Thứ Hai, 29 tháng 10, 2018

6953 - Việc ra khỏi đảng


Có mấy người hỏi tôi, sao không làm đơn mà tự tuyên bố ra khỏi Đảng? Nhân chuyện này, xin có vài chia sẻ:
1. Trong thế giới hiện đại, đầy biến chuyển, năng động, các đảng chính trị không còn tính chất cố hữu như truyền thống; việc đảng viên gia nhập đảng không còn là chuyện thiêng liêng ghê gớm; và chuyện rời bỏ đảng cũng là chuyện bình thường. Sự tự nguyện vào – ra đảng sẽ làm cho đảng chính trị mạnh hơn, vì những người không đồng quan điểm thì ra, để đảng “trong sạch, vững mạnh” thực sự, chứ không còn chuyện “đảng viên nhan nhản, cộng sản chẳng thấy ai”! Hay chuyện “nhạt đảng, khô đoàn, chán chính trị” mà cứ “ôm nhau” cả lũ rồi phê bình, kiểm điểm nhau, nhiếc móc nhau năm này qua năm khác… Đảng viên Đảng CSVN, xét về những điều Đảng quy định “không được làm”, nếu thực hiện đúng thì chẳng còn tự do, nhân cách, nhân quyền, chỉ là thứ công dân hạng hai, hạng ba! Thế sao cố ở?
2. Việc “nhạt đảng” bỏ Đảng đã diễn ra từ lâu, nhất là sau năm 1975, với nhiều hình thức.
– Hình thức bị kỷ luật, khai trừ ra khỏi Đảng là phiền phức nhất, phải họp hành, kiểm điểm, phê phán nhau; rồi các ban bệ họp hành, báo cáo… rất nhiêu khê;
– Việc làm đơn xin ra Đảng cũng rất lôi thôi: Viết đơn gửi chi ủy; chi ủy, chi bộ họp, báo cáo cấp trên, cấp trên nữa… Rồi cán bộ đến “tuyên truyền, vận động”… Rắc rối mãi, rồi mới dám quyết… (Như trường hợp GS Nguyễn Đình Cống);
– Hình thức phổ biến nhất là khi chuyển đơn vị công tác hay khi về hưu, làm giấy chuyển sinh hoạt Đảng, rồi về cất đi, lặng lẽ làm “người tử tế ngoài Đảng”. Hình thức này nhiều lắm, Đảng không biết có thống kê được không, mà có cũng không dám công bố, vì đông lắm. (Đại tá CA Nguyễn Đăng Quang cũng làm cách này);
– Hình thức “Tự tuyên bố ra khỏi Đảng” như nhà văn Nguyên Ngọc hay tôi làm, là đơn giản, không phiền phức tổ chức Đảng và cũng công khai, đàng hoàng, giản dị. Đáng lẽ Đảng và xã hội cũng coi đó là chuyện bình thường, thì một số người lại làm to chuyện, rất không nên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét