Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

1641 - Tập Cận Bình và lời nguyền 60 năm

Theo Nikkei Asian Review


Biếm họa của họa sĩ Rebel Pepper về Chủ Tịch Tập Cận Bình sau khi quốc hội Trung Quốc bỏ giới hạn nhiệm kỳ với chức Chủ tịch nước
Biếm họa của họa sĩ Rebel Pepper về Chủ Tịch Tập Cận Bình sau khi quốc hội Trung Quốc bỏ giới hạn nhiệm kỳ với chức Chủ tịch nước RFA


Đối với người thích chuyện tâm linh ở Trung Quốc, đã có rất nhiều dấu hiệu để nói về mùa đông năm nay.
Một câu châm ngôn quen thuộc của Trung Quốc vẫn nói rằng tuyết rơi dầy cho thấy những vụ mùa bội thu. Nhưng mùa đông năm nay Bắc Kinh lại nhiều ngày không có tuyết, mặc dù trải qua nhiều ngày có nhiệt độ dưới 0 độ.
Các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc rất hứng thú với chuyện tuyết rơi vào ngày thứ Bảy, trùng vào ngày Tập Cận Bình và cánh tay mặt Vương Kỳ Sơn được bầu làm chủ tịch và phó chủ tịch, nhưng đó không phải là một hành động của Thượng đế. Chỉ có máy tạo tuyết đã được huy động để gây ẩm, và làm tuyết.
Một cơn động đất bất thường ở thủ đô không lâu trước Tết Nguyên đán, hay còn gọi là Lễ hội mùa xuân, cũng là một điềm chỉ.
Với những người thích tán chuyện ở Bắc Kinh, thì quả là nhiều điềm đáng lo ngại rồi.
Lịch hoàng đạo Trung Quốc mà phần còn lại của thế giới đã quen thuộc chạy trên một chu kỳ 12 năm. Nhưng cũng có một chu kỳ 60 năm. Đây không chỉ là Năm của Chó mà là năm của Vô Tích, con Chó đất (Wuxu). Lịch sử vẫn kể rằng năm của Chó đất thường mang theo một chấn động.
Năm 1898, triều đại nhà Thanh, triều đại cuối cùng của Trung Quốc, đã gần kết thúc. Có lẽ Hoàng đế Quang Tự, một người tiến bộ và trẻ, cảm thấy điều này. Một vài năm trước, ông đã bị sốc bởi sự thất bại lớn của Trung Quốc trong Chiến tranh Trung-Nhật đầu tiên (1894-1895).
Vì vậy, ông đã khởi xướng trào lưu Cải cách Wuxu, chọn lựa các quan chức trẻ tuổi, hướng về một phong trào tương lai mà ông đã lấy mẫu từ việc đổi mới và cải cách thời Minh Trị (Meiji) năm 1868 của Nhật Bản.
Tuy nhiên, Cải cách Wuxu chỉ kéo dài khoảng 100 ngày. Từ Hi Thái Hậu, đã huỷ bỏ trong cái gọi là Cuộc đảo chính Wuxu. Theo một nghiên cứu gần đây, Tây Thái Hậu là người chủ mưu đứng sau vụ ngộ độc của cháu trai mình.
Nỗ lực đày tính lịch sử để thay đổi Trung Quốc đã bị phá vỡ. Nhiều nhà cải cách đã bị bỏ tù. Những người tài trẻ tuổi đã bị giết và những người khác chạy trốn ở nước ngoài. Đó là những gì được bắt đầu nhằm để đưa đất nước lên một con đường mới thay vì biến thành một cuộc chiến chính trị.
Lịch sử quay vòng theo những cách kỳ lạ. Lời nguyền của wuxu quay trở lại 60 năm sau đó, năm 1958, khi Mao Trạch Đông đã đưa ra chương trình Đại nhảy vọt, một nỗ lực liều lĩnh nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và công nghiệp của Trung Quốc. Kết quả là nạn đói kéo dài và ước tính khoảng 20-30 triệu người chết.
Khoảng thời gian này, vô số trí thức đã bị trục xuất đến những vùng xa xôi trong phong trào chống tư tưởng hữu vi. Cuộc đàn áp các nhà bất đồng chính kiến ​​cũng khiến lấy đi vô số sinh mạng.
Bây giờ Trung Quốc đã thực hiện một vòng 60 năm nữa; năm mới nhất của điềm Vô Tích đã xảy ra vào tháng trước. Và đúng với truyền thống của đại chấn wuxu, cả Trung Quốc đã bị sốc bởi một thông báo tiếng Anh ngắn trong Tân Hoa Xã: Trung Quốc sắp sửa bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ của vị chủ tịch, và rõ là, cho phép Tập Cận Bình được quyền cai trị đến hết đời.
Người dân Trung Quốc không thể diễn đạt tự do trên internet do chế độ kiểm duyệt ngày càng ngặt nghèo. Các bài đăng trên các mạng xã hội như Weibo và WeChat có ý phản đối lưu nhiệm vô hạn của ngài chủ tịch đều bị xóa, và các chủ tài khoản đều nhận được thông báo về hoạt động không được phép của họ.
Trong số các thuật ngữ được kiểm duyệt trên mạng của Trung Quốc, là chữ Xidi, nghĩa đen là 'Hoàng đế Tập', thuật ngữ thông dụng được sử dụng bởi nhiều cư dân mạng Trung Quốc chỉ trích Tập và cách tập trung quyền lực của ông ta.
Nhưng người dân Bắc Kinh thì thích nói chuyện chính trị, do đó, họ vẫn xì xầm với nhau. Rồi họ đang bàn tán về lý do tại sao ông chủ tịch của họ phải có một biện pháp cực đoan như vậy.
Tập cũng là Chủ tịch Quân Ủy Trung ương, cơ quan quân sự hàng đầu giám sát Quân Đội Giải phóng Nhân dân, và là tổng thư ký của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nơi cầm nắm quyền lực thực sự trong nước.
Lời giải thích chính thức của Tập để đòi hỏi được cầm quyền lâu dài, theo ông ta là sự cần thiết phải hài hòa với vị trí của tổng thư ký đảng và người đứng đầu ủy ban quân sự, nên không hạn chế về mặt niên hạn.
Những người của Tập đã đi xa đến mức dùng Ý nghĩa Công giáo và Chúa ba ngôi để giải thích cho bước đi mới này. Trong Kitô giáo, Thiên Chúa Cha, Thiên Chúa Con và Chúa Thánh Thần không phải là ba ngôi vị nhưng vẫn chỉ là một.
Điều này quả là không thuyết phục, và người dân Bắc Kinh không nuốt nổi. Họ vẫn nghi ngờ rằng có một lý do khác, và đó là Tập không thể chịu nổi chuyện rời chức.
Một Nhà quan sát thời sự nói rằng: “Tập có lẽ sợ những gì có thể xảy ra trong vòng ba đến bốn năm tới. Nếu giới hạn nhiệm kỳ của chức chủ tịch vẫn giữ nguyên, ông có thể đã trở thành một con vịt què trước kỳ đại hội đảng kết tiếp vào năm 2022”.
Nói cách khác, là “Nếu nền kinh tế Trung Quốc suy giảm đáng kể, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân bình thường, thì Tập rồi cũng sẽ trở thành con vịt què”.
Kể từ khi lên nắm quyền, Tập đã sử dụng chiến dịch chống tham nhũng của mình để chế ngự các phe phái đối nghịch. Nhiều nhân vật có ảnh hưởng đã trở thành nạn nhân của cuộc thập tự chinh. Trên con đường đó, Tập đã tạo nên nhiều thù hận. Dĩ nhiên Tập sẽ phải đối mặt với sự trả đũa khắc nghiệt của những kẻ thù chính trị nếu ông ta mất quyền lực.
Năm năm qua là một ví dụ điển hình cho những gì xảy ra với những nhà lãnh đạo hàng đầu hạ cánh thiếu tính toán. Người trợ lý gần nhất của Hồ Cẩm Đào là Lệnh Kế Hoạch đang ở tù chung thân. Lý Nguyên Triều, từng là ngôi sao đang lên của Đoàn Thanh niên Cộng sản, một phe do Hồ Cẩm Đào lãnh đạo, đã không được tái nhiệm làm Ủy viên Trung ương và bị buộc phải từ chức chức phó chủ tịch.
Trong một hiệu sách nhà nước ở Vương Phủ Tỉnh (Wangfujing), một khu mua sắm bận rộn ở trung tâm Bắc Kinh, các cuốn tiểu sử về họ Tập, với hình bìa là bức ảnh đen trắng cũ của chàng trai Tập trẻ tuổi, chiếm các kệ trên. Còn cuốn sách về Chủ tịch Mao thì ngồi trên giá thấp hơn.
Cạnh tranh với một kệ thấp hơn là một cuốn sách về Đặng Tiểu Bình, người đã trở thành nhà lãnh đạo tối cao sau cái chết của Mao và là người đã bắt đầu chính sách 'cải cách và mở cửa' của Trung Quốc vào những năm 1970.
Không có cuốn sách nào về Giang Trạch Dân hay Hồ Cẩm Đào, những người tiền nhiệm của Tập, có thể được tìm thấy, ít nhất là không có trong không gian chính của cửa hàng. Các thời đại của Giang và Hồ đang bị chìm xuống quên lãng, ít nhất theo dòng sách nói về lịch sử Trung Quốc.
Nhưng người mua sách ở Bắc Kinh có vẻ không chia sẻ sự phấn khích mà cận thần của Tập muốn thể hiện. Tiêu đề sách về Mao vẫn đang bán chạy hơn cuốn sách nằm kệ trên.
Vào đêm trước cuộc bỏ phiếu thay đổi hiến pháp, chính quyền Bắc Kinh nhấp nhổm, lo lắng với những phản đối của nhiều người về việc hủy bỏ hạn định.
Ngày 11 tháng 3, Quốc hội bãi bỏ điều khoản này, với 2.958 đại biểu bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết và hai cuộc bỏ phiếu chống lại nó. Ba đại biểu bỏ phiếu trắng.
Tập xuất hiện với vẻ nhẹ nhõm. Ngài chủ tịch đã chốt một số lượng cảnh sát chưa từng có trong suốt ngày hôm đó, nhằm đối phó bất kỳ trường hợp phản ứng nào, và phải dập tắt ngay.
Những người đi đến Vương Phủ Tỉnh bằng tàu điện ngầm, hoặc đi bộ phải bước qua những quan sát an ninh nặng nề khác thường bao gồm cảnh sát vũ trang, cảnh sát đặc biệt, cảnh sát mặc thường phục và quân lính; họ cũng phải được soi chiếu trước khi vào khu mua sắm.
Tại Quốc hội, cuộc bỏ phiếu được tiến hành theo hình thức kín, nhưng các đại biểu phải bỏ phiếu trước sự chứng kiến của những người khác trong quốc hội. Việc bị xem là chống lại sự thay đổi hiến pháp sẽ là nguy cơ cho sự nghiệp chính trị của họ.
Một quan chức phụ trách phiên họp nghị viện hiện tại đã phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 11 tháng 3, ngay sau cuộc bỏ phiếu lớn. Viên chức giải thích rằng không có sự phản đối nào trong việc bỏ giới hạn nhiệm kỳ của ngài chủ tịch và thẳng thừng bác bỏ những mối quan ngại rằng một cái gì đó giống như một cuộc Cách mạng Văn hoá có thể xảy ra lần nữa.
Liệu đây có đúng là tình trạng đó không? Chúng ta sẽ chỉ biết  trong 5 năm, 10 năm, hoặc có thể là 20 năm nữa.
(Source:  Xi Jinping and the 60-year curse - Bài viết của KATSUJI NAKAZAWA trên Nikkei Asian Review)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét