Ảnh FB Nguyen Chi Tuyen
Phái đoàn Tiểu ban Nhân quyền của
Nghị viện châu Âu vừa có buổi gặp một số nhà hoạt động xã hội dân sự để
tìm hiểu thực trạng nhân quyền ở Việt Nam.
Đây là chuyến đi thực tế trước
khi Nghị viện châu Âu có thể phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam
(FTA).
Các nhà hoạt động có mặt tại
cuộc gặp hôm 23/2 là các ông bà Nguyễn Tường Thụy, Lê Công Định, Vũ Quốc Ngữ,
Phạm Đoan Trang, Nguyễn Chí Tuyến và Nguyễn Anh Tuấn.
Những người này, đại diện cho 11
tổ chức xã hội dân sự độc lập, cho hay đã "cung cấp tài liệu và chia sẻ những
vấn đề liên quan đến thực trạng nhân quyền đang diễn ra tại Việt Nam như: tự do
ngôn luận, tự do báo chí, tự do biểu đạt, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do
đi lại, v.v..."
Họ cũng trình bày với phái đoàn
"về các hành vi trấn áp, đe dọa, sách nhiễu, bắt giữ, ngăn cản mà nhà cầm
quyền Việt Nam đang áp dụng đối với các hội nhóm xã hội dân sự độc lập và cá
nhân ở Việt Nam khi thực hiện các quyền căn bản của con người cũng như các quyền
dân sự".
Các thông tin đó được tập trung
trong một 'Tuyên bố chung đánh giá về nhân quyền ở Việt Nam trong 5 năm qua', gồm
có 30 điều khoản đánh giá và 4 kiến nghị.
Gắn với Hiệp định Thương mại
Các kiến nghị của các nhà hoạt
động dân sự đối với châu Âu tập trung vào Hiệp định FTA mà EU và Việt Nam
đang đàm phán giai đoạn cuối.
Họ đề nghị FTA "phải có những
điều khoản về nhân quyền, được xác định rõ ràng và có tính ràng buộc"; Ủy
ban châu Âu phải tiến hành báo cáo đánh giá tác động nhân quyền, song song với
Hiệp định; sau khi FTA được phê chuẩn, Ủy ban châu Âu phải xem xét các biện
pháp thích hợp để đảm bảo rằng Chính phủ Việt Nam tuân thủ các cam kết và nghĩa
vụ nhân quyền của mình; và châu Âu cần có cơ chế kiểm định, đánh giá về nhân
quyền; khuyến khích và tạo điều kiện cho khối xã hội dân sự độc lập tham gia.
Được biết thứ Sáu 24/2, phái đoàn
của Nghị viện châu Âu có cuộc gặp với Bộ Công an Việt Nam, trong đó có thảo
luận về chủ đề này.
Ông Nguyễn Chí Tuyến, một người
có mặt tại cuộc gặp, nói với BBC ông đánh giá là cuộc gặp có hiệu quả vì
"phái đoàn đã ghi nhận và tỏ sự ủng hộ đối với đề nghị của các đại diện ở
Việt Nam và họ nói sẽ nêu các vấn đề này trong các cuộc làm việc với các bộ
ngành của Việt Nam cũng như trong các cuộc đàm phán, thảo luận trong EU về Hiệp
định thương mại song phương này".
"Quả bóng giờ đang nằm trong
chân những người cầm quyền Việt Nam."
Ông đánh giá: "Chắc chắn
phía Chính phủ Việt Nam chịu sự áp lực mạnh mẽ và nếu họ không cải thiện tình
trạng nhân quyền thì nhiều khả năng Hiệp định Thương mại song phương này sẽ khó
được phê chuẩn".
Ông Tuyến cảnh báo: "Cũng có
thể họ lại sử dụng chiêu bài lâu nay là trả lại tự do cho ai đó để thể hiện sự
nhượng bộ hay tuyên truyền rằng họ đã có cải thiện về nhân quyền".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét