Chủ
tịch nước Trần Đại Quang hôm 28/8 tái xuất hiện trên truyền thông sau
hơn một tháng vắng mặt bất thường. Báo Tuổi trẻ đưa tin sáng ngày 28/8,
ông Quang tiếp Đại sứ Cuba tại
Việt Nam Herminio López Díaz nhân kết thúc nhiệm kỳ tại Hà Nội, kèm theo
hình ảnh hai người bắt tay rồi ngồi trò chuyện.
Blogger Đinh Quang Tuyến từ thành phố Hồ Chí Minh nhận định về sự xuất hiện của ông Quang:
“Việc ông Trần Đại Quang xuất hiện trở lại trên màn hình không còn quan trọng nữa, dù là thật hay giả.”
Tuy nhiên, đối với Truyền thông Việt Nam, ông Quang xuất hiện là tin hàng đầu trong ngày.
Nhiều lời bình luận trên báo Tuổi trẻ viết rằng “mong Chủ tịch nước luôn mạnh khỏe,” dù truyền thông nhà nước không chính thức đề cập tình hình sức khỏe của ông Quang hay giải thích vì sao ông không xuất hiện trước truyền thông hơn một tháng qua.
Trong thời gian qua, trên mạng xã hội tại Việt Nam, xuất hiện tin đồn rằng ông Trần Đại Quang “bị bệnh và phải sang Nhật chữa trị”.
Hôm 25/8, báo Nikkei Asian Review có bài nói rằng việc vắng mặt bất thường của ông Quang làm dấy lên những nghi ngờ trong chính trường Việt Nam.
Bài báo Nhật viết “ông Quang không xuất hiện trước công chúng gần một tháng qua, và nhà cầm quyền chưa hề đưa ra bất cứ lời giải thích nào, tạo ra nhiều đồn đoán có tranh giành quyền lực, cùng với chuyện ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, có thể nghỉ hưu vào năm tới.”
Hôm 28/8, bàn về tin ông Quang xuất hiện, Blogger Trương Huy San viết trên Facebook: “Sau 1 tháng 3 ngày, người Nhật biết nhiều hơn chúng ta.” Trước đó, blogger này đưa tin: “Đại tướng Trần Đại Quang đi chữa bệnh từ tối 25/7/2017.”
Đây cũng là ngày khi ông Quang tiếp Thư ký Hội Đồng An ninh của Nga, Nikolai Patrushev, và đây là lần cuối cùng Chủ tịch Việt Nam xuất hiện trên truyền thông nhà nước trước khi vắng mặt.
Nhận xét về sắc diện của người đứng đầu nhà nước trên ống kính truyền thông hôm 28/8, Facebooker Nguyễn Hải bình luận: “hốc hác”, còn Facebooker Triều Nguyễn viết: “trông già và ốm nhiều.”
So sánh với những bức ảnh của ông Quang vào tháng trước, Facebooker Bac Pham viết: “nhìn khác quá.”
Báo chí trong nước hôm 20/8 đăng tải một bài được cho là do Chủ tịch Trần Đại Quang viết về tình hình an ninh mạng ở Việt Nam, trong bối cảnh có nhiều đồn đoán về sức khỏe của ông. Tuy nhiên, các blogger nói rằng bài viết này được soạn lại từ một bài viết đã xuất hiện vào năm 2013.
Vấn đề sức khỏe của các ủy viên Bộ Chính trị và ủy viên Trung Ương Ðảng được chính quyền Việt Nam cho là “bí mật.”
Blogger Đinh Quang Tuyến nói rằng ông quan tâm đến vấn đề đặc xá, thường liên quan tới quyết định của chủ tịch nước.
“Tôi không tâm đến việc ông Quang xuất hiện trên truyền thông. Tôi chỉ quan tâm đến việc đặc xá – hằng năm người đứng đầu một quốc gia công bố lệnh ân xá cho các phạm nhân, thể hiện chính sách khoan hồng nhân đạo – nhưng lần này không có đặc xá và dịp 2/9. Dù ông có xuất hiện và tiếp ai đi chăng nữa, nhưng việc làm nhân bản này mà không thực hiện thì ông Trần Đại Quang không còn quan trọng nữa.”
Tuần trước Luật sư Đặng Đình Mạnh ở thành phố Hồ Chí Minh nói với VOA rằng việc không xét đặc xá dịp lễ 2/9 này là “một thiếu sót lớn” và không thể vì chủ tịch nước vắng mặt mà gây cản trở hay đình trệ quốc sự.
Hôm 24/8, truyền thông Việt Nam trích lời trung tướng Nguyễn Ngọc Bằng, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp thuộc Bộ Công an, nói rằng dịp Quốc khánh năm nay Nhà nước sẽ không tiến hành đặc xá mà chờ “đề án tha tù trước thời hạn có điều kiện” sẽ được áp dụng vào đầu năm sau.
Giới bình luận cho rằng người đứng đầu nhà nước xuất hiện, trở lại làm việc, nhưng không thực hiện quyền hiến định, thể hiện chính sách nhân bản của chính quyền, là một mất mát lớn cho xã hội.
Blogger Đinh Quang Tuyến từ thành phố Hồ Chí Minh nhận định về sự xuất hiện của ông Quang:
“Việc ông Trần Đại Quang xuất hiện trở lại trên màn hình không còn quan trọng nữa, dù là thật hay giả.”
Tuy nhiên, đối với Truyền thông Việt Nam, ông Quang xuất hiện là tin hàng đầu trong ngày.
Nhiều lời bình luận trên báo Tuổi trẻ viết rằng “mong Chủ tịch nước luôn mạnh khỏe,” dù truyền thông nhà nước không chính thức đề cập tình hình sức khỏe của ông Quang hay giải thích vì sao ông không xuất hiện trước truyền thông hơn một tháng qua.
Trong thời gian qua, trên mạng xã hội tại Việt Nam, xuất hiện tin đồn rằng ông Trần Đại Quang “bị bệnh và phải sang Nhật chữa trị”.
Hôm 25/8, báo Nikkei Asian Review có bài nói rằng việc vắng mặt bất thường của ông Quang làm dấy lên những nghi ngờ trong chính trường Việt Nam.
Bài báo Nhật viết “ông Quang không xuất hiện trước công chúng gần một tháng qua, và nhà cầm quyền chưa hề đưa ra bất cứ lời giải thích nào, tạo ra nhiều đồn đoán có tranh giành quyền lực, cùng với chuyện ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, có thể nghỉ hưu vào năm tới.”
Hôm 28/8, bàn về tin ông Quang xuất hiện, Blogger Trương Huy San viết trên Facebook: “Sau 1 tháng 3 ngày, người Nhật biết nhiều hơn chúng ta.” Trước đó, blogger này đưa tin: “Đại tướng Trần Đại Quang đi chữa bệnh từ tối 25/7/2017.”
Đây cũng là ngày khi ông Quang tiếp Thư ký Hội Đồng An ninh của Nga, Nikolai Patrushev, và đây là lần cuối cùng Chủ tịch Việt Nam xuất hiện trên truyền thông nhà nước trước khi vắng mặt.
Nhận xét về sắc diện của người đứng đầu nhà nước trên ống kính truyền thông hôm 28/8, Facebooker Nguyễn Hải bình luận: “hốc hác”, còn Facebooker Triều Nguyễn viết: “trông già và ốm nhiều.”
So sánh với những bức ảnh của ông Quang vào tháng trước, Facebooker Bac Pham viết: “nhìn khác quá.”
Báo chí trong nước hôm 20/8 đăng tải một bài được cho là do Chủ tịch Trần Đại Quang viết về tình hình an ninh mạng ở Việt Nam, trong bối cảnh có nhiều đồn đoán về sức khỏe của ông. Tuy nhiên, các blogger nói rằng bài viết này được soạn lại từ một bài viết đã xuất hiện vào năm 2013.
Vấn đề sức khỏe của các ủy viên Bộ Chính trị và ủy viên Trung Ương Ðảng được chính quyền Việt Nam cho là “bí mật.”
Blogger Đinh Quang Tuyến nói rằng ông quan tâm đến vấn đề đặc xá, thường liên quan tới quyết định của chủ tịch nước.
“Tôi không tâm đến việc ông Quang xuất hiện trên truyền thông. Tôi chỉ quan tâm đến việc đặc xá – hằng năm người đứng đầu một quốc gia công bố lệnh ân xá cho các phạm nhân, thể hiện chính sách khoan hồng nhân đạo – nhưng lần này không có đặc xá và dịp 2/9. Dù ông có xuất hiện và tiếp ai đi chăng nữa, nhưng việc làm nhân bản này mà không thực hiện thì ông Trần Đại Quang không còn quan trọng nữa.”
Tuần trước Luật sư Đặng Đình Mạnh ở thành phố Hồ Chí Minh nói với VOA rằng việc không xét đặc xá dịp lễ 2/9 này là “một thiếu sót lớn” và không thể vì chủ tịch nước vắng mặt mà gây cản trở hay đình trệ quốc sự.
Hôm 24/8, truyền thông Việt Nam trích lời trung tướng Nguyễn Ngọc Bằng, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp thuộc Bộ Công an, nói rằng dịp Quốc khánh năm nay Nhà nước sẽ không tiến hành đặc xá mà chờ “đề án tha tù trước thời hạn có điều kiện” sẽ được áp dụng vào đầu năm sau.
Giới bình luận cho rằng người đứng đầu nhà nước xuất hiện, trở lại làm việc, nhưng không thực hiện quyền hiến định, thể hiện chính sách nhân bản của chính quyền, là một mất mát lớn cho xã hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét