Thứ Tư, 28 tháng 3, 2018

1645 - Phiếm và biếm: Từ Paris đến La Habana

Phan Thành Đạt


TBT Nguyễn Phú Trọng và TT Emmanuel Macron. Ảnh: Getty Images

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam lên đường đi thăm Cộng hòa Pháp tuần này. Ông được Tổng thống Emmanuel Macron, Thủ tướng Édouard Philippe, Bộ trưởng Ngoại giao Jean-Yvès Le Drian đón tiếp trọng thể. Chúng ta không được tham gia các cuộc gặp gỡ của họ. Chúng ta đành hình dung ra cuộc trao đổi thân thiết giữa Tổng thống Emmanuel Macron và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở điện Elysée.
Vị Tổng thống trẻ là người thích ẩm thực Việt Nam. Ông có những người bạn Việt Nam khi cùng học ngành khoa học chính trị ở đại học. Ông tranh thủ gặp riêng với nhà lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam để cùng thảo luận về dân chủ, về chiến dịch đốt lò, về độc lập chủ quyền của Việt Nam trước sự lấn át không ngừng của Trung Quốc. (Cuộc trò chuyện này đương nhiên không diễn ra trong thực tế, đây chỉ là sự tưởng tượng của người viết).
Tổng thống Emmanuel Macron (Tổng thống): Xin chào ngài Tổng bí thư. Xin chúc mừng ngài đã đến đây. Nước Pháp tươi đẹp rất vui mừng được đón tiếp ngài và các đồng chí của ngài. Các nhà lãnh đạo Việt Nam đều là bạn của nhân dân Pháp. Trong thời gian phái đoàn Việt Nam thăm quan Pháp. Chúng ta sẽ cùng nhau kí kết các hợp đồng thương mại, tăng cường quan hệ đối tác chiến lược. Nhưng trước khi tiến hành những công việc đó. Chúng ta có thể gặp gỡ riêng được không? Chúng ta sẽ trao đổi cùng nhau như hai người bạn thân thiết. Nếu ngài đồng ý lời đề nghị này. Tôi sẽ rất hạnh phúc.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (Tổng bí thư): Chào ngài Tổng thống, thay mặt đảng, Nhà nước Việt Nam. Tôi xin cám ơn ngài đã đón tiếp đoàn chúng tôi thật chu đáo. Tôi cũng gửi lời cám ơn đến nhân dân Pháp. Năm nay, hai nước chúng ta sẽ cùng nhau kỉ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Tôi rất vui mừng được đến thăm nước Pháp của ngài. Tôi đồng ý có cuộc gặp riêng để trao đổi thẳng thắn với ngài.
Ngài Tổng thống trẻ và vị Tổng bí thư già rời phòng họp lớn, đi vào một căn phòng nhỏ, yên tĩnh. Hai người ngồi đối diện với nhau, nhìn vào mắt nhau trò chuyện thân mật như hai người bạn thân thiết lâu ngày mới có dịp gặp lại.
Tổng thống: Thưa ngài Tổng bí thư, báo chí Việt Nam gọi ngài là người đốt lò vĩ đại để phản ánh chiến dịch chống tham nhũng do ngài phát động. Liệu ngài có tin sẽ bài trừ tham nhũng được không? Ngài đang làm đảng cộng sản yếu đi. Cuộc chiến này có lẽ sẽ không đi đến đâu cả. Chính ngài cũng đã phát biểu: “Đánh chuột, không được làm vỡ bình”. Tham nhũng ở đâu cũng có, nhưng thảm họa này rất trầm trọng ở các nước có một đảng lãnh đạo. Từ năm mươi năm nay, đảng cộng sản luôn chống tham nhũng nhưng tham nhũng càng phổ biến, càng tinh vi hơn. Tôi không tin người cộng sản có thể chống được tham nhũng.
Ở Pháp, mỗi khi chúng tôi gặp phải những vấn đề xã hội. Các nghị sĩ Pháp chọn giải pháp bỏ phiếu thông qua một đạo luật. Kết quả là có quá nhiều đạo luật ở Pháp. Luật chồng chéo nhau, luật mâu thuẫn nhau, nên chúng tôi cũng không biết phải làm thế nào.
Tổng bí thư: Tôi thấy vui khi nhiều người gọi tôi là ‘người đốt lò vĩ đại’. Có người còn không tiếc lời khi gọi tôi là ‘hào kiệt’. Tôi đã ném vào lò củi khô, củi tươi. Khi lò nóng lên, tất cả các loại củi đều cháy hết. Đấu tranh với tham nhũng phải như thế. Đó là cuộc đấu lâu dài, thường trực, có thể đến hết thế kỉ mới thành công. Người Việt Nam cần tin tưởng vào đảng.
Tổng thống: Tự do báo chí, cạnh tranh chính trị, tam quyền phân lập là những biện pháp rất hiệu quả để diệt tham nhũng và xây dựng Nhà nước pháp quyền. Rất khó chống tham nhũng bằng nghị quyết và điều lệ đảng. Ở Pháp, chúng tôi mới ban hành một đạo luật về minh bạch chính trị để chống tham nhũng và lạm dụng quyền lực. Dân chủ luôn là vũ khí hiệu quả để ngăn chặn tham nhũng. Đảng cộng sản không thể tập trung tất cả quyền lực. Tư pháp cần được độc lập để đảm bảo công bằng và bình đẳng. Quan tòa cần phải là cái miệng của luật pháp. Đảng không thể điều hành tư pháp được. Đảng cũng không thể lãnh đạo toàn diện xã hội mà cần trao quyền cho dân. Đảng không thể lật đổ chế độ phong kiến rồi lại giữ khư khư chiếc vương miện trên đầu mình.
Tổng bí thư: Ngài nói cũng có lí. Nhưng chúng ta cần biết rằng bối cảnh chính trị của Pháp và Việt Nam rất khác nhau. Chúng ta phải công nhận thực tế là cuộc cách mạng Pháp năm 1789 không thể thiết lập được nền dân chủ ở Pháp. Người Pháp đã phải đợi gần một thế kỉ cho đến khi thiết lập nền đệ tam cộng hòa năm 1870. Khi đó, người Pháp mới bắt đầu được sống trong chế độ dân chủ. Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam cũng không thiết lập được nền dân chủ ở Việt Nam. Biết đâu có thể trong ba mươi năm nữa Việt Nam bắt đầu có dân chủ? Tuy nhiên, nếu ngài quan sát kĩ tình hình của Việt Nam hôm nay, đất nước tôi không còn là cộng sản nữa mà đã trở thành tư bản rồi. Cả xã hội đang đảo điên, bị cuốn theo đồng tiền. Tôi chắc chắn bây giờ Việt Nam là nước tư bản còn hơn Pháp.
Đảng cộng sản không muốn và không thể chia quyền lực cho các đảng khác được. Nhân dân Việt Nam đã tin tưởng và giao cho chúng tôi quyền lãnh đạo đất nước. Đảng cộng sản đã chiến thắng Pháp, Mỹ để giành độc lập và thống nhất đất nước. Nhiều đồng chí đảng viên đã hi sinh. Chính vì thế đảng là lực lượng chính trị hợp pháp duy nhất ở Việt Nam. Chúng tôi sẽ không khoan nhượng với các đảng khác làm ảnh hưởng đến quyền lãnh đạo của đảng cộng sản.
Tổng thống: Tôi không đồng ý quan điểm của ngài. Nếu đảng cộng sản đã chiến thắng trong chiến tranh để có được quyền lãnh đạo như vậy thì Pháp, Ý, Nga phải luôn luôn do những người cộng sản lãnh đạo. Đảng cộng sản ở các nước này đều có công đánh Phát xít, đánh Đức quốc xã, giải phóng đất nước. Rất nhiều người cộng sản đã hi sinh cho nền độc lập của nước họ. Sau chiến tranh, đảng cộng sản ở Pháp, Ý, Liên Xô đều là những đảng lãnh đạo quan trọng nhưng hôm nay đảng cộng sản không còn vai trò chính trị nữa. Đảng cộng sản Pháp đang hấp hối vì nhân dân không chọn họ. Nếu ngài biết ngữ pháp tiếng Pháp, đảng cộng sản có nghĩa là quá khứ kép. Đó là câu chuyện của ngày hôm qua.
Tổng bí thư: Nhiều tầng lớp trong xã hội Việt Nam vẫn ủng hộ đảng. Nhiều trí thức, viên chức, các thương gia…chấp nhận đảng lãnh đạo. Những người này họ sống tốt ở Việt Nam. Họ sợ sẽ bị mất quyền lợi nếu có thay đổi về chính trị. Tôi muốn nhắc cho ngài biết một chuyện:
Năm 1865 nước Mỹ bãi bỏ chế độ nô lệ. Nhưng có một điều rất trớ trêu là một số nô lệ lại không muốn tự do. Họ khóc vì hối tiếc. Đa số nô lệ đều rất hạnh phúc nhưng một số nô lệ cảm thấy bất hạnh. Những nô lệ không muốn được tự do đó là những gia nô sống với chủ nhân. Họ được nuôi dưỡng tử tế, ăn mặc đẹp. Họ được ăn cùng bàn với chủ. Con cái của họ lớn lên cùng với con của chủ. Với thời gian, họ cảm thấy mình như là người trong gia đình. Rồi một ngày, những người giải phóng nô lệ đến từ miền Bắc nói với họ: “Từ bây giờ, các bạn được tự do, các bạn không còn thân phận nô lệ nữa. Hãy xây dựng tương lai cho mình”. Nhiều nô lệ không biết phải làm gì, họ khóc lóc và muốn làm nô lệ như cũ.
Tổng thống: Có thể ngài có lí. Thưa ngài Tổng bí thư, đảng cộng sản còn nghiên cứu chủ nghĩa Marx nữa không? Các ngài nghiên cứu lí thuyết đó như thế nào? Các ngài có nghiên cứu thêm triết học hy lạp, la mã, triết học trào lưu ánh sáng không? Người Việt Nam có nghiên cứu John Locke, Voltaire, Jean-Jacques Rousseau, hay nghiên cứu tư tưởng của Montesquieu, Emmanuel Kant…Tôi tin rằng Việt Nam cần nghiên cứu các luồng tư tưởng khác. Điều đó sẽ giúp Việt Nam hiểu về Marx hơn. Nếu chỉ đọc mỗi Karl Marx, ta sẽ không thể thoát ra được, ta bị rơi vào một cái bẫy tăm tối. Jean-Paul Sartre cho rằng: ”Chủ nghĩa Marx là chân trời không thể vượt qua của giới trí thức”. Tôi tự hỏi vì sao các ngài còn thiết tha với học thuyết Marx khi mà văn hóa Việt Nam, lòng yêu nước và tài năng của nhiều người Việt ưu tú sẽ tìm được con đường phát triển cho đất nước mà không cần bất cứ học thuyết nào.
Tổng bí thư: Chủ nghĩa Marx là lí thuyết dẫn đường cho những người cộng sản. Chúng tôi chỉ tập trung vào lí thuyết này. Tuy nhiên, tôi cảm thấy lo lắng cho tương lai của các đảng cộng sản. Một số trí thức vẫn tìm hiểu về chủ nghĩa Marx. Một số khác bạo dạn hơn, họ ủng hộ dân chủ. Thái độ của một số người này khiến chúng tôi rất khó chịu.
Tổng thống: Đảng cộng sản lo lắng về quá khứ và tương lai thì làm sao có thể làm tốt vai trò lãnh đạo đất nước. Số phận nhân dân Việt Nam bị đặt cược. Đảng cộng sản Việt Nam có những quyết sách gì để đối phó với mối đe dọa thường trực, ngày càng ra tăng của Trung Quốc ở biển Đông. Các ngài có chính sách nào để bảo vệ chủ quyền Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa?
Tổng bí thư: Chúng tôi muốn đòi lại Hoàng Sa, quần đảo bị Trung Quốc chiếm từ năm 1974 nhưng rất khó trong hoàn cảnh này vì Trung Quốc đang rất mạnh cả về kinh tế và quân sự. Chúng tôi hi vọng các thế hệ sau này sẽ đòi lại được. Chúng tôi đang cố gắng bảo vệ chủ quyền biển đảo nhưng phải thú thực với ngài những biện pháp thực sự hiệu quả để ngăn chặn được sự xâm lược của Trung Quốc vẫn chưa có.
Tổng thống: Sau khi kết thúc chuyến thăm Pháp, ngài sẽ trở về Việt Nam hay sẽ thăm một quốc gia khác?
Tổng bí thư: Tôi sẽ lên đường đi đến thủ đô La Habana, Cuba để gặp đồng chí Raúl Castro.
Tổng thống: Từ Paris đến La Habana, ngài vẫn còn một chặng đường dài. Lần trước khi đến thăm Cuba, ngài đã tặng mấy nghìn tấn gạo cho nhân dân nước họ. Tôi hi vọng rằng lần này ngài đừng cho họ gạo nữa. Đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao Việt Nam vẫn đang đói, họ cần gạo. Trẻ em dân tộc thiểu số muốn được ăn no. Ngài hãy nghĩ đến lợi ích của người dân nước ngài trước đã, thưa ngài Tổng bí thư.
Hai nhà lãnh đạo kết thúc cuộc nói chuyện thân tình. Họ bắt tay nhau, cùng nhau đi ra gian phòng lớn ở điện Elysée. Trong phòng, rất đông người đứng đợi sẵn. Buổi lễ bắt đầu. Người ta mở rượu Champagne. Mọi người cùng nâng cốc và chúc: “Chúc tình hữu nghị Việt-Pháp vững bền! Chúc sức khỏe ngài Tổng thống! Chúc sức khỏe ngài Tổng bí thư!”. Bà Brigitte Macron, phu nhân tổng thống Pháp cũng đến dự trong buổi tiếp đón đoàn Việt Nam. Bà mỉm cười đi bên cạnh chồng. Một cặp đôi hoàn hảo.
______
De Paris à la Havane
Le secrétaire général du parti communiste vietnamien Nguyen Phu Trong, homme politique numéro 1 du Vietnam visite la France, ce weed-end. Il sera chaleureusement accueilli par les autorités politiques françaises dont le Président Emmanuel Macron, le Premier-ministre Édouard Philippe , le ministre des affaires étrangères Jean-Yves Le Drian…Comme nous ne pouvons pas assister à ce rendez-vous franco-vietnamien. Nous imaginons donc la conversation entre Emmanuel Macron, Président de la République et Nguyen Phu Trong, dirigeant du parti communiste vietnamien à l’Elysée. Le jeune Président français est un fan de la gastronomie vietnamienne. Il avait des amis vietnamiens lorsqu’il était étudiant de Science Po. Il profite de sa rencontre avec le vieux dirigeant du parti communiste vietnamien pour discuter d’une manière sincère avec lui de la démocratie, de la campagne “chauffe de poêle”, de l’indépendance du Vietnam face à la hyperpuissance chinoise…
Le Président Emmanuel Macron (EM) : Bonjour Monsieur le secrétaire général. Soyez le bienvenu ! La belle France a un grand plaisir de vous accueillir, aujourd’hui. Vous et tous vos camarades sont les amis du peuple français. Pendant votre séjour chez nous, nous allons signer des accords commerciaux importants et intensifier nos relations stratégiques. Mais avant d’entrer dans les détails, Nous deux, nous pourrions discuter en privé ? Notre conversation demeure intime entre nous. Si vous acceptez bien ma proposition, j’en serai très heureux.
Le secrétaire général Nguyễn Phú Trọng (NPT) : Bonjour Monsieur le Président, au nom du parti communiste vietnamien, de l’État vietnamien. Je vous remercie de nous avoir bien accueillis. J’envoie aussi mes remerciements au peuple français. Cette année commémore le 45 ème anniversaire des relations diplomatiques entre nos deux pays. J’ai le grand honneur de venir en France pour célébrer ce grand événement. J’accepte avec joie d’avoir une conversation privée avec vous.
Le jeune et le vieux se retirent de la grande salle de réception et se retrouvent dans une salle plus petite et tranquille. Alors, ils  discutent de plusieurs sujets importants avant de prendre le déjeuner et d’entamer une conférence de presse et de signer des contrats commerciaux. Ils se parlent comme deux bons amis.
Le Président Emmanuel Macron (EM) : Monsieur le secrétaire général, les journaux vietnamiens vous appellent le grand chauffeur de poêle pour métamorphoser votre campagne anti-corruption au Vietnam. Vous croyez que votre lutte à l’encontre de vos camarades ait des succès ? puisque lutter contre ce fléau est un combat impossible, vous allez affailblir votre parti. C’est vous qui avez pronnoncé : “Attraper le rat mais éviter de casser le vase”. La corruption est bien grave dans le régime politique monopartiste. Depuis 50 ans, le Vietnam lutte contre la corruption. Paradoxalement, la corruption devient un phénomène social majeur. Je ne crois pas que les communistes puissent éradiquer la corruption. En France, on résout les problèmes sociaux par l’adoption des lois. Chaque fois, on rencontre une difficulté, les parlementaires français votent une loi. Il en résulte qu’il y a trop de lois en France. On ne sait plus comment faire car trop de lois tuent la loi.
Le secrétaire général Nguyễn Phú Trọng (NPT) : Je suis heureux que les gens m’appellent le grand chauffeur de poêle, quelqu’un m’appelle même le grand homme. J’ai jeté dans le poêle à bois des bûches sèches ou fraîches. Lorsque le poêle est bien chaud, toutes les bûches sont inflammables. La lutte contre la corruption est longue et permanente. Elle peut perdurer. Il faut que les Vietnamiens font la confiance au parti communiste.
EM : La liberté de presse, le pluralisme politique et la séparation des pouvoirs demeurent des principes immuables pour lutter contre la corruption et la construction d’un État de droit. En France, la loi sur la transparence et la modernisation de la vie publique a été promulguée ayant pour but de lutter contre la corruption et l’abus de pouvoir. La démocratie est une arme efficace contre la corruption. Le parti communiste ne pourra pas concentrer tous les trois pouvoirs, la justice doit être indépendante pour garantir l’égalité et l’impartialié. Le juge doit être la bouche de la loi. Mais votre parti le bâillonne. Il prend tous les pouvoirs. Il dirige tous les domaines de la société et ne veut pas partager ses pouvoirs absolus avec le peuple. On ne peut pas détrôner le roi et donner la couronne au parti communiste dont vous êtes le dirigeant suprême.
NPT :  Vous avez tout à fait raison mais il nous faut connaître que le contexte politique des deux pays soit différent. Il faut appeler un chat un chat. La révolution française de 1789 n’a pas pu établir la démocratie en France. Les Français doivent attendre près d’un siècle pour que la troisième République  fondée en 1870 ait construit la démocratie française. La révolution d’Août de 1945  n’a pas pu non plus fonder un régime politique démocratique au Vietnam. Il nous reste encore une trentaine d’années pour y arriver ! Pourtant, Monsieur le Président, si vous connaissez bien le Vietnam d’aujourd’hui, ce pays n’est plus communiste mais capitaliste. Toute la société est dévoyée par l’argent. Je suis sûr que le Vietnam est plus capitaliste que la France.
Le parti communiste vietnamien (le PCV) ne veut pas partager le pouvoir avec une autre force politique car le peuple vietnamien nous accorde cette puissance régalienne. Les communistes vietnamiens ont gagné les Français et les Américains pendant la guerre. Nos camarades se sont sacrifiés pour l’indépendance et la réunification du Vietnam, c’est la raison pour laquelle le PCV reste la seule force politique légitime au Vietnam. Nous n’avons aucune tolérance vis-à-vis d’une nouvelle force politique qui met en cause notre suprématie politique.
EM : Je ne suis pas d’accord avec vous. Si le PCV gagnait la guerre, il gouvernerait le pays, selon votre point de vue. Il en résulte que la France, l’Italie, la Russie doivent toujours être dirigées par les communistes. Les partis communistes français, italien et russe ont fait la résistance contre le nazisme et le fascisme. Au lendemain de la Seconde Guerre mondiale, ces forces politiques occupent une place importante dans la vie politique en Europe. Aujourd’hui, le parti communiste est moribond en France car les Français ne le choisissent plus. Si vous connaissez bien la grammaire française, quand on parle du parti communiste (le PC, c’est-à-dire le passé composé).
NPT : Vous savez, il y a toujours des couches sociales qui soutiennent le parti communiste. Beaucoup d’intellectuels, de fonctionnaires et de commerçants riches… Les gens qui vivent bien au Vietnam, ne veulent pas un changement politique radical car ils ont peur de tout perdre. Il vous faut connaître une chose : L’esclavagisme aux États-Unis en 1865 était même contesté par certains esclaves qui ne veulent pas la liberté. En effet, l’abolution de l’esclavage est une grande joie pour la plupart des esclaves qui se sont réjouis en pleurant mais celle-ci est aussi la malheur d’autres esclaves car les esclaves domestiques sont toujours bien traités par des propriétaires fonciers. Ils vivent dans leur maison, mangent avec eux. Leurs enfants grandissent et jouent avec les enfants des patrons. Les esclaves domestiques sont bien nourris, bien habillés. Au fur et à mesure, ils deviennent les leurs. Et puis un jour, on décide d’abolir l’esclavage, on leur dit : “Vous êtes libres, faites ce que vous voulez, préparez bien votre avenir”. Ils ont des regrets, s’ils doivent choisir l’avenir. Beaucoup d’esclaves préfèrent rester esclaves.
EM : Vous avez peut-être raison, Monsieur le secrétaire général. Le parti communiste continue à étudier le marxisme ? Comment étudiez-vous cette théorie ? vous étudiez également les philosophies grecque et romaine, la Renaissance, la philosophie des Lumières ? Les Vietnamiens étudient  John Locke, Voltaire, Jean-Jacques Rousseau, la théorie de la séparation des pouvoirs de Montesquieu, la pensée hummaniste d’Emmanuel Kant…? Je crois que toutes ces cultures nous aident à mieux comprendre Karl Marx. Si vous les niez, vous ne comprenez rien du tout la pensée marxiste car le marxisme est un horizon indépassable et vous ne pouvez pas vous en sortir. Vous perdez du temps pour rien, et vous tombez dans un piège qui est l’oscurantisme. La culture traditionnelle, le patriotisme et le talent des vietnamiens d’élite éclairent la voie du Vietnam, vous n’avez pas besoin du marxisme.
NPT : Le marxisme est la théorie des communistes, on préfère cette doctrine aux autres théories. Mais je suis inquiet de l’avenir incertain du parti communiste. Les intellectuels du parti étudient toujours Karl Marx. Mais certains intellectuels sont insupportables. Ils soutiennent la démocratie. Leur attitude insolente nous tracasse.
EM : Comment les communistes vietnamiens peuvent bien diriger le Vietnam s’ils ont peur du passé et du futur. Le destin de votre peuple est un enjeur.
Quelles sont les politiques du parti communiste vietnamien face à la menace constante de la Chine sur la souveraineté des îles Paracels et Spratleys du Vietnam ?
NPT : On essaie de récupérer les îles de Paracels illégalement occupées par la Chine depuis 1974, mais cette mission s’avère difficile face à sa montée en puissance. On espère que les générations futures pourront le faire. On fait des efforts pour préserver notre souveraineté territoriale et maritime. Sincèrement, on n’a pas de mesures efficaces en ce moment car la Chine devient une hyperpuissance militaire et économique dans la région.
EM : Après votre visite en France, vous retournerez au Vietnam ou vous visiterez un autre pays ?
NPT : Je partirai pour la Havane. Je discuterai avec mon camarade Raúl Castro.
EM : De Paris à la Havane, vous faites un long voyage. La dernière fois, le parti communiste vietnamien a offert des milliers de tonnes de rez aux Cubains. J’espère que cette fois vous ne leur donnerez rien car les minorités ethniques au Vietnam ont faim. Ils ont toujours besoin du riz. Leurs enfants veulent manger à satiété. Pensez d’abord aux intérêts de vos compatriotes, Monsieur le secrétaire général !
Les deux dirigeants terminent leur conversation. Ils se serrent la main et entrent dans la grande salle de réception qui est bondée de personnes. La fête commence et on débouche la champagne. Tout le monde lève son verre et dit : “ A l’amitié franco-vietnamienne, à votre santé Monsieur le secrétaire général, à votre santé, Monsieur le Président ! “. Madame Brigitte Macron est aussi présente à la réception. Elle est souriante au côté de son mari Emmanuel Macron. C’est un beau couple.


Phan Thành Đạt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét