùa mưa.
Ấy thế mà từ năm 2016 người ta còn khám phá ra một điều bất ngờ là có một “sân golf trong sân bay”. Chẳng những vậy nó còn có cả một “cụm” khách sạn, nhà hàng cao cấp sẵn sàng phục vụ khách ăn chơi quốc tế tới bến.

1705 - Bài học từ Hải chiến Trường Sa: Việt Nam đã chiến đấu và phải sẵn sàng chiến đầu một lần nữa

Nguồn: Thediplomat
Chuyến thăm Việt Nam của hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ, Carl Vinson, ngày 5 tháng 3 vừa qua là hành động mang tính biểu tượng trên nhiều mặt trận. Sau khi chiến tranh kết thúc, năm 1975, đây là cảng đầu tiên của Việt Nam được hàng không mẫu hạm Mỹ ghé thăm. Ngoài ra, Đà Nẵng, còn là địa điểm đổ bộ đầu tiên của TQLC Mỹ, ngày 8 tháng 3 năm 1965 Cuối cùng, như một số nhà bình luận đã chỉ ra, hành động này tượng trưng cho mối quan hệ ngày càng gắn bó hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trên mặt trận quốc phòng và an ninh, đặc biệt là chuyến thăm này diễn ra sau quyết định của Washington về việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Hà Nội.
Người ta sẽ còn phải xem chuyến thăm mới nhất này có xua đuổi một lần và vĩnh viễn bóng ma của cuộc chiến Việt Nam hay không – đấy là vụ xung đột kéo dài, đẫm máu, làm cho cả hai bên đều thiệt hại năng nề cả về máu, mồ hôi và của cải. Nhưng ở cả hai thủ đô người ta đều tỏ ra lạc quan về việc xây dựng trong dài hạn mối quan hệ song phương giữa hai nước, từng được chăm sóc một cẩn thận sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Sự kiện đó trùng hợp với chính sách đối ngoại được Hà Nội điều chỉnh lại, tạo thuận lợi cho tinh thần độc lập và không liện kết/liên minh, mà hướng ra bên ngoài nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực, phục vụ cho chương trình nghị sự trong nước của quá trình “Đổi mới” vẫn tiếp tục cho đến ngày hôm nay.

1704 - Vòng quanh thế giới ngày 30/3/2018

Tư Thẳng tổng hợp

1. Tin Việt Nam - Giới xã hội dân sự ra tuyên bố về các trạm BOT

 Tài xế dùng tiền lẻ mua vé để phản đối trạm phí Cai Lậy
Tài xế dùng tiền lẻ mua vé để phản đối trạm phí Cai Lậy Thanhnien

Một số tổ chức xã hội dân sự cùng nhiều cá nhân ngày 30 tháng 3 đã ra một bản tuyên bố tố cáo đa số các dự án BOT cầu đường có sự câu kết bất minh giữa các nhà đầu tư và một số quan chức chính quyền địa phương và trung ương.
Bản tuyên bố nhận định chủ đầu tư và một số quan chức chính quyền đã tìm cách móc túi người dân qua các hình thức như đặt trạm sai chỗ, đặt quá nhiều trạm và đặt trạm ở những nơi không cần thiết. Nhiều nhà đầu tư chi tiền cho quan chức tham nhũng để chạy xin giấy phép thực hiện dự án, sau đó nâng khống vốn xây dựng để thu tiền của người dân.

1703 - VN chỉ đủ sức đánh 'dập mũi' TQ nếu xung đột

BBC
Quân đội Việt Nam thoạt đầu có thể khiến Trung Quốc 'dập mũi' trong đụng độ ngắn trên Biển Đông, nhưng sẽ thất bại nếu lâm vào xung đột cường độ cao và kéo dài.

Đó là nhận định của ông Prashanth Parameswaran, biên tập viên cao cấp của The Diplomat, tạp chí chuyên về an ninh và chính sách đối ngoại châu Á - Thái Bình Dương. Trong email trả lời BBC hôm 28/3, ông Parameswaran cho rằng với tiềm lực quân sự quá khiêm tốn trước Trung Quốc, Việt Nam chỉ có thể cầm giữ trong cuộc đối đầu ngắn. 

1702 - Giải cứu nông sản hay giải cứu tư duy quản lý nhà nước?

Ngô Đồng


Hàng ngàn tấn củ cải bị người nông dân nhổ bỏ vì không bán được, rớt giá. Ảnh: vneconomy.vn
Hàng ngàn tấn củ cải bị người nông dân nhổ bỏ vì không bán được, rớt giá. Ảnh: vneconomy.vn


Trong những ngày qua, những người nông dân trồng củ cải trắng tại xã Tráng Việt (Mê Linh – Hà Nội) đang phải “nuốt nước mắt” nhổ bỏ hàng trăm tấn củ cải đến mùa thu hoạch. Nguyên nhân là do giá củ cải rớt thảm hại, có lúc chỉ có 500 đồng/kg, giảm hơn 15 lần so với bình thường nhưng cũng không có ai đến mua.
Không tiêu thụ được, nông dân còn phải bỏ tiền túi và công sức ra thuê người nhổ bỏ và thuê ô tô chở củ cải đi đổ ra sông Hồng. Thảm hại đến mức các điểm bán củ cải được lập ra khắp Hà Nội, cả hệ thống chính quyền kêu gọi công chức tích cực ăn củ cải, và báo chí thì dày đặc những bản tin kêu gọi cả xã hội chung tay “giải cứu” củ cải.

1701 - 30/03/1870: Tu chính án thứ 15 được thông qua



Vào ngày này năm 1870, sau khi được ba phần tư số tiểu bang phê chuẩn, Tu chính án thứ 15, trao quyền bầu cử cho người Mỹ gốc Phi (nam giới) đã được chính thức thêm vào Hiến pháp Mỹ. Được Quốc Hội thông qua một năm trước, Tu chính án viết rằng, “quyền bỏ phiếu của công dân Hoa Kỳ sẽ không bị bất kỳ chính quyền liên bang hay tiểu bang nào từ chối vì lý do chủng tộc, màu da, hoặc tình trạng nô lệ trước đó.” Một ngày sau khi Tu chính án thứ 15 được thông qua, Thomas Peterson-Mundy đến  từ Perth Amboy, New Jersey, đã trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên bỏ phiếu theo quy định của tu chính án này.

1700 - Định luật Say: Cung tự tạo ra cầu như thế nào?

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan

Biên tập: Lê Hồng Hiệp


Jean-Baptiste Say giải thích rằng có cung ắt có cầu.

Vào giai đoạn trầm trọng nhất của thời kỳ Đại Suy thoái, hơn một phần tư số công nhân Mỹ không thể tìm được việc làm. Không có đủ lượng cầu về hàng hoá và dịch vụ mà họ có thể cung ứng. Ngày nay, lực lượng lao động Mỹ có thể sản xuất nhiều gấp 17 lần, nhưng tỷ lệ thất nghiệp lại chỉ dưới 5%. Bằng cách nào đó mà lượng cầu, vốn rất thấp trong những năm 1930, lại tăng tương ứng với một nguồn cung hàng hoá và dịch vụ khổng lồ tám thập niên sau đó. Kết quả đáng mừng này có thể đã làm kinh ngạc một số nhà kinh tế trong những năm 1930, những người đã lo lắng về tình trạng trì trệ “trường kỳ”. Nhưng điều này chẳng có gì là ngạc nhiên đối với một thế hệ các nhà kinh tế lớn tuổi hơn, do Jean-Baptiste Say đứng đầu. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, “A Treatise on Political Economy” (Chuyên luận về Kinh tế chính trị), đã được tái bản đến sáu lần từ năm 1803 đến năm 1841, chứa đựng nhiều điều mà sau này được gọi là Định luật Say, khái niệm chỉ ra rằng cung có thể tạo ra cầu cho chính mình.

1699 - Việt Nam : Cô giáo phải quỳ gối khi thượng tôn pháp luật không còn

Thụy My



                                   Bia tiến sĩ ở Văn Miếu, Hà Nội. Ảnh minh họa.wikipedia

Vừa rồi tại Việt Nam đã xảy ra một sự kiện làm dư luận hết sức xôn xao. Đó là việc một phụ huynh đã ép buộc cô giáo dạy con mình phải quỳ gối suốt 40 phút, vì hôm trước đó cô đã phạt quỳ học sinh, trong đó có con của ông ta.

Sự kiện chưa từng thấy này diễn ra tại trường tiểu học Bình Chánh thuộc xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức tỉnh Long An, và ngay tại văn phòng ban giám hiệu nhà trường. Cụ thể, hôm 28/02/2018, một nhóm phụ huynh bốn người đã đến trường để « hỏi tội » cô giáo, có mặt cả hiệu trưởng. Cô nhận sai và xin lỗi, nhưng họ vẫn không tha.

1698 - Nếu Tổng Bí thư anh minh thì ông Trọng thành tro



Trang 11 của báo Le Monde là trang quảng cáo. Cả chân dung ông Trọng lẫn bài viết của ông về “Triển vọng tốt đẹp của quan hệ Việt - Pháp” thuộc dạng “cậy đăng” và tự nguyện trả phí.


Đợt công du “cấp nhà nước” của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng CSVN ở Pháp, Cuba vừa kết thúc và dư âm của đợt công du này vẫn đang làm dư luận Việt Nam rúng động. Diễn Đàn – website do những người Việt cư trú tại Pháp sáng lập và điều hành – kể rằng, chẳng có cơ quan truyền thông nào của Pháp đề cập đến sự kiện ông Trọng sang thăm Pháp “theo lời mời của tổng thống Cộng hoà Pháp Emmanuel Macron” như hệ thống truyền thông Việt Nam đã quảng bá.

Tổng Bí thư Đảng CSVN đến Pháp vào chiều 25 tháng 3, chiều 26 tháng 3, nhật báo Le Monde dành trọn trang 11 đăng chân dung ông Trọng, kèm bài viết với chú thích “Một diễn đàn của Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân chuyến thăm Pháp”.

1697 - Giải thể chế độ CS hay không để tiến bộ?




Trên trang nhà BBC Việt Ngữ tuần lễ đầu tháng 3, 2018 vừa qua, Luật sư Ngô Ngọc Trai đã có một bài viết cho rằng muốn có dân chủ và đất nước cường thịnh không nhất thiết phải giải thể chế độ Cộng sản Việt Nam (CSVN) hiện nay vì nếu đặt lợi ích của người dân trong nước lên trên hết, thì phải thấy rằng: “… mục tiêu của những người dân chủ là đấu tranh cho dân chủ, cho đất nước được cường thịnh, thì đó cũng không khác mấy với những mục tiêu mà chính quyền cộng sản họ đang làm…”
Luật sư Trai còn lập luận rằng: “… chỉ có khác về cách làm, một đằng thì muốn giải thể gạt bỏ chế độ hiện thời rồi mới xây dựng đất nước, một đằng thì muốn chính quyền hiện nay là người đem đến dân chủ và thịnh vượng cho người dân.”
Theo Luật sư Trai thì nhà nước cộng sản hiện nay đã khác xa với mấy chục năm trước và dù họ vẫn còn mang những di sản của quá khứ và trấn áp tàn bạo nhưng theo Luật sư Trai thì: “họ đã thay đổi để thích ứng với xu thế thời đại. Đất nước đã hội nhập và phát triển kinh tế thị trường.”
Trước hết không thể phủ nhận là đất nước Việt Nam nhìn chung hiện nay đã thay đổi rất nhiều nếu so với thời ngăn sống cấm chợ của 40 năm về trước. Và cũng có thể vì thế mà trong vài cuộc thăm dò gần đây của một số người ngoại quốc thực hiện đã biểu hiện chỉ số hạnh phúc thuộc hạng cao trên thế giới.
Thực tế cho thấy, hạnh phúc chỉ là cái gì tương đối. Dân gian có bài vè Thằng Bờm có cái quạt mo, Phú Ông xin đổi ba bò chín trâu, Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu… Phú ông đổi đủ thứ cao sang Bờm vẫn không, khi Phú Ông xin đổi nắm xôi Bờm cười, vui vẻ nhận liền. Cái hạnh phúc vui vẻ mộc mạc của người nghèo khó là đi bộ rạc cả chân nay có được chiếc xe đạp, đâu cần biết cùng lúc đó thiên hạ đã đi xe hơi, máy bay!
Cho nên câu hỏi đặt ra là sự thay đổi và tiến bộ của xã hội Việt Nam ngày nay là sự thăng tiến mang tính đồng bộ chung của thế giới loài người so với thế kỷ trước hay là sự tiến bộ vượt bực dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN.
Để trả lời câu hỏi này ta phải so sánh nước ta hiện nay so với các nước cũng đã từng có hoàn cảnh như Việt Nam trước khi cất cánh cách nay nửa thế kỷ như Nam Hàn, Đài Loan, Thái Lan, Mã Lai hay Tân Gia Ba. Những quốc gia này vào thập niên 70 không hơn ta là bao nhiêu, mặc dù miền Nam Việt Nam đang cùng lúc đó phải đương đầu với cuộc chiến tranh tương tàn nhiều đổ vỡ trong khi họ được hoà bình tập trung xây dựng nước họ.
Các nước nói trên hiện nay đã thuộc vào khối những quốc gia đã phát triển trong khi Việt Nam sau hơn 40 năm hòa bình, vẫn còn lẹt đẹt ở trong khối những quốc gia phát triển chậm, thậm chí còn có nguy cơ tụt hậu so với hai nước Miên Lào mà dân ta thường coi là đàn em.
Câu hỏi đặt ra là do kỹ năng và trí tuệ của người Việt thua kém các dân tộc lân bang hay là do thể chế chính trị, nhất là dưới sự cai trị của đảng CSVN đã và đang làm cho đất nước ta tụt hậu so với đà phát triển của thế giới chung quanh?
Nhà cầm quyền CSVN quả là có những thay đổi tích cực. Nhưng những thay đổi này được đặt trong vòng kiểm soát để duy trì sự nắm quyền độc tôn của đảng CSVN chứ không phải đế đất nước tiến bộ. Chính vì thế mà đảng CSVN đã không có một chiến lược phát triển toàn diện nhằm khơi động tiềm lực quốc gia một cách mạnh mẽ và đa dạng. Cái gọi là đổi mới phát triển theo kinh tế thị trường dưới định hướng XHCN thực ra chỉ là một hình thức thả lỏng dây trói để người dân có chút không gian tự do làm ăn hơn trước, và khi người dân tương đối có chút tự do làm ăn thì đương nhiên xã hội đã có một số thay đổi là điều tất yếu.
Do đó, dưới định hướng XHCN, sự đổi mới chẳng khác gì thả bớt dây trói để người dân làm ăn nhằm tránh sự nổi loạn như Đông Âu và giúp cho đảng có một số phương tiện vật chất để tiếp tục duy trì sự cầm quyền. Kết quả của sự biến chiêu thả bớt dây trói cho người dân là dân có giàu thêm chút đỉnh nhưng giai cấp thống trị lại càng giàu hơn gấp trăm lần làm khoảng cách giàu nghèo càng ngày càng tăng. Cho nên chẳng phải là điều ngạc nhiên khi ta thấy Đảng CSVN vẫn muốn nắm chính quyền bằng mọi giá, vẫn muốn mình là kẻ đầu tàu dẫn dắt dân tộc phát triển sau lưng mình, phụ thuộc vào trình độ, năng lực và tầm khôn xây dựng đất nước của mình.
Nếu Đảng và nhà nước CSVN thực sự đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết, thì họ đã phải thấy chính họ đang là cái đầu tàu chậm lụt làm trì cản sự cất cánh của đất nước.
Hãy nhìn cách quản lý các dự án kinh tế yếu kém thất thu lãng phí hàng tỷ đồng dưới sự lãnh đạo của họ đủ thấy là họ hoàn toàn là lũ ăn hại, tham ô.
Khi tệ nạn tham ô đe dọa sự tồn vong của chế độ, họ bắt đầu lôi một vài con dê tế thần ra đổ tội và trừng phạt không che được rằng chính những con dê đó là thành phẩm của bản chất chế độ độc tài luôn đứng vững nhờ sự ban phát những đặc quyền đặc lợi cho thành phần trong bộ máy thống trị, và đặc quyền đặc lợi tất yếu đưa đến tham nhũng có hệ thống, đục khoét tài nguyên và kinh tế quốc gia.
Ngoài ra, hãy xem cách họ trù dập những người muốn nói lên những khao khát muốn cho đất nước khá hơn khác với cách đảng CS muốn thay vì tìm cách đối thoại để cùng tìm phương cách tối ưu cho đất nước.
Nếu thực sự đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết, lãnh đạo CSVN phải tự làm một cuộc cách mạng bản chất, hoàn toàn cởi trói cho toàn dân vươn lên với hết cả tiềm lực của dân tộc qua một thể chế dân chủ thực sự không giả tạo hình thức, qua đó họ có cơ may được người dân tâm phục chọn lựa nếu họ thật sự xứng đáng.

1696 - Đi Tây không được Tây cho lên báo

Phương Thảo


Trong tháng 3 bốn quan chức trụ cột của Việt nam tấp nập xuất ngoại.

Hai ông Phúc và Quang chia nhau đi vùng Ân Độ – Thái Bình Dương. Các chuyến đi này được báo chí quốc tế nhiều nước nhắc đến vì tầm quan trọng của các mối quan hệ với các quốc gia trong khu vực này trong việc đối đầu với sự trỗi dậy của Trung quốc ở Biển Đông. Ngay cả báo chí Trung quốc cũng có các bài viết về các chuyến công du này tuy là để thể hiện sự châm biếm mỉa mai các chuyến đi ấy.

Trái lại các chuyến đi Tây của ông Trọng và bà Ngân không có báo Tây lẫn tàu nào nhắc đến ngoài báo Đảng. Báo chí trong nước cả tiếng Anh và tiếng Việt có các bài tường thuật chi tiết về sự đón tiếp các lãnh đạo cao cấp nồng nhiệt của nhân viên và con em nhân viên Đại sứ quán về chuyến các chuyến công du kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao với Pháp và Hoà Lan.