Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2018

1580 - Sudan chết đi: thói vô nhân đạo và niềm tin mù quáng người Việt

Ánh Liên

Nhóm cầu thủ Arsenal và lời kêu cứu loài tê giác trắng 1 sừng. Ảnh: savetherhino

Việt Nam nổi danh vượt Trung Quốc qua tiêu thụ sừng tê giác, gián tiếp đẩy loài này vào nguy cơ tuyệt chủng và đưa cá thể đực tê giác sừng trắng trở thành kẻ cô đơn, và cuối cùng là chết.

Sudan - chú tê giác đực cuối cùng của loài tê giác trắng châu Phi - vừa chết.

Sudan được sinh ra tại Sudan và sống tại khu bảo tồn Ol Pejeta của Kenya. Điểm đặc biệt là chú tê giác này được bảo vệ bởi một lực lượng vũ trang nhằm chống lại những kẻ săn bắt tê giác lấy sừng.

Việt Nam liên quan mật thiết đến những chú tê giác tại châu Phi, và gần như trong mỗi chiến dịch đòi hỏi giải cứu loài tê giác, tên nước Vietnam lại được đề cập.

Nếu vào trang web của tổ chức ‘Cứu lấy tê giác’ trên nền tảng kết nối bảo tồn và cộng đồng (savetherhino.org) thì khi search vietnam, các bài viết liên quan phần lớn liên quan đến kêu gọi nỗ lực hơn nữa của Việt nam trong chống lại nạn buôn bán sừng tê giác, cùng nhiều hoạt động tuyên truyền và giáo dục diễn ra tại đây.

Vậy tại sao Việt nam lại quan trọng đến mức như vậy?

Xuất phát từ nhu cầu chữa bệnh và tăng cường sức khỏe, sừng tê giác châu Phi luôn là món quà một bất kỳ đại gia nào ở Việt Nam cũng đều muốn sở hữu. Trong một bài viết với tiêu đề ‘Câu hỏi Việt nam’ (The Vietnam question), cho hay, nhu cầu sừng tê giác đẩy nhanh sự tuyệt chủng của nhóm tê giác sừng trắng. Bởi ít nhất trong 3 năm qua, có 3,394 tê giác bị sát hại bất hợp pháp tại châu Phí, với tốc độ bình quân 8h/1 con. 

Điều trùng hợp là nhu cầu sừng tê giác tăng mạnh từ năm 2005, và đó cũng chính là thời kỳ mà Việt nam bùng nổ về mặt kinh tế, số lượng người trung lưu gia tăng nhanh chóng, và rất nhiều trong đó tin rằng, sừng có khả năng giải độc cơ thể, khắc chế bệnh ung thư. Và cách đây 6 năm (2012), một báo cáo của Mạng lưới giám sát động vật hoang dã đã cho hay, nhu cầu sừng tê giác đã góp phần quan trọng nhất cho việc hình thành mạng lưới tội phạm tàn nhẫn trong săn bắt sừng tê giác. 

Dù phía châu Phi đình chỉ cấp phép săn bắt thể thao cho người Việt, tiến hành xây dựng các nghĩa vụ liên quan đến ký biên bản ghi nhớ về giải quyết tình trạng buôn bán bất hợp pháp sừng tê giác, cũng như một loại biên bản ghi nhớ khác trong các năm 2014, 2015, 2016,… nhưng tình hình mua bán sừng tê giác vẫn không giảm. Lý do, khi bị bắt giữ thì chỉ bị phạt hành chính và tịch thu tang vật, trong khi các tổ chức bảo vệ động vật hoang dã nhấn mạnh, Việt nam cần phải hình sự hóa hoạt động này. 

Mặc dù giới khoa học chứng minh, sừng tê giác không có tác dụng chưa bệnh nhưng nhu cầu sừng tê giác ở Việt Nam lại nhiều đến mức, cách đây không lâu, người ta nhìn thấy sừng tên giác ở Thảo Cầm Viên (Tp. Hồ Chí Minh) bị vạt một cách bất thường. 

Bản đồ Việt Nam được bôi đen bởi đây được xem là một trong những thị trường lớn nhất trên thế giới về sừng tê giác.
Trong khi đó, bên ngoài quốc tế, vào tháng 08.2017, chính quyền thành phố Erfurt cho hay, lực lượng đặc nhiệm của cảnh sát đã bắt giữ một người Việt Nam 40 tuổi ở sân bay Erfurt, vì trong túi xách có chứa khoảng 7,5 kg sừng tê giác và 5 bức tượng bằng ngà voi, tổng trị giá lên đến 600.000 Euro ở chợ đen.

Tính chất sừng tê giác quý đến mức độ, nó còn được dùng để hối lộ giới quan chức tại Việt Nam - nơi nhiều mà bệnh K xuất hiện ngày một nhiều.

Việt Nam nổi danh vượt Trung Quốc qua tiêu thụ sừng tê giác, gián tiếp đẩy loài này vào nguy cơ tuyệt chủng và đưa cá thể đực tê giác sừng trắng trở thành kẻ cô đơn, và cuối cùng là chết.

Facebooker Vy Tran trong một chia sẻ cho biết: Nhu cầu cá nhân của người khác, không dám bàn luận đúng sai. Chỉ thấy sẽ rất là ác khi một ai đó hả hê cướp đi cuộc sống các sinh vật khác lấy sừngchỉ vì hi vọng bản thân mình trẻ đẹp hơn. Mạng sống của bọn chúng - nhan sắc giả tạo của cánh đại gia mất màu!

Rõ ràng, không gì có thể bày biện cho một niềm tin được cho là ‘chết chóc’ như vậy, một niềm tin ‘ăn xổi ở thì’ và cựa nhờ sừng tê giác nhằm chữa lấy bách bệnh. Một niềm tin mà giới thượng lưu Việt nam gián tiếp tạo nên thuộc tính thiếu lý trí trong thời đại đầy thông tin và vô nhân với động vật hoang dã, trong một bối cảnh chùa chiền, nhà thờ mọc lên khắp nơi. Tính chất vô nhân đạo, niềm tin mù quáng của tầng lớp trung và thượng lưu Việt Nam khiến bản đồ Việt Nam ngày càng đen và đầy sự căm phẫn trong con mắt bạn bè thế giới.

Rồi mai đây, ai sẽ làm cho bản đồ bớt ố đen?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét