Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2018

4955 - Những cánh cửa giáo dục

Vấn đề của giáo dục nước ta hiện nay không chỉ một vào căn bệnh mới là trầm trọng.
Việc tham nhũng trong chính sách đối với các dự án về cải cách, về sách giáo khoa, về chương trình đào tạo.
Việc chạy chọt biên chế đối với giáo viên, suy đồi đạo đức của nhà giáo trong các mối quan hệ với nhau, giữa thầy cô với học trò, giữa nhà trường và người học.
Việc háo danh về bằng cấp, thàn tích thi cử hoặc trong các đánh giá tiêu chuẩn hệ thống giáo dục.
Việc đặt ra các khoản thu vô tội vạ và nằm ngoài mọi loại quy định theo pháp luật.
Việc phải chạy chọt điểm chác; trong việc chuyển trường hoặc nộp hồ sơ, tuyển sinh đều như một trận đánh và năm nào cũng thấy không chỉ học sinh mà cả phụ huynh đều mệt phờ.
Việc gian dối, dạy học vẹt và trói buộc tư duy con người. Áp đặt và định kiến lên người học và không coi người học là trung tâm.
Việc học thêm và rèn luỵen theo kiểu các lò luyện mọc lên nhan nhản, tức chỉ lo nhồi nhét kiến thức và các hủ thuật để vượt qua các kỳ thi, các cuộc kiểm tra.
Việc không dạy kỹ năng sống, không dạy các quyền cơ bản của con người ngay từ khi còn nhỏ, không dạy luật pháp và các vấn đề thực chất của đạo đức. Không tôn trọng các khả năng tự nhiên hoặc khai phá tiềm năng thiên bẩm của người học.
Việc học bị áp đặt toàn diện bởi chính trị trong khi đáng ra chính trị phải tách bạch trong việc giáo dục. Tức là, giáo dục là nơi khai thông tư tưởng và tự do học thuật, thì nó lại được vận hành theo cách hoàn toàn ngược lại. Giáo dục không nói về tự do, mà truyền tải sự sợ hãi và trói buộc.
Việc giáo dục gần như không đảm bảo việc thực nghệm do thiếu hẳn cơ sở vật chất. Không có quy chuẩn đánh giá và xếp hạng các trường đại học cũng như việc phong học hàm, học vị. Lương bổng quá thấp đối với giáo viên. Nguồn tài chính cho nghiêm cứu khoa học quá bèo bọt. Môi trường làm việc gần như không có sau khi sinh viên tốt nghiệp.
Các trường đại học không đào tạo theo hướng chuyên sâu mà chủ yếu mở rộng theo thị trường một cách tràn lan. Không có cơ chế tự chủ và độc lập cua các trường công lẫn trường tư. Chưa biết mở rộng hợp tác thực sự với các chuyên gia nước ngoài trong việc giảng dạy và nghiên cứu.
Tất cả những vấn đề đó, đều do các chính sách quản lý và can thiệp từ các thiết chế chính trị áp đặt lên. Nếu không giải quyết vấn đề gốc rễ thì các sự cải cách hay thay đổi sẽ trở nên lệch lạc và vô dụng.
Cũng giống như trong lĩnh vực kinh tế, người ta hô hào việc khởi nghiệp rất mạnh mẽ, nhưng cái cần thiết là môi trường, trong đó môi trường kinh doanh và môi trường pháp lý là hai vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp, được ví như hạt giống và dinh dưỡng của việc gieo trồng, thì gần như không có chuyển biến gì. Thế nên người ta thay nhau chứng kiến những cái chết mà người ta hoàn toàn có thể biết trước.
Cánh cửa mở ra khá hẹp để luồn lách một cách khó khăn, hay là cánh cửa bị đạp đổ bởi một đám đông không còn sợ hãi để đạt mục đích của mình?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét