Sân Golf bên trong sân bay Tân
Sơn Nhất. Courtesy Zing
Ngày 28 tháng 3 vừa qua, Thủ tướng
Chính Phủ Hà Nội, ông Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Thường trực Chính phủ
quyết định sẽ thực hiện việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất theo phương án của
Công ty Tư vấn Đốc Lập Pháp ADPI. Quyết định này được giới chuyên gia và các
nhà quan sát nhận định thế nào?
Chính phủ đã thống nhất phương án
Phương án của Công ty Tư vấn Đốc
Lập Pháp ADPI đưa ra là không xây dựng thêm đường băng thứ ba, nhưng xây dựng
thêm một nhà ga mới với diện tích sàn lên đến 200.000 m2 ở phía Nam sân bay, tức
khu vực nhà ga hiện hữu. Nhà ga mới này được cho rằng có thể phục vụ 20 triệu
hành khách mỗi năm. Dự đoán tổng số vốn thi công cho dự án này là khoảng 18.000
tỷ đồng.
Phần diện tích đất phía Bắc sân
bay hiện nay bao gồm sân golf và 16 hecta đất do Bộ Quốc phòng quản lý sẽ được
dùng để xây công trình phụ trợ từ năm 2025 trở đi như nhà ga hàng hóa, sửa chữa
máy bay, logistic và chế biến suất ăn.
Tại buổi họp Thường trực Chính phủ
hôm 28 tháng 3, ông Nguyễn Xuân Phúc cho biết phương án trên đã được thảo luận
công khai minh bạch và Thành phố Hồ Chí Minh đã đồng ý. Đồng thời, Thủ tướng
giao Bộ Giao Thông Vận Tải chỉ đạo ADPI phối hợp tư vấn trong nước để hoàn thiện
dự án và hồ sơ pháp lý cũng như tìm nguồn vốn để khởi công xây dựng nhà ga mới
sớm nhất có thể.
Người đứng đầu chính phủ Hà Nội
cho biết sau khi dự án này được hoàn thành, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ có khả năng
phục vụ tối thiểu 50 triệu hành khách mỗi năm, giảm tải cho sân bay hiện tại đã
vượt 40% công suất tính đến năm 2020.
Mâu thuẫn giữa các phương án
Trước đây, nhóm chuyên gia của
Sài Gòn sau 6 tháng nghiên cứu thống nhất đã đưa ra các phương án đề xuất trái
ngược với nhóm tư vấn Pháp ADPI. Nhóm chuyên gia Sài Gòn cho rằng phải mở rộng
sân bay theo hướng Bắc để đạt năng lực khai thác lên tới 70 triệu khách vào năm
2025.
Nhóm này đưa ra hai phương án cơ
bản giống nhau là phải xây thêm nhà ga T4 ở đất phía Bắc, tức khu vực sân golf
và đất Bộ Quốc phòng quản lý hiện nay, nhưng khác nhau ở việc xây thêm đường
băng thứ ba dài 2.600 m hay chỉ giữ lại hai đường băng hiện có.
Thêm vào đó, cả hai phương án
nhóm chuyên gia Sài Gòn đưa ra là đều phải xây dựng thêm cổng thứ 2 ở khu vực
phía bắc sân bay Tân Sơn Nhất trên đường Tân Sơn, Quang Trung.
PGS.TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên
Chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không, Đại học Bách Khoa ĐH Quốc gia TP.HCM, Trưởng
nhóm chuyên gia nghiên cứu của TP.HCM nói với báo Zing.vn rằng:
"Mở thêm cổng vào ở phía bắc,
rất gần với quốc lộ 1 nên hành khách các tỉnh về sân bay không phải đi vào nội
đô, giảm ùn tắc, rất thuận lợi khi lượng khách bắt đầu tăng lên gần 50-60 triệu
khách/năm.
Tuy nhiên, ADPI phản bác lại việc
xây thêm đường băng số ba vì cho rằng sẽ tốn kém tới 36.000 tỷ đồng, chưa kể
chi phí giải phóng mặt bằng (khoảng 45.000 tỷ đồng), cùng các cáo buộc bất lợi
như tăng chi phí cho các hãng máy bay, tăng khoảng cách giữa các đường băng, tiếng
ồn ảnh hưởng đến dân cư xung quanh, và đến năm 2025 thì sân bay Long Thành đã
đi vào hoạt động.
ADPI đề xuất từ đây đến năm 2025
chỉ khai thác sân bay Tân Sơn Nhất ở mức 50 triệu khách mỗi năm bằng cách xây
thêm nhà ga ở phía Nam và cải thiện hệ thống chức năng sân bay, sân đỗ cũng như
phát triển hệ thống giao thông tiếp cận.
ADPI cũng cho rằng việc xây nhà
ga ở phía Nam sẽ giảm diện tích đất phải thu hồi, khoảng cách ga gần hơn, vận
hành đơn giản hơn, và giảm tiền đầu tư chỉ còn 18.000 tỷ đồng.
Tiến sĩ Kiến trúc sư Ngô Viết Nam
Sơn từng nhiều lần lên tiếng trên các báo trong nước rằng Phương án của ADPI là
không khả thi. Ông cho rằng cách tư duy của ADPi là cũ, tập trung cải tạo sân
bay Tân Sơn Nhất trong phạm vi đất sân bay và tách rời khỏi quy hoạch của đô thị.
Do đó, kết quả ADPI đưa ra chỉ để việc tổ chức sân bay tiện nhất chứ không quan
tâm đến ảnh hưởng bên ngoài.
Ông Ngô Viết Nam Sơn cũng nhận
xét hiện nay khu vực phía Nam sân bay Tân Sơn Nhất đã ách tắc trầm trọng mà còn
mở rộng về hướng này thì chắc chắn sẽ thêm nghiêm trọng.
Ngay sau khi có tin Thủ tướng chọn
phương án mở rộng sân bay về phía Nam, Facebook của công ty ông Ngô Viết Nam
Sơn NgoViet Architects & Planners hôm 28 tháng 3 cũng đăng tải thông tin và
nhận định bằng tiếng Anh, tạm dịch như sau:
Thời gian sẽ trả lời quyết định
này ảnh hưởng như thế nào tới khu vực kinh tế đô thị Thành phố Hồ Chí Minh
trong thập kỷ tới. (Time will give answer for how this decision would affect
the economy of Ho Chi Minh City Metropolitan Area in the next decade.)
Uẩn khúc đằng sau việc mở rộng?
Việc Chính phủ Hà Nội và Thành phố
Hồ Chí Minh quyết định chọn phương án của ADPI làm dấy nên những nghi ngại đối
với người quan sát sự việc. Tiến sĩ Nguyễn Quang A từ Hà Nội nói quyết định này
của chính quyền trọn vẹn nhiều đường:
Tôi nghĩ quyết định đó của chính
phủ vẹn cả đôi đường. Nếu mà tính cả chuyện xây sân bay Long Thành là vẹn cả ba
đường. Bởi vì thứ nhất là thỏa mãn nhu cầu của người dân, của xã hội là phải mở
rộng sân bay Tân Sơn Nhất. Nhưng mà đồng thời cũng thỏa mãn nhu cầu của các tướng
lĩnh và quân đội là không lấn sang phía Bắc như một số người kiến nghị.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng
có một sự uẩn khúc đằng sau việc mở rộng sân bay nhưng tránh hướng Bắc khu vực
sân golf và đất do Bộ Quốc phòng quản lý hiện nay.
Tôi nghĩ chắc chắn có một sự uẩn
khúc, tức là nếu lấn lên phía Bắc thì sẽ phải tốn rất nhiều tiền để đền bù cho
những công trình mang danh quốc phòng và như thế thì ngân sách không kham nổi.
Nhà ga Tân Sơn Nhất hiện hành nằm
ở phía Nam sân bay bị cho là đã quá tải cùng với hệ thống giao thông ùn ắc kéo
dài từ bấy lâu nay. Thế nhưng, phương án mở rộng lại tập trung hoàn toàn về
phía Nam theo đề xuất của ADPI đã được chính phủ đồng ý liệu có mang lại hiệu
quả?
Trên facebook cá nhân, Tiến sĩ
Nguyễn Quang A cũng viết một dòng trạng thái vào hôm 28/3 nhận định:
Đầu tư! Đầu tư! Cứ có đầu tư là
có chén mà lại không đụng đến mấy ông tướng. Khôn lỏi đến thế là cùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét