Đâu khoảng năm ngoái, năm kia… tôi có viết bài đặt câu hỏi rằng: “Phật giáo ở đâu trong lòng dân tộc?“. Đặt câu hỏi vậy vì tôi không thấy “thái độ” của “Phật giáo” là gì trước những biến cố thời cuộc. Ta luôn thấy trước cổng chùa, trước bàn thờ Phật… dán câu “đạo pháp và dân tộc”. Trung ương giáo hội PGVN nhiệm kỳ 2017-2022 cũng khẳng định lý tưởng “đạo pháp – dân tộc – chủ nghĩa xã hội”.
Hội nghị thượng đỉnh Đối tác Kinh tế Toàn diện trong khu vực lần thứ hai tại Singapore năm 2018. AFP
Trong viễn ảnh kém sáng sủa của các nền kinh tế lớn trên toàn cầu, 10 quốc gia Đông Nam Á của Hiệp hội ASEAN có triển vọng gì không với Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện trong Khu vực, gọi tắt là RCEP? Tuần này, Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu hai chuyện, là viễn ảnh kinh tế và Hiệp định RCEP.
Nạn suy trầm
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, cuối tuần qua, thị trường cổ phiếu Hoa Kỳ đã sụt giá mạnh vì một trong nhiều dấu hiệu tiên báo về nạn suy trầm đã xuất hiện. Đó là khi phân lời trái phiếu dài hạn, thí dụ là loại 10 năm lại sụt và còn thấp hơn phân lời trái phiếu ngắn hạn, là điều khá bất thường. Nguyên Lam xin đề nghị ông phân tích cho hiện tượng đó trước khi ta nói về kinh tế Á Châu.
Trước sự kiện ông Nguyễn Quang Hồng Nhân và vợ của ông bất ngờ bị Đức trục xuất về Việt Nam vào ngày 26/03/2019, nhiều người đã không tránh khỏi nỗi thất vọng về nước Đức. Chẳng hạn như tác giả Dương Hoài Linh viết bài “Điều kỳ lạ chỉ có ở nước Đức nhỏ nhen“ với lời lẽ giận dữ lên án nặng nề: “Hành động trả một công dân Việt từng chịu đựng 20 năm tù dưới chế độ CS vào tay chúng không khác gì hành động trục xuất người chống phát xít vào tay Hitler. Đó không phải là hành động của một nhà nước pháp quyền. Đó là hành động của một chính phủ vô nhân” và kèm theo ảnh minh họa trên.
Ông Tập Cận Bình tuyên thệ cho nhiệm kỳ chủ tịch nước thứ hai, ngày 17/03/2018.Greg Baker / AFP
Thông tín viên Le Monde tại Thượng Hải hôm nay 29/03/2019 viết về buổi « Hoàng hôn của những tiếng nói bất đồng ở Trung Quốc ». Một trong những nhà trí thức hiếm hoi dám chỉ trích ông Tập Cận Bình, giáo sư Hứa Chương Nhuận (Xu Zhangrun), dạy môn luật ở trường đại học danh tiếng Thanh Hoa (Tsinghua), Bắc Kinh đã bị đình chỉ giảng dạy.
Sau gần hai tháng im lặng trước sự mất tích của ông Trương Duy Nhất, tối ngày 25/3, các cơ quan truyền thông nhà nước đồng loạt loan tin về việc điều tra nhân vật này. Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an cho biết, “trong quá trình điều tra mở rộng vụ án Vũ ‘nhôm’, cơ quan điều tra Bộ Công an đã phát hiện có dấu hiệu sai phạm liên quan đến ông Trương Duy Nhất”.
Tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung nói rằng Hoa Sơn luận kiếm là một sự kiện đặc biệt trong võ lâm đương thời. Trong đó những cao thủ có tiếng tăm nhất sẽ được mời đến núi Hoa Sơn, thi thố võ nghệ. Năm người mạnh nhất sẽ được gọi là Thiên hạ ngũ tuyệt. Hôm 29-3, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã triệu hồi các nguyên lão về hưu để chuẩn bị cho đại hội toàn giáo lần thứ 13 sẽ diễn ra trong 2 năm nữa.
Bài hát Tình Đồng Chí trong thời kháng chiến, nhạc và lời đều mộc mạc, chân tình. Rất gần gũi với người nghe, đặc biệt với người đang dấn thân vào cuộc chiến. Ví dụ “áo anh rách vai, quần tôi có hai mảnh vá…”! Ngày đó họ nghèo vì bị “thực dân, phong kiến bóc lột”. Chính vì bị “bóc lột” nên họ là đồng chí. Xương máu họ hy sinh để “xã hội được công bằng, không còn cảnh người bóc lột người”.
Cách đây hơn 4 tháng, trên Facebook này, tôi viết: Trong đám giỗ lần thứ 51 của chồng - ngày 28-11 năm Giáp Ngọ (18-1-2015) - cụ bà Đậu Thị Mực, sinh năm 1916 - thường gọi là bà Dương - dặn con cháu: "Trong hai vật dụng mẹ đưa từ Thanh Chương, Nghệ An, vào Bình Dương lập nghiệp năm 1990 chỉ có một là của nhà ta, cái bình vôi. Khi mẹ về làm dâu (cuối thập niên 1930s), bà nội đã dùng cái bình vôi (ăn trầu) này; còn cái bung đồng, năm Cải cách, đội lấy của các nhà giàu trong làng chia cho, nó không phải của nhà mình, các con nên tìm chủ mà trả lại".
Trong tiểu thuyết ngày xưa có những tay lục lâm thảo khấu chiếm một ngọn núi xưng hùng. Mỗi ngày chúng cho lâu la xuống chặn một quãng đường, đòi người đi qua, nhất là các nhà buôn, phải nạp tiền “mãi lộ.” Mãi lộ, nghĩa đen là “mua đường đi.” Ngày nay, các cán bộ Cộng Sản dựng lên những cái BOT để thâu tiền; là học tập chủ trương mãi lộ chuyên chính đó.
Scandal liên quan đến gian lận ở Kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông 2018 vừa được hâm nóng. Tuy cuộc điều tra kéo dài đã chín tháng nhưng giới hữu trách chỉ công bố một phần kết quả điều tra... Dù vẫn khẳng định không có vùng cấm nhưng các viên chức hữu trách vừa tạo ra vùng… CÂM. Cam kết sẽ loan báo công khai kết quả điều tra hiện chỉ mới thấy nửa sau là… KHAI tới mức công chúng không chịu nổi!
Khi nào cũng có tham nhũng. Ngay từ thời Cựu Ước, Kinh Thánh, sách Phục Truyền, chương 16 câu 19 chép rằng: “Ngươi chớ nhận hối lộ. Bởi, của hối lộ làm mờ mắt kẻ thông minh, làm rối lòng người khôn ngoan, làm thiên lệch người công chính.” Mức độ tai hại của tham nhũng đang càng ngày càng trầm trọng, nhất là khi bước vào thế kỷ 21.
Uống một chai rượu vang 750ml một tuần tăng nguy cơ phát triển ung thư trong suốt cuộc đời, tương đương 10 điếu thuốc lá một tuần với phụ nữ và năm đối với nam, một nghiên cứu kết luận. Các nhà nghiên cứu của Vương quốc Anh cho biết đây là cách tốt để truyền tải nguy cơ với sức khỏe khi uống bia rượu vừa phải. Nhưng các chuyên gia cho rằng hút thuốc lá mang lại nguy cơ ung thư lớn hơn nhiều so với đồ uống có cồn, đối với hầu hết dân nhậu.
Dự án Koh Kong nằm trong khu vực chiến lược và có thể có những hàm ý đối với các vấn đề nhạy cảm khác nhau, trong đó có tranh chấp Biển Đông và việc nhập khẩu năng lượng của Trung Quốc thông qua Eo biển Malacca thậm chí cả vấn đề chủ quyền Đài Loan.
Lẽ thường là Bắc Kinh quan tâm đến phát triển du lịch nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc “rủng rỉnh” túi tiền đến Campuchia với các sòng bạc, sân golf và khu nghỉ dưỡng sang trọng. Và cuối cùng thì Campuchia đã cấp 45.000 ha khu đất đẹp tại tỉnh Koh Kong và 20% đường bờ biển cho doanh nghiệp tư nhân Union Development Group (UDG) của Trung Quốc để xây dựng địa điểm được coi là một thánh địa du lịch với giá cho thuê chỉ khoảng 1 triệu USD mỗi năm.
Chí ít thì đây là một thỏa thuận chính thức. Thế nhưng, những người hoài nghi nói rằng các điều khoản của thỏa thuận này quá “hời” để có thể nghĩ rằng có lý do khác cho sự quan tâm của Trung Quốc. Họ tin rằng việc xây dựng khu du lịch này là nhằm chào đón quân đội Trung Quốc, giống như việc chào đón du khách Trung Quốc. Trong thời gian gần đây, sự hoài nghi này ngày một lớn dần khi mà Cơ quan Vũ trụ châu Âu công bố hình ảnh vệ tinh cho thấy đường băng sân bay của khu dự án du lịch dài hơn rất nhiều so với nhu cầu của máy bay dân sự.
Giới chức Campuchia đã nỗ lực phủ nhận mối nghi ngờ rằng công trình cảng nước sâu của dự án có thể phục vụ lợi ích quân sự của Trung Quốc nên những hoài nghi về đường băng làm tăng nghi ngờ dự án phát triển du lịch này phục vụ cho cả mục đích quân sự.
Ông Jonathan Poling, Giám đốc Tổ chức Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) cho rằng: “Đường băng của dự án có chiều dài khoảng 3.400 mét, lớn hơn sân bay quốc tế ở Phnom Penh và có thể chứa bất kỳ máy bay nào của không quân Trung Quốc”. Ông Poling quan sát rằng đây cũng là địa điểm khá hẻo lánh cho một sân bay lớn như vậy nếu nó dành cho mục đích dân sự. Trong khi đó, điều duy nhất đáng lưu ý ở gần đó là dự án sòng bạc, khu nghỉ dưỡng Koh Kong thì cho đến nay không có nhiều thành công. Việc xây dựng dự án Koh Kong đã bị đình trệ nhiều tháng nay.
Khi được hỏi liệu dự án có nhằm phục vụ cho mục đích quân sự hay không, Poling nói rằng có nhiều đồn đoán song không có bằng chứng, tuy nhiên ông khẳng định: “Nếu có bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào nơi Trung Quốc có thể có được sự hiện diện quân sự luân phiên thì đó sẽ là Campuchia”.
Các hình ảnh vệ tinh cho thấy đã có một loạt cấu trúc xây dựng trên đường băng sau khi Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence gửi thư cho Thủ tướng Campuchia Hun Sen hồi tháng 11/2018 bày tỏ sự lo ngại việc dự án phát triển phục vụ mục đích quân sự.
Hầu hết các đường băng đã được hoàn thành chỉ trong thời gian hai tháng và lớn hơn đáng kể so với khuyến nghị của Cục Hàng không Liên bang Mỹ là 2.800 mét cho một chiếc Boeing 787-900.
UDG có thể là một công ty tư nhân của Trung Quốc song việc đầu tư này từ lâu đã bị nghi ngờ là có sự liên hệ với chính phủ.
Zhang Gaoli, cựu Phó Thủ tướng Trung Quốc và là chủ tịch hội đồng chỉ đạo sáng kiến “Vành đai và Con đường” đã ủng hộ dự án ngay từ đầu, chủ trì lễ ký kết thỏa thuận giữa UDG và Campuchia. Lễ ký có sự tham dự của nhiều giới chức Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong đó có Phó Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc Wang Qinmin.
Dưới dạng liên doanh tư nhân, nhiều người đặt câu hỏi về khả năng tồn tại ngầm của nó. Một chuyên gia quân sự phương Tây đánh giá: “Quy mô phát triển của UDG dường như không phù hợp với tiềm năng thương mại của khu vực, đặt ra câu hỏi về khả năng tài chính và tính bền vững, khả năng lưỡng dụng và các ứng dụng quân sự cũng như ý đồ thực sự của các bên liên quan”.
Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Campuchia Chum Socheat cho đến nay vẫ không thể liên hệ được, trong khi người phát ngôn Chính phủ Phay Siphan nói rằng ông “không rõ” liệu Chính phủ Campuchia có giám sát dự án hay không.
Tuy nhiên, Paul Chambers, một nhà phân tích khu vực thuộc Đại học Naresuan cho biết giới chức cấp cao Campuchia thừa nhận một cách riêng tư rằng Hun Sen đang xem xét phê duyệt một căn cứ hải quân Trung Quốc ở đó.
Paul Chambers so sánh dự án Koh Kong với các dự án của Trung Quốc tại Lào và Sri Lanka. Sri Lanka đã bàn giao quyền kiểm soát cảng Hambantota của nước này cho Trung Quốc trong hợp đồng thuê 99 năm sau khi họ không thể đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ cho Bắc Kinh. Paul Chambers nói: “Trường hợp Sri Lanka, sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc đã buộc Sri Lanka chỉ đơn giản là bàn giao cơ sở đó cho người Trung Quốc. Điều tương tự cũng có thể dễ dàng xảy ra ở Campuchia”.
Năm 2016, Trung Quốc đã cung cấp 36% tổng số viện trợ kinh tế và 30% vốn đầu tư cho Campuchia. Chỉ trong năm 2019, Trung Quốc cam kết viện trợ thêm 558 triệu USD và nhập khẩu 400.000 tấn gạo. Với việc EU và Mỹ dự tính các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Phnom Penh do các vi phạm nhân quyền, sự phụ thuộc của Campuchia vào Trung Quốc có thể càng trở nên rõ rệt hơn.
Đất cho dự án UDG dự kiến sẽ được trả lại cho Campuchia khi hết hạn thuê vào năm 2108 nhưng một số chuyên gia dự đoán Trung Quốc sẽ tìm cách lợi dụng tình hình để biến khu đất dự án thành sở hữu vĩnh viễn.
Yun Sun, Giám đốc Chương trình Trung Quốc thuộc Trung tâm Stimson cho rằng cảng nước sâu thuộc dự án của UDG có “khả năng phục vụ quân sự”, cho rằng cảng này “có mô hình của cảng lưỡng dụng như Trung Quốc đã xây dựng ở Djibouti, Sri Lanka, Pakistan, Myanmar”. “Trung Quốc đã chủ ý theo đuổi loại cảng này để tránh những tranh cãi”, bà Sun nói. Thế nhưng, tranh cãi đối với Trung Quốc có thể là không thể tránh khỏi.
Dự án Koh Kong nằm trong khu vực chiến lược và có thể có những hàm ý đối với các vấn đề nhạy cảm khác nhau, trong đó có tranh chấp Biển Đông và việc nhập khẩu năng lượng của Trung Quốc thông qua Eo biển Malacca thậm chí cả vấn đề chủ quyền Đài Loan.
Cảng Koh Kong nằm ngay đối diện với một kênh đào dự kiến sẽ được xây dựng ở Thái Lan vốn sẽ giúp Trung Quốc đi qua Eo biển Malacca, nơi phần lớn năng lượng nhập khẩu của Trung Quốc đi qua. Cảng này cũng có thể mang lại cho Trung Quốc một lợi thế ở Biển Đông nơi nước này có nhiều tranh chấp lãnh thổ với các quốc gia Đông Nam Á.
Paul Chambers thuộc Đại học Naresuan cho biết mối quan hệ quân sự gia tăng bao gồm các chuyến ghé thăm cảng của tàu chiến Trung Quốc cũng như các cuộc tập trận quân sự Campuchia – Trung Quốc, là những chỉ dấu cho thấy Trung Quốc có những ý định quân sự ở Campuchia.
Mặc dù ông Hun Sen trước đây nói rằng một căn cứ quân sự trên lãnh thổ nước này đi ngược lại Hiến pháp Campuchia nhưng Chambers cho rằng luật này dường như không áp dụng đối với Trung Quốc.
Thực tế cho thấy bản thân việc nhượng quyền sử dụng đất cho Trung Quốc đã là sự mật mờ về mặt pháp lý. Khu đất cho thuê này lớn hơn ít nhất ba lần so với diện tích tối đa được phép và lại nằm trong công viên quốc gia. Như chuyên gia Yun Sun thuộc Trung tâm Stimson bình luận: “ông Hun Sen sẽ phải vi phạm hiến pháp”.
Thủ tướng Hun Sen có thể đã phải viện đến một kẽ hở, điều mà Trung Quốc trước đây đã khai thác ở Djibouti. Trong khi phủ nhận sự tồn tại của một căn cứ quân sự Trung Quốc tại Koh Kong, Hun Sen nói thêm rằng sẽ không có quân đội nước ngoài nào được phép đóng quân ở Campuchia trừ khi họ là lực lượng thực hiện nhiệm vụ của Liên Hợp Quốc. Căn cứ Trung Quốc ở Djibouti có nhiệm vụ hỗ trợ một sáng kiến của Liên Hợp Quốc để chống cướp biển nhưng Liên Hợp Quốc không có thẩm quyền đối với căn cứ này. Vì vậy, Trung Quốc có thể tự do sử dụng nó cho bất kỳ mục đích nào khác mà họ cần.
Paul Chambers cảnh báo rằng đầu tư và viện trợ ngày càng tăng của Trung Quốc đang khiến Hun Sen “nghiêng hoàn toàn vào quỹ đạo Trung Quốc”. Theo Paul Chambers, điều khiến Mỹ và những quốc gia khác lo lắng là việc Chính phủ Campuchia dường như chủ ý và thậm chí ngây thơ dấn sâu vào sự phụ thuộc ngày càng lớn hơn đối với Trung Quốc. Kết quả là Campuchia có thể trở thành trung tâm của lợi ích kinh tế và quân sự của Trung Quốc ở Đông Nam Á.
Trong xu thế này, một căn cứ quân sự sẽ là bước đi tiếp theo rõ ràng. Chambers cảnh báo động thái như vậy sẽ “làm gia tăng rủi ro” trong cuộc chiến địa chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ. Paul Chambers cho biết hầu hết giới chức Campuchia “hoan hỉ” cùng ông Hun Sen theo Trung Quốc miễn là họ có thể đạt được lợi ích cá nhân từ việc này còn những người “không theo Hun Sen” lại “lực bất tòng tâm” để ngăn chặn xu hướng này xảy ra.
Thời gian gần đây, báo Đại Đoàn Kết trở nên “nổi tiếng” kể cả trong và ngoài nước. Không chỉ mạng xã hội, mà số đông báo chí quốc doanh đều nhắc đến tên báo này. Báo Đại Đoàn Kết “nổi tiếng” không phải quá nổi bật, không phải có những bài làm rung chuyển dư luận, không phải lãnh đạo báo này tài ba xuất chúng. Báo này “nổi tiếng” bởi ở đây có vụ việc liên quan trực tiếp đến Vũ ‘nhôm’. Lãnh đạo báo Đại Đoàn Kết tiếp tay cho Vũ ‘nhôm’ biến tài sản nhà nước thành tài sản riêng.
Từ trái sang phải: Đại diện Thương Mại Mỹ Robert Lighthizer, bộ trưởng Tài Chính Mỹ Steven Mnuchin, phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và thống đốc Ngân hàng Trung Quốc Dịch Cương tại Bắc Kinh, ngày 29/03/2019.Nicolas Asfouri/Pool via REUTERS
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang tiến đến đâu ? Tổng thống Donald Trump từng hứa sẽ đạt được thỏa thuận với chủ tịch Tập Cận Bình vào ngày 31/03/2019 nhưng ngay sau đó lại thay đổi. Rồi một cuộc họp thượng đỉnh được loan báo vào tháng Tư nhưng không ấn định ngày. Không có gì bảo đảm là Washington và Bắc Kinh sẽ đạt được thỏa thuận giải quyết bất đồng và xung khắc thương mại trong tương lai gần.
Tại buổi họp báo quý I/2019 của Bộ Giao thông Vận tải diễn ra hôm 28/3 tại Hà Nội, thứ tưởng Bộ Giao thông- Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho rằng, chính phủ giao Hà Nội và TpHCM xây dựng đề xuất hạn chế, cấm xe máy ở một số tuyến đường, khu vực trong đô thị và ông Đông khẳng định đây là điều cần thiết.
Vào ngày này năm 2009, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ra tối hậu thư cho các nhà sản xuất xe hơi Mỹ đang gặp khó khăn, General Motors (GM) và Chrysler: Nếu muốn nhận thêm các khoản vay cứu trợ từ chính phủ, các công ty cần phải cải đổi mới mạnh mẽ cách họ điều hành doanh nghiệp. Tổng thống cũng công bố một loạt các sáng kiến nhằm hỗ trợ ngành công nghiệp xe hơi đang gặp khó khăn của Mỹ và củng cố niềm tin của người tiêu dùng, bao gồm việc chính phủ tiếp tục bảo hành cho xe của GM và Chrysler ngay cả khi nếu hai nhà sản xuất xe hơi này ngừng hoạt động.
Vụ chùa Ba Vàng coi như tạm lắng đọng sau khi Ủy ban nhân dân Thành phố Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh ra lệnh chùa này không được xúc tiến các vụ “oan gia trái chủ” mà người ta thường gọi là “trục vong” hay “thỉnh vong” và Giáo hội Phật giáo Trung ương giao cho Sư Thích Thanh Quyết, đại biểu Quốc hội kiêm Trưởng Ban trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ninh, “giám sát” các hoạt động của Sư Trúc Minh trụ trì chùa Ba Vàng trong thời gian tới.
Đầu thập niên 2010, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam đồng thanh quảng cáo “Kế hoạch sử dụng đất ở thành phố Hà Nội từ 2011 đến 2015 và Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020”. Theo đó, thủ đô Việt Nam sẽ “kế thừa những định hướng lớn, phát triển ‘cân bằng dựa trên bảo tồn’ và trở thành… thành phố xanh”.
Trên lãnh thổ Việt Nam, từ nông thôn hẻo lánh tới đô thị sầm uất, mỗi khi nghe vang lên “cưỡng chế đất đai” là nhiều người rùng mình; tiếng la thét, nguyền rủa ai oán thấu trời xanh. Sau khi “cưỡng chế” xong là bao nhiêu thân phận đang sinh sống bình thường bị vùi dập xuống đáy của xã hội.
Các sư đang cúng cho Ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại chùa Quốc Tự ở thành phố Hồ Chí Minh hôm 23/9/2018-AFP
Cả xã hội Việt Nam đang “lên đồng tập thể”, nguyền rủa chùa Ba Vàng và những tội nhân liên quan. Điều này hẳn nhiên phải thế, dù đấy chỉ là phần nổi của tảng băng. “Quỷ lộng chùa hoang” ở Ba Vàng đúng là tội ác đáng phải vạch mặt. Nhưng sự trừng phạt, nếu có, thì không phải chỉ một mình ngôi chùa này “trả nghiệp”. Tội lỗi và sự trừng phạt cần phải hướng đến những kẻ thủ ác duy nhất trong vụ xì-căng-đan này, đó chính là chế độ được mạo danh là cộng sản hiện nay ở trong nước.
Lại thêm một nạn nhân nữa của nền giáo dục mục ruỗng và thối nát này. Tôi thực sự không biết cần thêm bao nhiêu tấn bi kịch nữa thì ngành giáo dục mới chịu làm giáo dục. H.Y là nữ sinh lớp 9A Trường THCS Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Ngày 22-3, em bị 5 nữ sinh cùng lớp đánh hội đồng một cách dã man ngay tại lớp học.
Từ ngày 20 Tháng Ba, 2012 trở đi, Liên Hiệp Quốc đã chính thức chọn làm “Ngày Hạnh Phúc Quốc Tế” (International Day of Happiness). Theo báo cáo thường niên năm 2019 thì Việt Nam xếp hạng 94 trên 156 nước trong một bảng xếp hạng “Quốc Gia Hạnh Phúc” do Mạng Lưới Các Giải Pháp Phát Triển Bền Vững của Liên Hiệp Quốc (United Nations Sustainable Development Solutions Network) công bố.
Tại Hội nghị cán bộ lãnh đạo cấp cao nghỉ hưu do Ban bí thư Trung ương Đảng tổ chức tại trụ sở Trung ương Đảng sáng 29/3, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu rằng các lãnh đạo cấp cao về hưu là chỗ dựa hết sức vững chắc cho Đảng. Nhận xét về câu nói trên của ông Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước, ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng, Ban Dân vận Trung ương ĐCS , nhận xét rằng ông Trọng quên cái luận điểm lấy dân làm gốc:
Các dự án bất động sản lấn sông Hàn đang được triển khai rầm rộ, vài nơi đã bắt đầu rao bán biệt thự và shophouse. Và như nhiều dự án gây lo ngại về môi trường trước đây, lần này cũng không thể thiếu cái tên nghe đến nhàm tai: Sun Group. Có khác chăng là lần này, sự việc lại diễn ra công khai, bên kia sông, ngay trước mặt Trung tâm hành chính của thành phố Đà Nẵng.
Bên lề hội thảo quốc gia “Đánh giá kinh tế Việt Nam năm 2018 và triển vọng năm 2019” đồng thời công bố ấn phẩm Đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2018 với chủ đề "Hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ tăng trưởng", Vietnam Finance đã có cuộc trò chuyện với chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan về một số vấn đề kinh tế - thể chế hiện nay.
Hiện tượng 'trục lợi' không phải là mới, nhưng tính chất và mức độ phức tạp, nghiêm trọng và lan rộng đang thu hút sự quan tâm đặc biệt. Từ góc nhìn chính sách công bài viết sau đây chia sẻ cách lý giải về căn nguyên của vấn đề trục lợi, từ đó gợi ý về hướng cải cách thể chế hiện nay.
Luôn là 'diễn biến phức tạp'
'Trục lợi tâm linh' nói chung và hoạt động 'thỉnh vong, oan gia trái chủ' thu nhiều tiền của người dân ở chùa Ba Vàng nói riêng là hiện tượng trục lợi điển hình.
Người dân rúng động, bức xúc. Chính quyền 'lúng túng, vào cuộc chấn chỉnh'.
Truyền thông nhà nước, báo giấy, báo mạng, lề phải, lề trái, … dồn dập đăng tải tin nóng, bình luận, phê phán.
Ngoài vụ việc lớn lâu nay như BOT và 'lợi ích nhóm', thì các vụ 'trẻ em trong trường mầm non bị nhiễm sán lợn khi ăn phải thực phẩm bẩn' và 'trục lợi chính sách trong dự thảo tiêu chuẩn cho nước mắm… cũng đang khiến dư luận dậy sóng.
Cuộc họp báo ngày 25/03/2019 do Bộ Công an tổ chức thông tin một số hoạt động của ngành trong quý I/2019 nhận định rằng tình hình các loại tội phạm về bảo kê, xã hội đen, tín dụng đen, ma tuý, trật tự an toàn giao thông 'diễn biến phức tạp, nóng bỏng'…
Theo đó, trong thời gian gần đây Bộ Công an đã xử lý gần 30.200 vụ phạm tội, trong đó có nhiều vụ án liên quan đến 'trục lợi' như tội phạm kinh tế 6.458 vụ; tội phạm tham nhũng, chức vụ 71 vụ; tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường 6.590 vụ…
Trong cuộc họp báo nhiều câu hỏi được nêu về một số vụ 'điển hình' như: Vụ án 'can thiệp, nâng điểm trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia tại một số tỉnh.
Trong vụ án 'Vũ Nhôm' đã khởi tố và xét xử sáu vụ án, trong đó riêng sai phạm về quản lý đất đai thì cơ quan điều tra khởi tố 21 cá nhân và hiện tiếp tục điều tra nhóm người ở TP HCM;
Vụ 'sai phạm trong quản lý và đầu tư công tại MobiFone', Dự án ở Venezuela của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đang điều tra…
Vẫn là biểu hiện của thể chế bất cập
Từ góc độ chính sách công, trục lợi là hành vi của cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp tìm cách kiếm tiền thông qua hành vi thao túng môi trường kinh tế và pháp lý thay vì hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong bất kỳ thể chế nào hành vi trục lợi đều có thể xảy ra nhưng với mức độ nghiêm trọng khác nhau tuỳ thuộc vào chất lượng hệ thống kinh tế chính trị.
Trong nhiều vụ việc thường thấy 'bóng dáng các quan chức'.
Liên hệ với thực tế nước ta, xin nêu trường hợp 'nổi cộm' để giải thích.
Chủ trương 'quân đội, công an làm kinh tế' chắc chắn dẫn đến những vụ án như Vũ Nhôm, Út trọc.
Người ta có thể biện minh cho đặc thù khi Việt Nam khi còn trong điều kiện sau chiến tranh, lực lượng quân ngũ còn lớn, tiềm năng về phương tiện vật chất kỹ thuật, đất đai… chuyển sang làm kinh tế là phù hợp.
Tuy nhiên, sau nhiều năm vẫn giữ kiểu hoạt động phi kinh tế dựa trên 'nước sông, công lính' thì kiểu trục lợi bởi các cán bộ quân sự tha hoá, ít hay nhiều, được che đậy bởi thực hiện nhiệm vụ an ninh quốc phòng là không tránh khỏi.
Vấn đề sẽ nảy sinh khi một số 'thủ trưởng' các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh núp dưới vỏ bọc chắc chắn này có xu hướng bị cám dỗ bởi vật chất hoặc danh vọng dẫn đến cách hành xử cơ hội chủ nghĩa khi cho rằng mình sẽ thoát khỏi hình phạt, khi 'cấp trên' không có được đầy đủ thông tin hay vẫn đặt niềm tin vào phẩm chất 'người lính'.
Giả sử trong trường hợp bị phát hiện họ cho rằng trong bối cảnh 'tham nhũng tràn lan' vẫn có thể thoát bằng cách 'làm hài lòng' hoặc tìm các quan hệ 'nhờ vả'.
Môi trường thể chế đã lạc hậu và đang níu kéo sự chuyển đổi sang cơ chế thị trường, kìm hãm tăng trưởng kinh tế, trong đó điểm yếu cơ bản là vấn đề sở hữu không rõ ràng - dư địa của trục lợi.
Các hình thức sở hữu nhà nước, tập thể hay tư nhân, chung hay riêng… nhất là trong lĩnh vực đất đai, tài sản công luôn tạo nên tranh chấp, khiếu kiện phức tạp.
Trong bối cảnh cải cách thể chế ở Việt Nam vấn đề thân chủ - đại diện tạo nguy cơ trục lợi tràn lan. Ngoài các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp 'sân sau' của đảng, đoàn… thì hơn 6.000 đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức chính trị xã hội, các hiệp hội hưởng ngân sách, nắm giữ một khối lượng tài sản công, đất đai… là mảnh đất màu mỡ để trục lợi.
Trong thực tế môi trường pháp lý còn nhiều bất cập các 'vị thủ trưởng' đại diện cho cho sở hữu nhà nước 'luôn biết cách' vận dụng cho lợi ích riêng, lợi ích cục bộ hay cá nhân.
Họ là nhóm đối tượng có nguy cơ trở thành các nạn nhân của 'rủi ro đạo đức'.
Điều gì thực sự ngáng đường cải cách?
Trục lợi là kiểu hành vi bản năng, tự phát và cơ hội chủ nghĩa của con người dựa trên nhận định chủ quan về chi phí cơ hội. Các hành động mang tính mục đích có thể được thúc đẩy bởi các động cơ vì mình (vị kỷ), vì người khác (vị tha) và vì bị ép buộc.
Tương thân, tương ái, nỗ lực vì lợi ích của gia đình, cộng đồng làng xã được coi trọng như một phẩm hạnh. Lòng vị tha thích hợp với các nhóm nhỏ.
Chủ thuyết xã hội chủ nghĩa chuyển sang xã hội đại chúng, phần lớn bằng bạo lực chuyên chính vô sản, một vài trường hợp cá biệt mang tính dân tuý như Venezuela nó trở thành ý thức hệ: CNXH được dựa trên sự cống hiến và tạo ra sự vị tha. CNXH được dựa trên nhu cầu con người, 'làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu'.
Tuy nhiên, khi vận hành hệ thống động cơ ép buộc, hành chính luôn được áp dụng dưới nhiều hình thức.
Ý thức hệ xã hội chủ nghĩa đã được cảnh báo về sự giáo điều, duy ý chí và hậu quả nghiêm trọng, tuy nhiên chỉ đến khi hệ thống XHCN Đông Âu sụp đổ sự cảnh báo mới được minh chứng.
Trong thế giới đương đại, người ta cho rằng chủ nghĩa tư bản, với thị trường tự do và mô thức duy lợi, được dựa trên sự ích kỷ, khuyến khích lòng tham, gây 'rủi ro đạo đức'.
Tuy nhiên, trong thực tế thị trường tự do đòi hỏi hành động tự nguyện giữa các cá nhân, không có sự ép buộc. Theo đó, nếu bạn muốn một cái gì từ người khác, bạn phải làm một cái gì đó cho họ. Chính vì thế mà chủ nghĩa tư bản phát triển tự nhiên.
Đường lối đổi mới ở Việt Nam đã trải qua chặng đường hơn một phần ba thế kỷ. Nền kinh tế chuyển đổi ở Việt Nam dù có được diễn giải rằng đó là thị trường định hướng XHCN, thì trước hết vẫn cần hiểu đúng về thị trường để có thể cải cách đúng đắn.
Nhưng thực tế đã cho thấy rằng sự níu kéo vào ý thức hệ giáo điều có thể sản sinh ra những chính sách và quản lý sai lầm, làm chậm quá trình chuyển sang kinh tế thị trường.
Hiện nay chính sách thúc đẩy tự do kinh doanh đang làm tăng tốc quá trình chuyển đổi. Nó mang lại lợi ích kép, không chỉ tạo ra động lực tăng trưởng, mà còn tạo hứng khởi cho các doanh nghiệp, cá nhân nỗ lực tự mình đạt mục đích do làm hài lòng khách hàng thay vì các mối quan hệ 'nhờ vả' chính quyền.
Tuy nhiên, mặt trái của chính sách cũng đang bộc lộ, trong đó trục lợi là hiện tượng đặc trưng. Nó trở nên nghiêm trọng và lan rộng trong thể chế có quá nhiều bất cập.
Con người tạo ra thể chế để rồi bị ràng buộc bởi nó. Trong quá trình sinh tồn con người luôn điều chỉnh thể chế mỗi khi nó không còn phù hợp.
Thể chế lạc hậu là rào cản lớn nhất, bởi vậy 'cải cách thể chế là dư địa lớn cho tăng trưởng'.
Vận hành chính sách là một quá trình hai mặt: 'chống' và 'xây' đồng thời.
Hiệu quả của cải cách hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào việc thiết kế các bộ phận cấu thành cơ chế thị trường, trong đó các nguyên tắc cơ bản như: sở hữu tư nhân, tự do kinh doanh, động cơ lợi nhuận, cạnh tranh công bằng và năng lực chủ thể tự quyết.
Theo tôi, cải cách thể chế không khi nào là đơn giản và tuỳ thuộc vào lựa chọn của giới cai trị trên cơ sở những ý tưởng và triết lí xã hội.
Chúng không chỉ để hiểu và diễn giải thế giới thực, mà quan trọng hơn còn để thay đổi vì lợi ích chung của nhân dân, của dân tộc thay vì lợi ích cục bộ, riêng của nhóm người.