Thứ Năm, 29 tháng 3, 2018

1688 - Kim Jong un đang làm gì?


Kết quả hình ảnh cho kim jong un


Trước khi có cuộc đối thoại thương đỉnh hai miền Triều Tiên vào tháng 4 và cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ Triều vào tháng 5, Kim Jong Un đã đi Trung Quốc, ở lại Bắc Kinh 3 ngày, từ 25-28/03/18. Từ khi lên cầm quyền năm 2011, nơi đầu tiên Kim chọn xuất ngoại là Bắc Kinh, điều này dễ dàng để lại một nhận định rằng với Kim quan hệ với đồng minh Trung Quốc có tầm quan trọng bậc nhất gắn với sự tồn vong của triều đại họ Kim;

Người ta sẽ nghĩ ngay tới việc Kim sẽ trình bày và xin thỉnh thị toàn bộ chiến lược đàm phán với Nam Hàn và với Mỹ, đặc biệt phương án xấu nhất khi thương lượng thất bại, Trump có thể phát động chiến tranh tiêu diệt. Việc làm này có vẻ bề ngoài là một biểu hiện của sự tin cậy tuyệt đối và sự thủy chung bất di dịch của Kim với Bắc Kinh. Nhưng dù bề ngoài đúng như vậy, người ta cũng không thể biết bên trong có thực vậy không!

Kim Jong un thực sự muốn gì?

Trong rất nhiều những tuyên bố chính thức, Triều Tiên đã cố gắng hết sức để làm thế giới hiểu rằng, họ muốn được chấp nhận như một thành viên đầy đủ và bình đẳng của cộng đồng thế giới, được quyền phát triển kinh tế bên cạnh quyền phát triển quốc gia hạt nhân, như Ấn Độ hay Pakistan, đồng thời với một chương trình thống nhất hai miền Bắc Nam Triều Tiên một cách hoà bình.

Đây là tư tưởng chiến lược bất biến, sợi chỉ xuyên suốt ba thế hệ họ Kim, kim chỉ nam mọi hành vi, mọi tính toán chiến thuật và chiến lược của chế độ.

Nhưng thế giới, đặc biệt là những quốc gia có vai trò rất lớn đối với Triều Tiên như Mỹ và Trung Quốc, thậm chí ngay cả Nam Hàn có vẻ như vẫn chưa hiểu hay chưa đánh giá hết ý nghĩa của lập trường này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn khăng khăng điều kiện tiên quyết để có đối thoại là Bình Nhưỡng phải chấm dứt trên thực tế chương trình hạt nhân. Triều Tiên đã hy sinh tất cả để có hạt nhân và đã trở thành một thế lực hạt nhân. Chiến lược "Quân sự trước hết" được xem là đã thực hiện được một nửa, nửa còn lại là thống nhất trong hoà bình và độc lập.

Triều Tiên có chấp nhận từ bỏ sức mạnh hạt nhân chỉ để được Mỹ dỡ bỏ trừng phạt và bao vây kinh tế không? Rõ ràng là không. Không một quốc gia nào trong tình trạng tương tự có thể chấp nhận. Hạt nhân là "độc lập", tất cả phần còn lại chỉ là "thịnh vượng". Giải pháp không phải là lấy cái này đổi cho cái kia, mà là một gói gồm cả hai.

Vì vậy để có thể đàm phán với Kim Jong un, bài toán mà Mỹ phải đem lại lời giải là một Triều Tiên thống nhất như thế nào để vừa có độc lập, tự do và phồn thịnh, vừa được thừa nhận là quốc gia hạt nhân.

Đàm phán thế nào?

Kim Jong un có thể đã hiểu sự nông cạn và thói hợm hĩnh vinh quang của vị tổng thống Mỹ, mà ai cũng biết rằng ông ta giống một tỷ phú bất động sản hơn một chính trị gia.

Với một đối tượng như vậy, những loại thông tin khác thường không thể có cách truyền đạt nào có thể được tiếp thu mà không chịu một nguy cơ sụp đổ hoàn toàn.

Sự mập mờ, nước đôi trong cách truyền đạt thông tin bị buộc phải sử dụng để ít nhất giữ được 50% xác suất an toàn sẽ là nguyên nhân của sự thất bại trong cuộc đàm phán sắp tới.

Thông tin tình báo trước đàm phán phải được truyền đạt chính xác tuyệt đối và mức độ tin cậy phải được đảm bảo 100%. Nhưng làm thế nào để có được sự tin cậy 100% để thông tin được truyền đạt chính xác tuyệt đối trong một thời gian quá ngắn, với chỉ một vài cuộc gặp ở cấp thấp tại một quốc gia trung lập như Thụy Điển hay Phần Lan? Làm thế nào để truyền thông tin tuyệt mật mà không bị rò rỉ ở cái cấp trung gian này?

Kim Jong un đã linh cảm sự thất bại khó tránh khỏi.

Và nếu thất bại, với một vị tổng thống hãnh tiến và bất thường như Donald Trump, thì chiến tranh cũng khó tránh khỏi được.

Tại sao lại là Trung Quốc?

Không ai biết được Kim Jong un và Tập Cận Bình đã nói gì với nhau trong vài ngày qua, nhưng có thể suy đoán được.

Mục đích của cuộc gặp Mỹ - Triều là một đảm bảo nền độc lập của một Triều Tiên thống nhất. Nhưng nếu nền độc lập đó được Mỹ đảm bảo thì là độc lập với ai? Đó là điều Mỹ phải hiểu và Trung Quốc không được phép biết. Mỹ mà không hiểu hoặc Mỹ hiểu nhưng Trung Quốc biết được, thì Triều Tiên có thể đều "chết".

Nhưng ai cũng biết, xác suất Donald Trump hiểu được là rất thấp, đồng nghĩa với thất bại đàm phán và khả năng chiến tranh hủy diệt Bắc Triều là rất cao.

Như vậy, chuyến đến Bắc Kinh của Kim Jong un có ý nghĩa sống còn đối với chế độ Bắc Triều một khi cuộc đàm phán Mỹ Triều xảy ra. Thắng, thì Triều Tiên tách khỏi sự khống chế truyền thống của Bắc Kinh. Nhưng thất bại, thì Bắc Triều chắc chắn bị tiêu diệt, vì không thể thắng cuộc chiến tranh trừng phạt của Mỹ.

Đảm bảo duy nhất cho Kim Jong un là cam kết của Tập Cận Bình.

Cuộc gặp là một món quà vô giá với Tập Cận Bình vốn ngạo mạn, giữa lúc uy tín của ông này đã và đang xuống đáy trong con mắt ngạo mạn không kém của Donald Trump.

Nhìn cách cư xử trang trọng có chút vì nể của Tập, khác với thái độ thường rất trịch thượng và khinh khi của Tập với lãnh đạo Việt Nam, có thể hiểu được ý nghĩa của "sức mạnh hạt nhân" và sự "chính xác!" của chiến lược "Quân sự trước hết".

Thế cờ bắt buộc Tập Cận Bình phải cam kết đảm bảo an toàn chế độ cho Kim. Nhưng Tập liệu có biết rằng ông ta, một người khổng lồ đang biến thành con bài trong tay anh chàng béo mới chỉ bằng tuổi con mình.

Và nếu Kim- Jong- un có thể chơi trên tay cả hai con bài khổng lồ là Tập và Trump, thì ông Nguyễn Phú Trọng khi tự khoe: "mình phải thế nào, người ta mới tiếp mình như thế chứ", rồi: "tôi nói thế mà ông ấy có tự ái đâu", liệu có biết xấu hổ và tủi cho thân phận không?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét