Thứ Tư, 28 tháng 8, 2019

13454 - Nhân quyền Việt Nam và Đại hội Giới trẻ Thế giới Vì Nhân quyền Lần 2


Đại há»™i Giá»›i trẻ Thế giá»›i Vì Nhân quyền lần thứ 2 sẽ khai mạc vào ngày 12/04/20 tại Nhật Bản.Đại hội Giới trẻ Thế giới Vì Nhân quyền lần thứ 2 sẽ khai mạc vào ngày 12/04/20 tại Nhật Bản.

Đại hội lần 2

Thông cáo báo chí của Đại hội Giới trẻ Thế giới Vì Nhân quyền lần thứ 2 cho biết chủ đề của Đại hội có tên “Dấn thân trên Con đường Dân chủ” và sẽ khai mạc vào ngày 12 tháng 4 năm 2020 tại Catholic Osaka Umeda Church, ở Nhật Bản. Đại diện của Ban tổ chức đại hội này, Luật sư Trần Kiều Ngọc, từ Australia, nhắc lại với RFA về Đại hội Giới trẻ Thế giới Vì Nhân quyền lần thứ 1 được tổ chức ở Úc năm 2017:
“Năm 2017 chúng em có tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới với chủ đề “Việt Nam Con Đường Nhân Bản”. Niềm mơ ước của chúng em là làm sao cho đất nước của chúng ta, tất cả mọi người đều có thể sống và đối xử với nhau tử tế, lấy cái gốc con người làm trụ cột nhân bản. Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm 2017 có trên 200 người tham dự, thì trên dưới khoảng chừng 50 bạn trong nước đến tham dự đại hội đó với chúng em. Bắt đầu qua những cuộc gặp gỡ như vậy thì chúng em trao đổi và hy vọng là qua những sinh hoạt như vậy chúng em dễ dàng nối kết và làm việc với nhau.”
Luật sư Trần Kiều Ngọc cho biết thêm Ban tổ chức trong Đại hội lần thứ 2 ưu tiên cho những người từ 18 đến 50 tuổi ghi danh tham dự và Ban tổ chức kỳ vọng số lượng người Việt từ trong nước có thể tham dự Đại hội lần thứ 2 sẽ tăng lên gấp đôi.
Luật sư Trần Kiều Ngọc còn nhấn mạnh Đại hội lần thứ 2 được tổ chức với sự có mặt của diễn giả là các thủ lĩnh trẻ của Phong trào dân chủ tại Hong Kong hiện nay như Joshua Wong và Issac Cheng. Họ sẽ cùng thảo luận để tìm ra những chương trình hành động nhằm đẩy mạnh tự do, dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam cũng như tại các quốc gia vùng Đông Nam Á.

Tình hình nhân quyền Việt Nam

Từ trong nước, nhà hoạt động nhân quyền Phạm Đoan Trang chia sẻ, qua ghi nhận của cô thì những diễn biến của phong trào dân chủ ở Hong Kong được không ít người Việt Nam theo dõi, tuy nhiên cô cho rằng những người trẻ trong nước (tầm dưới 25 tuổi) không ấn tượng nhiều với phong trào này.
Nữ nhà báo Phạm Đoan Trang nói với RFA rằng tình hình dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam bị lắng đọng trong thời gian qua cho nên sự lan tỏa trong cộng đồng dân chúng phần nào bị giới hạn:
“Tôi nghĩ rằng phong trào nhân quyền-dân chủ tại Việt Nam đang chựng lại. Thứ nhất vì bị đàn áp quá khốc liệt. Thật sự những năm qua thì mức độ đàn áp tăng lên rất nhiều. Đặc biệt từ Đại hội Đảng đầu năm 2016, khi ông Nguyễn Phú Trọng lên nắm quyền Tổng Bí thư lãnh đạo Đảng thì mức độ đàn áp tăng lên rất nhiều. Các địa phương đua nhau bắt người. Đàn áp quá khốc liệt. Đấy là nguyên nhân lớn khiến phong trào chựng lại. Còn một nguyên nhân nhỏ hơn cũng khiến phong trào chựng lại là các hình thức hoạt động cũ dần dần hết hiệu quả. Nó chỉ hoạt động đến mức độ đó thì bị chựng lại và chúng ta phải tìm ra những hình thức hoạt động khác, những phương hướng mới với sự sáng tạo hơn.”
Đài Á Châu Tự Do ghi nhận hình thức hoạt động mới được giới đấu tranh dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam áp dụng qua các phương tiện mạng xã hội như chia sẻ live stream những vấn đề xoay quanh kiến thức thế nào là dân quyền và nhân quyền hay những thông tin liên quan luật pháp để nhiều người hiểu rõ hơn về quyền lợi của họ trong đời sống xã hội, hay những chương trình tặng sách không qua kiểm duyệt nhằm phổ biến thêm kiến thức đến rộng rãi trong dân chúng như các quyển sách “Chính trị bình dân”, “Cẩm nang nuôi tù”, “Phản kháng phi bạo lực” của tác giả là nhà hoạt động nhân quyền Phạm Đoan Trang…Một hình thức khác có thể kể đến là ngày càng có những cá nhân hay các tổ chức xã hội dân sự thực hiện những bộ ảnh hay những phim ngắn về những vấn đề trong xã hội Việt Nam đương đại mà cộng đồng rất quan tâm như bảo vệ cây xanh hoặc tình trạng dân oan vì mất nhà cửa, ruộng vườn, đất đai như ở Dương Nội, Thủ Thiêm…
Nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền Đinh Quang Tuyến, từ Sài Gòn lên tiếng với RFA rằng tuy phong trào dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam bị chựng lại nhưng tinh thần của giới đấu tranh vẫn mạnh mẽ và không lùi bước. Là một người thường xuyên thực hiện các cuộc live stream để phổ biến về nhân quyền, dân chủ tại quê nhà Việt Nam, ông Đinh Quang Tuyến ghi nhận hình thức như thế càng được nhiều người đón nhận và quan tâm tìm hiểu. Nhà hoạt động Đinh Quang Tuyến tự nhận rằng ông cảm thấy lạc quan khi có những người lạ, đặc biệt là các bạn trẻ tương tác cũng như liên lạc với ông để tìm kiếm sự đồng thuận hay phản biện những vấn đề mà ông đưa ra trong các cuộc live stream của mình. Ông Đinh Quang Tuyến nhấn mạnh điều đó tạo ra cơ hội kết nối ban đầu để ngày càng nhiều người trẻ lên tiếng cho phong trào dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam.
Một nghê sĩ thế hệ 8X, từ Hà Nội chia sẻ với chúng tôi rằng qua phong trào Dù Vàng tại Hong Kong hồi năm 2014, anh mới nhận biết được thế nào là “nhân quyền”. Người nghệ sĩ không muốn nêu tên bộc bạch rằng anh chỉ sống trong thế giới nghệ thuật của riêng mình mà không để ý nhiều đến xã hội xung quanh cho đến khi nhận ra được lương tâm mình không thể thờ ơ với những bất công và anh cảm thấy phải có trách nhiệm để chuyển tải các câu chuyện của đồng bào cho những thế hệ tiếp nối dưới lăng kính phim ảnh, với mong muốn tình hình của Việt Nam được nhiều người chia sẻ hơn để có thể cùng thay đổi và xây dựng tương lai nhân văn hơn.
Trả lời câu hỏi của RFA rằng nếu như có cơ hội tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới Vì Nhân quyền lần thứ 2, tại Nhật Bản trong tháng 4 năm 2020, người nghê sĩ ẩn danh này bày tỏ rằng anh sẽ chia sẻ bằng phim ảnh về một đất nước “Việt Nam kỳ lạ”-nơi mà hơn 90 triệu người đang sinh sống, trong đó có anh:
“Tôi nghĩ tôi có thể chia sẻ cho các bạn biết về Việt Nam khi một đất nước có 80 năm mà dân chúng đang sống trong một thế giới mịt mù, không biết gì về nhân quyền cả. Vì không biết về nhân quyền nên người ta cũng không đặt câu hỏi ‘thế nào là nhân quyền?’. Thành ra, tôi có thể chia sẻ bằng một cách khác để cho thấy đây là một xã hội kỳ lạ bằng phim ảnh: nhà hoạt động rất kỳ lạ, lãnh đạo cũng kỳ lạ và người dân cũng rất kỳ lạ. Bởi vì họ không có nhân quyền nên cách đối xử với nhau rất khác biệt và ai cũng là nạn nhân của cái chế độ này…Đến cả công an cũng là nạn nhân; họ là nạn nhân của sự nhồi sọ. Công an Việt Nam không bao giờ nhìn thấy được cái đẹp của xã hội này. Họ không bao giờ nhìn thấy người dân đẹp, mà lúc nào họ cũng nhìn thấy sự mưu toan, lúc nào cũng nhìn thấy người dân như tội đồ, như kẻ thù thì đấy là quả báo của họ. Và, lãnh đạo cũng vậy, họ không bao giờ nhìn thấy được người dân mà họ chỉ chạy đua trong quyền lực mà không biết một thế giới khác có nhân văn như thế nào, bảo vệ quyền của nhau như thế nào. Chắc chắn tôi sẽ chia sẻ những điều như thế.”
Trong khi đó, nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền Đinh Quang Tuyến thì cho rằng giới đấu tranh dân chủ, nhân quyền trong nước sẽ rất háo hức theo dõi sự kiện của Đại hội Giới trẻ Thế giới Vì Nhân quyền lần thứ 2:
“Đại hội Giới trẻ Vì Nhân quyền rất có ý nghĩa. Mặc nhiên rõ ràng rằng tự mình phải tự tin, nhưng nếu có cơ hội tham khảo những nhà hoạt động trong khu vực hay trên thế giới đã trải nghiệm thì tốt hơn. Chúng ta có thể tận dụng những kinh nghiệm của những người đi trước. Dĩ nhiên, anh em sẽ rất háo hức muốn lắng nghe tình hình Hong Kong, cách phản ứng và những thành quả, thất bại trong mọi hoạt động ở Hong Kong để rồi xem coi cái nào là phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam. Và đặc biệt hoạt động ở Hong Kong bắt đầu khơi nguồn từ giới trẻ và bây giờ tất cả các giới đã tham gia, kể cả công chức, nhà giáo lẫn người già. Thế thì rõ ràng nó gợi ý cho giới trẻ Việt Nam thấy rằng chính những người trẻ tuổi dẫn dắt đất nước và những người lớn tuổi đi theo và cuối cùng ai được ủy thác nắm quyền không quan trọng mà mục đích là tự do, dân chủ và minh bạch.”
Còn nhà hoạt động nhân quyền Phạm Đoan Trang, một nhà hoạt động dân chủ được Tổ chức People In Need của Cộng hòa Czech trao giải thưởng nhân quyền Homo Homini năm 2017, nói với RFA rằng nếu như được chia sẻ tại Đại hội Giới trẻ Thế giới Vì Nhân quyền lần thứ 2 thì cô sẽ kêu gọi người Việt hải ngoại nói chung và thanh niên, bạn trẻ ở hải ngoại nói riêng hướng về Việt Nam nhiều hơn nữa, giúp đỡ người trong nước nhiều hơn nữa bằng những hoạt động mà người Việt Nam trong nước không thể làm như vận động quốc tế, để cho thế giới biết về tình hình Việt Nam, để cho họ có những chính sách buộc Chính phủ Việt Nam và Nhà nước Việt Nam phải thay đổi. Nhà hoạt động nhân quyền Đoan Trang hy vọng qua đó có thể gây sức ép lên Chính phủ và Nhà nước Việt Nam cho bầu cử tự do chẳng hạn, đồng thời kêu gọi sự giúp đỡ hỗ trợ về tài chính vì đó là vấn đề sống còn của mọi cuộc đấu tranh, mà Đảng Cộng sản và Công an Việt Nam luôn “đánh” vào kinh tế của những người đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ tại Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét