Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2019

7356 - Tham nhũng là chủ nghĩa tân cộng sản



Khi nào cũng có tham nhũng. Ngay từ thời Cựu Ước, Kinh Thánh, sách Phục Truyền, chương 16 câu 19 chép rằng: “Ngươi chớ nhận hối lộ. Bởi, của hối lộ làm mờ mắt kẻ thông minh, làm rối lòng người khôn ngoan, làm thiên lệch người công chính.” Mức độ tai hại của tham nhũng đang càng ngày càng trầm trọng, nhất là khi bước vào thế kỷ 21. 



Những cú tham nhũng khủng - sử dụng quyền lực để thâu tóm tài nguyên quốc gia phục vụ cho chính bản thân và phe cánh trên một quy mô lớn – đã thay đổi hẳn hệ thống chính trị của nhiều nước. Chính nó đã sinh ra và nuôi dưỡng độc tài. Rồi, những kẻ độc tài này sẽ nắm giữ quyền hành vô hạn định, để tiếp tục ăn cắp, giành ra một phần đồ ăn cắp đi đút lót, hoặc gây áp lực lên những viên chức khác. 
Những vụ đại tham nhũng còn bóp méo nền kinh tế quốc dân, đến mức ảnh hưởng lớn đến đời sống của một cộng hay một dân tộc. Thí dụ, họ đã lái những nguồn đầu tư cho cả cộng đồng vào tài khoản riêng của băng đảng rồi phân bổ nguồn đầu tư này một cách bất công, theo hướng có lợi cho những kẻ cùng phe cánh.
Những phi vụ tham nhũng lớn đã sinh ra một hệ thống chính trị và kinh tế tương tự như sự ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản ở thế kỷ trước. Ở đâu có chủ nghĩa cộng sản là ở đó có nền chính trị đàn áp và một nền kinh tế đói nghèo. 
Vào thế kỷ 21, tham nhũng cũng giống như chủ nghĩa cộng sản ở thế kỷ 20. Chính tham nhũng và cộng sản đã sinh ra những mâu thuẫn mang tính toàn cầu. 
Liên Xô quảng bá rầm rộ và áp đặt chủ nghĩa cộng sản lên nhiều nước. Đó là mối đe dọa chính cho hòa bình thế giới sau từ Thế chiến II cho đến kết thúc Chiến tranh Lạnh. Như vậy, đại tham nhũng là nguồn đe dọa lớn nhất tới hòa bình và ổn định trên thế giới hiện nay. Đánh tham nhũng cũng là một cách mang lại sự ổn định cho nhân loại. 
Thử thách trước mắt tới từ ba quốc gia hiếu chiến. Ba quốc gia này muốn giành giật vai trò lãnh đạo địa chính trị. Họ sẵn sàng dùng vũ lực để thực hiện ý đồ riêng. 
Tại Âu châu là Nga – cướp bán đảo Crimea, xâm lược miền Đông Ukraine. Ở Á châu là Trung Quốc – muốn cướp phần lớn Tây Thái Bình Dương, xây dựng đảo nhân tạo, thay đổi nguyên trạng, và lập căn cứ quân sự ở Biển Đông. Ở Trung Đông là Iran – đã xây dựng một lực lượng võ trang riêng sẵn sàng hành động dưới danh nghĩa Lebanon, Iraq, Syria, và Yemen. 
Chính sách ngoại giao hung hăng của bộ ba Nga – Tàu – Iran đang là mối đe dọa tới những quốc gia lân cận. Đây cũng là mối quan ngại quốc tế của Hoa Kỳ. 
Có nhiều nguyên nhân để những bộ ba Nga – Tàu – Iran theo đuổi chính sách ngoại giao hiếu chiến. Mỗi nước có động cơ riêng, nhưng đều có một điểm chung là: Bảo vệ chế độ. 
Chính quyền Nga của Vladimir Putin, Đảng Cộng Sản Trung Quốc của Tập, và hàng giáo phẩm của Cộng hòa Hồi giáo Iran đều trở thành độc tài. Mặc dù nền dân chủ đương đại trên thế giới đang gặp khó khăn, nhưng nó vẫn đủ mạnh làm cho bộ ba Nga – Tàu – Iran phải run sợ. Bộ ba này chỉ còn cách níu bám quyền lực bằng đàn áp. Họ chẳng màng tới sự ủng hộ của dân chúng.
Không một ai trong bộ ba: Nga – Tàu – Iran có ý muốn thiết lập lên một nền dân chủ hợp hiến mang tính chính danh. Bởi vì, dân chủ sẽ bóp chết họ. 
Vào thế kỷ 20, chính phủ Nga và Trung Quốc giành được quyền lãnh đạo dựa trên nền tảng của ý thức hệ. Họ lãnh đạo quốc gia bằng tư tưởng cộng sản Mác – Lê có pha chủ nghĩa Mao ở Trung Quốc. 
Vào thế kỷ 21, những môn đệ cộng sản đã loại bỏ ý thức hệ cộng sản một cách công khai như ở Nga, hay một cách lén lút như ở Trung Quốc. Chính quyền Iran mang ý thức hệ tư tưởng dựa trên nền tảng của Hồi giáo hệ phái Shia. Nhưng chẳng có ai ngoài chính quyền tin vào ý thức hệ này.
Nền độc tài hậu cộng sản ở Nga, và hậu Mao ở Trung Quốc chỉ còn biết bám víu vào sự phát triển kinh tế để giành lấy chút danh dự như họ đang có hiện nay. Công thức về sự thành công kinh tế của Nga là nâng giá dầu, của Trung Quốc là một món lẩu kết hợp cuộc di dân khổng lồ từ nông thôn vào thành thị, cuộc đầu tư lớn của chính quyền trung ương vào hạ tầng cơ sở, tăng xuất khẩu. Công thức đó không còn đem lại kết quả như mong đợi. Còn nền kinh tế Iran càng ngày càng lụi bại từ ngày thành lập nền Cộng hòa Hồi giáo. Nỗi bất mãn xã hội ngày một tăng. 
Không thể áp dụng dân chủ, hay tăng trưởng kinh tế để vận hành xã hội, bộ ba chính quyền Nga – Tàu – Iran khích động vào chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong dân chúng để bám lấy tính chính danh. 
Giành sự ủng hộ của dân chúng đóng vai trò quan trọng trong chính sách của mỗi thành viên trong bộ ba. Họ thường khuyếch trương những hoạt động quân sự vượt ra khỏi lãnh thổ để khẳng định vị trí phải được nể trọng trong vùng. 
Những nhà lãnh đạo của bộ ba này thường cho rằng chính sách ngoại giao của họ là một cuộc đáp trả cần thiết tới đấu thủ Hoa Kỳ - kẻ đang làm suy yếu đất nước họ. Những thủ thuật này dường như cũng giành được chút thành công. Khá nhiều người Nga, người Tàu, người Iran tin như vậy. Chính quyền càng lao vào chính sách hung hãn, tạo ra những mối đe dọa nguy hiểm, đó là chiếc ô dù bao che tham nhũng. 
Khi Putin, Tập Cận Bình, và giáo chủ Hồi giáo Iran thực hiện chính sách ngoại giao hung hăng; họ định hướng cho nỗi bất mãn xã hội vượt ra ngoài biên cương. Thực chất là họ bảo vệ chế độ - chế độ mà họ bảo vệ lại là chế độ tham nhũng. Cả bộ ba Nga – Tàu – Iran là ổ tham nhũng lớn nhất toàn cầu. 
Chính quyền Nga và Tàu hiện tại là những thí dụ điển hình đến mức hoàn hảo về “kleptocracy” - chính quyền "đạo tặc" ( ND:Từ gốc Hy Lạp chỉ chính quyền lãnh đạo quốc gia theo kiểu độc tài, băng đảng, đầu xỏ, tối cao, tuyệt đối đúng, sử dụng vũ khí, quân đội, cảnh sát điều hành chính trị, bóc lột và cướp đoạt tài nguyên quốc gia.) Chính phủ đã đánh cắp nguồn tài nguyên khổng lồ chia chác cho những kẻ cùng phe cánh núp dưới mọi danh nghĩa. Ngược lại những kẻ được thụ hưởng những ơn mưa móc phải bảo vệ chế độ. 
Mục đích giành quyền bính là để biển thủ tài sản công thành tài sản riêng. Những kẻ phục vụ cho chế độ Putin và hầu hết đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ tìm kiếm những vị trí thăng tiến nhanh để làm giàu. Ở Iran, tham nhũng lan tràn khắp mọi nơi. Lãnh đạo dùng quyền lực để làm giàu cho riêng họ và thân hữu cũng như quan chức quân đội, lãnh đạo Lực lượng Bảo vệ Cách mạng.
Tham nhũng khủng góp phần đánh lạc hướng dư luận công chúng, bằng cách khuyếch trương chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Điều này cực kỳ quan trọng cho cả bộ ba Nga – Tàu – Iran. 
Không một ai ưa tham nhũng, nhưng không một ai dám đứng lên công khai chống tham nhũng. Còn những chính quyền mang đậm mùi kleptocratic, cũng chỉ ra vẻ chống tham nhũng. 
Liên bang Xô viết và Trung Quốc từng tuyên xưng vai trò lãnh đạo của họ là sứ mạng ý thức hệ cộng sản. Nhưng những môn đệ của họ không thể ngồi đó mà cạp lấy miếng ý thức hệ hão huyền và đói nghèo. Họ phải ăn cắp, và ăn cắp trên bình diện rộng lớn khủng khiếp.
Trong thời kỳ cộng sản chính thống, người Nga và người Tàu luôn bị đòi hỏi phải hy sinh, phải kiềm chế, phải chịu đựng, phải nhẫn nại, phải biết chờ đợi vì một tương lai sáng ngời đang chờ đợi phía trước. Ở Iran cũng đang làm như vậy. 
Giờ đây, những nhà lãnh đạo Nga – Tàu không thể đòi hỏi môn đệ phải hy sinh, phải khiên nhẫn, phải chờ đợi. Nên họ đã biến những kẻ chỉ biết vâng lời thành những kẻ chỉ biết vơ vét, ăn không trừ một thứ gì. Đây mới là mục đích thực của họ. 
Chủ nghĩa cộng sản cáo chung trên nhiều quốc gia nhưng cũng không mang lại sự tự do hơn, giàu có hơn, hay hòa bình hơn. Nhưng nếu kết liễu chính quyền kleptocracy đang vận hành ở Nga – Tàu – Iran sẽ mang lại những kết quả khả quan. 
Sự cáo chung của bộ ba này sẽ loại bỏ những cuộc đàn áp chính trị, loại bỏ rào cản kìm hãm sự phát triển xã hội, giải phóng nguồn lực để phát triển kinh tế, và quan trọng hơn cả là loại bỏ nguyên nhân căng thẳng toàn cầu. 
Sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản là bài học đáng ghi nhớ về tương lai của nạn tham nhũng khủng. Chẳng có một quốc gia khác nào tham gia khéo đổ Liên Xô. Đó là công việc của người Nga và những người dân thuộc khối đê quôc Liên Xô cũ. Giờ đây chỉ chính người Nga, người Tàu mới đủ sức mạnh lật đổ được thể chế lớn tầm châu lục và có vũ khí hạt nhân.
Khá dễ để lật đổ chính quyền Hồi giáo Iran bằng quân sự trong khi chưa có vũ khí nguyên tử. Thế nhưng, thế giới rất ngần ngại. Hơn nữa, nếu kết liễu bộ ba chính quyền độc tài Nga – Tàu – Iran đã chắc gì bảo đảm có một thể chế tốt đẹp, ổn định, và dân chủ. Cộng sản Nga sụp đổ đã dâng hiến tất cả thành tựu cho riêng Putin. Dân chủ vẫn vô cùng mờ mịt với người Nga. 
Thế giới chỉ góp phần làm suy yếu chính quyền độc tài, tham nhũng đang nắm giữ quyền hành ở Nga – Tàu – Iran và tăng cường ổn định của thế giới. Cuộc Chiến tranh Lạnh chống chủ nghĩa cộng sản từng trải qua hai giai đoạn quan trọng. 
Hiệp ước Helsinki 1975, được ký kết giữa Liên Xô cùng đồng minh cộng sản và phương Tây. Hai phe cùng tôn trọng nhân quyền và quyền tự do căn bản. 
Các chính quyền cộng sản có thói quen. Ký thì cứ ký, nhưng chẳng khi nào họ có ý định tôn trọng những điều khoản trong Hiệp ước mà họ đã hứa. Nhưng rồi, Hiệp ước đã đóng vai trò quan trọng để người dân đứng lên đòi quyền con người một cách ôn hòa ở Trung và Đông Âu vào năm 1989. 
Tương tự như vậy, nhân loại đang chú ý tới vấn đề tham nhũng khủng xảy ra tại Nga – Tàu – Iran. Người Nga, người Tàu, và người Iran là nạn nhân chính. Những người dân ở ba quốc gia này không cảm thấy họ bị bỏ rơi. Họ phải chiến đấu với chính quyền độc tài, tham nhũng, để đưa đất nước hội nhập. 
Việc thiết lập một Tòa án Quốc tế Chống Tham nhũng bởi thẩm phán người Mỹ Mark L. Wolf có thể là ngọn đèn soi rọi vào nới tăm tối của những chính quyền kleptocracies. 
Trong suốt chiều dài của Chiến tranh Lạnh, phương Tây không hề có ý định lật đổ Liên Xô bằng quân sự. Phương Tây chỉ có thể làm được là giảm bớt cường độ lớn mạnh của cộng sản như giới hạn, hoặc không trao đổi kỹ thuật quân sự nhậy cảm. Giờ đây, phương Tây cũng nên làm như vậy để khuyến khich dân chủ trên quốc gia độc tài theo kiểu kleptocracies.
Những người đồng chí của chính quyền độc tài tham nhũng Nga – Tàu đang cố vơ vét tới những đồng xu cuối cùng rồi chuồn qua phương Tây mua bất động sản lớn. 
Luật pháp nghiêm minh bắt buộc phải khai báo nguồn tài chính để chống rửa tiền đã được áp dụng ở phương Tây. Tổ chức Chống Độc tài Tham nhũng (Kleptocracy Initiative)có văn phòng tại Washington D.C. có thể là một giải pháp chống tham nhũng. Nhưng Tòa Chống Tham nhũng Quốc tế và bộ luật nghiêm minh ở phương Tây cũng không thể kéo đổ chính quyền độc tài tham nhũng của Nga – Tàu – Iran được. 
Vẫn biết, tham nhũng lớn và nhỏ chẳng bao giờ có thể tiêu diệt được ngay cả xã hội khá trung thực phương Tây. Động lực giành lấy nguồn lợi lộc mãnh liệt hơn nhiều so với lòng trung thực. Nạn lạm quyền hiện hữu khắp mọi nơi. Nhưng định chế quốc tế vẫn có thể làm suy yếu những chính quyền độc tài tham nhũng, hay buộc họ phải thu nhỏ quy mô và thế giới bớt đi phần nào nguy hiểm.
Michael Mandelbaun là giáo sư giảng dạy khoa Chính sách Ngoại giao Mỹ, Đại học Johns Hopkins. Ông là thành viên trong Bộ Biên tập của tạp chí The American Interest, và cũng là tác giả của cuốn The Rise and Fall of Peace on Earth; Oxford University Press. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét