Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2018

1583 - Bắc Kinh cảnh cáo Hà Nội về một bình minh quan hệ hay ‘liên minh an ninh’?



LTS (VNTB) 

Mỗi khi Việt Nam có động thái chủ động phòng vệ bằng mối quan hệ chiến lược với các nước, lập tức - Hoàn Cầu Thời Báo (trang ngôn luận bên ngoài của ĐCSTQ) lại bắt đầu chuỗi ngôn ngữ nghi ngờ, hằn học và có phần trịch trượng khi đăng bài cảnh cáo một quốc gia có chủ quyền. Trong thời gian gần đây, chuyến thăm Úc châu của ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng không nằm ngoại lệ (qua bài dịch sau đây của tác giả Ánh Liên). Điều này càng cho thấy, Việt Nam càng nhún nhường thì ông anh lớn Bắc Kinh càng đáp lại bằng sự "hữu nghị", "ôn hòa" theo kiểu bá quyền - nước lớn. Nó cho thấy, Bắc Kinh muốn một Việt Nam "lệ thuộc" hơn là một Việt Nam "độc lập", và "liên minh" với các nước là điều mà chính quyền Trung Quốc luôn sợ hãi.

Đối thoại giữa Thủ tướng Việt Nam và Thủ tướng Úc - Malcolm Turnbull. Ảnh: VGP

Hoàn Cầu Thời Báo (trang ngôn luận bên ngoài của ĐCSTQ) đã cảnh cáo Hà Nội về một bình minh quan hệ hay ‘liên minh an ninh’. Và đặt câu hỏi về dấu hiệu gia nhập Quad của Việt Nam.

Theo trang này, Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt ASEAN-Úc lần đầu diễn ra ở Sydney. Và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự hội nghị thượng đỉnh nhân chuyến thăm chính thức Úc từ ngày 14 – 18.03.

Thủ tướng Việt Nam, với đối tác Malcolm Turnbull (Úc), đã đưa ra một tuyên bố chung về việc thiết lập Quan hệ Đối tác chiến lược hai nước, trong đó Biển Đông cũng đã được đề cập, mặc dù một cách vô hại.

Hoàn Cầu Thời Báo tái khẳng định, Việt Nam thường xuyên thu hút sự chú ý của giới truyền thông quốc tế như là một nước yêu sách của Biển Đông (đặt trong mối quan hệ tế nhị với Trung Quốc). Với mối quan hệ đối tác chiến lược Việt – Úc, cũng như mối quan hệ ngoại giao tích cực gần đây của Hà Nội với Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản, đã đặt ra câu hỏi mang tính khiêu khích: Việt Nam đang cố gắng gia nhập nhóm Quad (nhóm Đối thoại an ninh Quadrilateral gồm Nhật, Ấn Độ, Hoa Kỳ và Úc)? Hay là Việt Nam là ‘thành viên bóng tối’ của Hiệp hội?

Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương đã được chú ý trong thời gian gần đây, bởi theo Hoàn Cầu Thời Báo – ‘nó đã được sử dụng như là một đòn bẩy chống lại Trung Quốc.’ Vấn đề đặt ra là, ‘không ai rõ ràng về hình thức của chiến lược và cách một quốc gia hoặc khu vực có thể gia nhập nó.’

Ấn Độ là một phần của chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương và là thành viên của Hiệp hội. Tuy nhiên, không có tuyên bố chính thức nào của Ấn Độ nói rằng chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương, hoặc Quad, là nhắm vào Trung Quốc. Các nghi vấn nỗ lực chung để đối đầu với Trung Quốc được phát ra bởi các phương tiện truyền thông Ấn Độ.

Trang tin này cho hay, Hà Nội đang phát triển quan hệ với các nước thành viên, đồng thời tăng cường hợp tác kinh tế với Trung Quốc. Điều này được cho là làm dịu tranh chấp Biển Đông.

Điều đáng chú ý, Hoàn Cầu Thời Báo nhấn mạnh: Việt Nam không khiêu khích như cách đây hai năm, nhưng đã trở nên giỏi hơn trong việc cân bằng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ và các cường quốc có ảnh hưởng khác.

Úc, mặc dù là một đồng minh truyền thống trung thành của Hoa Kỳ, nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc. Vấn đề là, ngay cả Hoàn Cầu Thời Báo cũng khẳng định một sự lúng túng trong mối quan hệ của chính quyền Úc, bởi cũng vì lợi ích kinh tế mà Canberra - đã lúng túng giữa phương Tây và Trung Quốc, để đi tới quan điểm ‘Bắc Kinh không phải là một mối đe dọa.’

Trung Quốc đã trở thành cường quốc kinh tế khu vực Tây Thái Bình Dương, trang tin này khẳng định. Và cho rằng, ‘đối đầu với Trung Quốc không hấp dẫn như hợp tác’.

Có vẻ như một lời đe dọa ngầm đến Việt Nam khi trang tin này diễn giải: ‘Hỗ trợ Hoa Kỳ trong việc đối đầu với Trung Quốc sẽ mang lại nhiều thiệt hại hơn là sự tốt lành’.

Bình minh mới quan hệ Việt – Úc?

Trong khi đó, trang tin Eurasiareview đăng tải bài viết mang tên ‘Bình minh mới trong quan hệ Việt – Úc’. Theo đó cho biết, Việt Nam đang xây dựng mối quan hệ hợp tác mới và củng cố mối quan hệ cũ với các đối tác chiến lược với các nước có ảnh hưởng như Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản và Thái Lan trong những năm gần đây.

Úc là sự bổ sung mới nhất cho danh sách này.

Vào ngày 15.03, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đối tác Úc, ông Malcolm Turnbull đã ký kết hợp tác chiến lược mới ở Canberra, một động thái quan trọng nhằm nâng cao quan hệ chính trị, quốc phòng, thương mại và đầu tư giữa hai nước.

Đó không chỉ là một bước tiến lớn mà còn là một bình minh mới trong mối quan hệ cũ 45-tuổi của cả hai nước.

‘Với đối tác chiến lược mới, Việt - Úc đã đồng ý hợp tác để thực hiện tầm nhìn về một khu vực an toàn, cởi mở và thịnh vượng’, Turnbull cho biết hôm thứ Năm.

Điều thú vị nhất từ chuyến thăm cấp nhà nước của ông Nguyễn Xuân Phúc là sự chào đón thảm đỏ mà ông nhận được và mối quan hệ hợp tác giữa ông và các nhà lãnh đạo Úc. Đó là một sự đón tiếp khác thường của Thủ tướng Việt Nam tại Úc.

Thương mại song phương đã phát triển rất tốt trong những năm gần đây. Năm ngoái, đạt mức kỷ lục 6,45 tỷ USD, tăng hơn 200 lần so với mức 32,3 triệu USD năm 1990.

Úc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 15 của Việt Nam trong khi Đông Nam Á là nước có tám đối tác thương mại lớn nhất của Úc. Ngoài ra, cả hai nước đều đang có những mối quan hệ quốc phòng tốt đẹp trong 20 năm qua. Nhưng sự hợp tác hiệu quả nhất là trong lĩnh vực giáo dục. Hiện tại có khoảng 25.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Úc trong khi 1.500 sinh viên Úc đang theo học tại các trường đại học ở Việt Nam.

Theo trang tin này, quan hệ đối tác chiến lược mới đến vào đúng thời điểm khi sự quyết đoán của Trung Quốc trong khu vực, đặc biệt là ở Biển Đông, đang gia tăng. Việt Nam là nước yêu sách lớn thứ hai trong các vấn đề Biển Đông và Úc chia sẻ mối quan ngại của Việt Nam về sự quyết đoán và hành động đơn phương của Trung Quốc.

Nguồn:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét