Các nhà tranh đấu nói Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã để lại một
‘di sản’ tệ hại về vi phạm nhân quyền, nhất là trong giai đoạn ông lãnh đạo Bộ
Công an.
Giới
tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền trong và ngoài nước đều có chung nhận định,
rằng những vụ vi phạm nhân quyền tại Việt Nam được ghi nhận là tồi tệ nhất
trong thời gian ông Trần Đại Quang làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh từ
năm 2000 cho đến khi ông rời chức Bộ trưởng Bộ Công An và Trưởng Ban Chỉ đạo
Tây Nguyên vào năm 2016.
Nhà
báo độc lập Sương Quỳnh ở Sài Gòn nói với VOA rằng ông Quang đã để lại một ‘di
sản nhân quyền đáng xấu hổ” kể từ khi ông nhận chức Bộ trưởng Bộ Công an vào
năm 2011.
“Tôi cho rằng đó là một
di sản đáng xấu hổ vì khi ông Quang bắt đầu làm Bộ trưởng, sự đàn áp nhân quyền
đã tăng lên rất mạnh. Đó là những vụ án lớn trên Tây Nguyên, bắt bớ những người
đấu tranh, những người đi biểu tình, dung túng cho công an tham nhũng, làm
luật, đánh chết người trong đồn, ngồi trên pháp luật.”
Từ
Hà Nội, nhà hoạt động Vũ Quốc Ngữ chia sẻ rằng ông Quang là nhà lãnh đạo vi
phạm nhân quyền nhiều nhất ở Việt Nam:
“Tôi
nghĩ rằng ông Quang là một nhân vật vi phạm nhân quyền nhiều nhất trong thời
ông làm Thứ trưởng và Bộ trưởng Bộ Công An: đàn áp giới bất đồng chính kiến, và
đàn áp dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên khi ông làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tây
Nguyên.”
Nhà báo độc lập Sương Quỳnh, thành viên của Câu Lạc Bộ Lê Hiếu
Đằng, nhận xét thêm:
“Từ
đó đến nay, kể cả trước khi ổng nhắm mắt, ông đã ký quyết định ban hành Luật An
ninh Mạng, ngăn chặn những tiếng nói tự do, quyền làm người của người Việt Nam.
Đó là một di sản hết sức tồi tệ, nếu không nói đó là tội lỗi.”
Hồi
đầu tháng 9 vừa rồi, ông Dean Trần, Thượng nghị sĩ Mỹ gốc Việt tại tiểu bang
Massachusetts kêu gọi Tổng thống Donald Trump hãy hậu thuẫn phong trào nhân
quyền ở Việt Nam trước chiến dịch đàn áp nhân quyền đáng báo động của giới lãnh
đạo ở Hà Nội, nhất là vai trò của Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Ông
Dean Trần lên án những hành động đàn áp nhân quyền xảy ra tại quê hương của
ông, nói rằng ông không thể im lặng trước nỗi đau của người dân vô tội.
Ông
nói với VOA:
“Tôi
phản đối việc đàn áp nhân quyền xảy ra tại quê hương tôi và sẽ lên tiếng vì
người dân ở Việt Nam.”
Trước đó, trong bức thư gửi đến Tổng thống Donald Trump, Thượng
nghị sĩ Dean Trần và 33 nghị sĩ khác của tiểu bang Massachusetts, đã bày tỏ
những lo ngại về hồ sơ vi phạm nhân quyền, chế độ kiểm duyệt, và đàn áp tàn bạo
của chính quyền của Chủ tịch nước Trần Đại Quang đối với người dân Việt Nam.
Bức
thư gửi Tòa Bạch Ốc có đoạn: “Trong suốt thời gian giữ chức vụ Chủ tịch nước
cho đến nay, ông Trần Đại Quang đã nhiều lần cho thấy ông không có chút quan
tâm gì đến nhân quyền của người dân Việt Nam. Chúng ta không cần tìm hiểu sâu
xa để có thể thấy chính quyền Việt Nam đang kiểm duyệt các trang mạng xã hội
phổ biến như Facebook và Google một cách trắng trợn.”
Blogger
Vũ Quốc Ngữ nhận định:
“Sau
này ông làm Chủ tịch nước, ông là người cổ xúy và ủng hộ cho Luật An ninh Mạng,
một bộ luật đàn áp giới bất đồng chính kiến và tự do ngôn luận trên mạng.”
Ngay sau khi ông Trần Đại Quang qua đời hôm 21/9 vì “bị nhiễm
virus độc lạ”- theo truyền thông trong nước, đài CNN nhận định: “Với tư cách
Chủ tịch nước, ông Quang tỏ ra khắc nghiệt với giới bất đồng. Điều này được thể
hiện qua những vụ đàn áp nhắm vào các nhóm nhân quyền.”
CNN
dẫn lời ông Phil Robertson, Phó giám đốc đặc trách Á Châu của tổ chức Human
Rights Watch nói: “Di sản của Chủ Tịch Quang là cuộc đàn áp kéo dài nhiều năm
đối với quyền con người, và tống giam các tù nhân chính trị nhiều hơn so với
những người tiền nhiệm.”
Trên Twitter, ông Phil Robertson nhấn mạnh rằng dưới sự lãnh đạo
của ông Trần Đại Quang, Bộ Công An đã gia tăng quyền lực và số tù nhân chính
trị tăng cao chưa từng thấy.
Ông
Robertson nói tiếp: “Hơn bất kỳ ai khác, ông Quang phải chịu trách nhiệm về
việc Bộ Công An tăng cường giám sát cuộc sống hằng ngày của người dân Việt Nam,
tăng tình trạng lạm quyền, tham nhũng và tống tiền đi kèm với sự hiện diện ngày
càng nặng nề của công an.”
Trong
khi đó tờ New York Times viết: “Một số cựu quan chức Việt Nam từ chối bình luận
về cái chết của ông Quang giữa lúc giới trí thức của nước này chỉ trích ông
trên mạng xã hội vì ông được cho là ủng hộ Quốc Hội Việt Nam thông qua Luật An
Ninh Mạng vào tháng 6/2018, để buộc Facebook và các công ty công nghệ khác đặt
máy chủ lưu dữ liệu người dùng tại Việt Nam. Các nhóm nhân quyền nói hành động
này tiếp tay cho nhà cầm quyền gia tăng trấn áp các nhà bất đồng chính kiến.”
Trong bài viết trên trang Nghiên Cứu Quốc Tế, nhà nghiên cứu,
phân tích chính trị Lê Hồng Hiệp từ Singapore nhận định:
“Chiến
dịch chống tham nhũng của Việt Nam từ năm 2016 đến nay đã phơi bày nhiều vụ bê
bối tham nhũng tại Bộ Công An, nơi ông Quang từng giữ chức bộ trưởng từ năm
2011 đến năm 2016.”
Nhà
nghiên cứu Lê Hồng Hiệp viết tiếp: “Mặc dù ông Quang chưa chính thức bị quy
trách nhiệm về những bê bối này, chúng vẫn phủ bóng đen lên nhiệm kỳ của ông.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét