Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2019

7317 - Trung Quốc dự định xây dựng một thành phố đảo ’ở Biển Đông

Khánh Anh (dịch)


Trung Quốc dự định xây một thành phố đảo ở Biển Đông 


Trong một động thái chắc chắn sẽ làm dấy lên căng thẳng mới ở Biển Đông, Trung Quốc trong tháng này đã công bố kế hoạch xây dựng “một thành phố đảo” để giám sát việc quản lý đất đai ở các đảo mà họ tuyên bố chủ quyền trong khu vực hàng hải đang tranh cãi, bao gồm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và Bãi ngầm Macclesfield. 

Kế hoạch kêu gọi chuyển đổi Đảo Phú Lâm và hai đảo nhỏ là Đảo Cây và đảo Duy mộng thành một “căn cứ dịch vụ chiến lược quan trọng quốc gia và cơ sở hậu cần”, Zhang Jun, Bí thư Đảng uỷ của đơn vị hành chính Tam Sa ở quần đảo Hoàng Sa, cho biết vào ngày 15 tháng 3.

Vẫn chưa rõ liệu “thành phố đảo” này có bao gồm các cơ sở quân sự công khai hay không. “Chúng tôi cần lên kế hoạch cẩn thận cho sự phát triển chung của các đảo và rạn san hô dựa trên các chức năng khác nhau của chúng, cũng như các mối quan hệ bổ sung của chúng”, ông Zhang nói.

Việc xây dựng của Trung Quốc trên tuyến đường hàng hải quốc tế đang tranh cãi không phải là mới, với việc cải tạo đất đai và xây dựng đảo quy mô lớn gần đây. Nhưng các nhà phân tích nói rằng kế hoạch thành phố đảo đánh dấu một giai đoạn mở rộng mới của các vùng xa.

Các nhà phân tích an ninh tin rằng kế hoạch này là một bước tiếp theo trong kế hoạch phát triển nhiều giai đoạn của Bắc Kinh nhằm tuyên bố một khu vực Biển Đông đặc biệt, kể cả Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ), sẽ biến vùng biển này thành biển nội địa của Trung Quốc.

Kế hoạch của thành phố đảo cũng liên quan đến các hoạt động cải tạo khổng lồ của Trung Quốc trong khu vực hàng hải, bắt đầu thật sự vào cuối năm 2013 và từ đó đã biến nhiều bãi ngầm và đảo san hô khác nhau thành các đảo hoàn chỉnh bằng kỹ thuật bồi đắp đảo nhân tạo.

Bắc Kinh đã biến Đảo Chữ Thập, Bãi, Đá Vành Khăn và Đá Subi ở Trường Sa thành những hòn đảo hoàn chỉnh, trong đó có một số cơ sở quân sự và dân sự hiện diện.

Tháng 4 năm ngoái, Chủ tịch Tập Cận Bình đã có chuyến thăm cấp cao tới tỉnh Hải Nam, nơi hiện đang giám sát thành phố Tam Sa, trung tâm hành chính Trung Quốc ở Biển Đông.

Ở đó, ông Tập kêu gọi quan chức và các nhà khoa học hàng đầu Trung Quốc làm bất cứ điều gì cần thiết để bảo đảm lợi ích của đất nước cũng như chủ quyền ở Biển Đông. Tập Cận Bình cũng đích thân giám sát các cuộc tập trận hải quân lớn nhất từ trước đến nay của Biển Đông hồi tháng Tư vừa qua.

“Không có con đường nào ở trên biển, chúng ta không cần phải đuổi theo các quốc gia khác, chúng ta là con đường,” Tập Cận Bình tuyên bố về các hoạt động cải tạo và quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc.

Chủ tịch huyện Tam Sa, ông Zhang không cung cấp thêm thông tin chi tiết về thông báo kế hoạch thành phố đảo, nhưng nhấn mạnh rằng đơn vị hành chính của ông phải thực hiện các bước tích cực và sáng kiến để họ có thể nộp một báo cáo hài lòng cho Tập Cận Bình. 

Quan chức Trung Quốc gần đây đã được đưa vào một chiến tranh. Trong một bài phát biểu nảy lửa hồi tháng 1, Tập Cận Bình đã kêu gọi Quân đội Giải phóng Nhân dân chuẩn bị cho mọi tình huống có thể xảy ra khi đất nước này sẵn sàng đạt đến một khoảnh khắc sự thật chiến lược khi tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

“Tất cả các đơn vị quân đội phải hiểu chính xác xu hướng phát triển và an ninh quốc gia chính, và củng cố ý thức về khó khăn, khủng hoảng và trận chiến bất ngờ,” Tập Cận Bình tuyên bố. “Chuẩn bị cho chiến tranh và chiến đấu phải được tăng cường để đảm bảo phản ứng hiệu quả trong trường hợp khẩn cấp.”

Trung Quốc triển khai gần đây các hệ thống vũ khí tiên tiến cho các đảo cụ thể đã làm dấy lên mối lo ngại về tự do hàng hải và hàng không - cũng như khả năng xảy ra xung đột quyền lực lớn với Mỹ.

Một số nhà phân tích cho rằng kế hoạch “thành phố đảo” chắc chắn sẽ phục vụ mục đích quân sự khi có xung đột. Vẫn chưa rõ thành phố đảo sẽ làm nghiêng cán cân chiến lược trong khu vực ra sao, nếu có.

Thái độ cứng rắn của Trung Quốc nhằm đối đầu với các động thái ngoại giao và quân sự của Mỹ cùng các đồng minh chủ chốt, bao gồm Nhật Bản, Úc và Pháp. Gần đây Mỹ và các đồng minh thân cận đã tiến hành các hoạt động tự do hàng hải và hàng không để thách thức yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh tại hầu hết Biển Đông.

Đầu tháng này, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã công khai chỉ trích việc “xây dựng đảo bất hợp pháp của Trung Quốc trên các tuyến đường hảng hải quốc tế”, trong khi cáo buộc Bắc Kinh sử dụng “phương tiện cưỡng chế” để ngăn chặn sự khai thác năng lượng ở Biển Đông.

Lời tuyên bố hùng hồn đó của Mỹ đã được lực lượng quân sự hỗ trợ. Đầu tháng này, Washington đã điều hai máy bay ném bom B-52 bay qua các đảo do Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Trong khi đó Hải quân Hoa Kỳ đã tăng cường tự do hoạt động hàng hải (FONOPs) gần Hoàng Sa, nơi được đề xuất xây thành phố đảo mới. Việt Nam cũng như Đài Loàn đều tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét