Người Rohingya vượt rào biên giới tìm đường chạy nạn sang Bangladesh ngày 27/08/2017.REUTERS/Mohammad Ponir Hossain
Do
chiến sự nổ ra giữa quân nổi dậy với quân đội Miến Điện, hàng ngàn
người Hồi Giáo Rohingya đang chạy về phía biên giới Bangladesh để lánh
nạn. Như vậy là một lần nữa, thường dân của cộng đồng thiểu số này lại
bị kẹt giữa hai làn đạn.
Hiện
có khoảng 1,1 triệu người Rohingya sinh sống tại bang Rakhine và đây
vẫn được xem là một trong những cộng đồng thiểu số bị truy bức nặng nề
nhất thế giới, nhất là vì họ là những người vô tổ quốc, không được xem
là công dân Miến Điện, mà chỉ là người Bengali nhập cư trái phép. Nhưng
Bangaldesh thì cũng xem người Rohingya là những người nhập cư trái phép
và thường không cho họ sang tị nạn.
Không những thế,
thường dân Rohingya còn thường xuyên là mục tiêu trả đũa của quân đội
Miến Điện. Tháng 10 năm ngoái, sau cuộc tấn công vào các đồn cảnh sát,
mà quân nổi dậy Rohingya bị nghi là thủ phạm, quân đội Miến Điện đã mở
các « chiến dịch chống khủng bố » tại bang Rakhine. Binh lính
Miến Điện lúc đó bị tố cáo đã gây ra nhiều vụ truy bức sắc tộc, giết
người, hãm hiếp và tra tấn đối với thường dân Rohingya.
Lần
này cũng vậy, sau cuộc tấn công của quân nổi dậy Rohingya vào các đồn
cảnh sát thứ Sáu tuần trước, quân đội Miến Điện, cùng với các phần tử
Phật Giáo cực đoan đã bố ráp các ngôi làng Rohingya, đốt cháy nhiều nhà
của dân làng, theo lời tố cáo của các tổ chức phi chính phủ.
Trước
tình hình đó, hàng ngàn người của cộng đồng thiểu số này trong những
ngày qua đã vượt biên chạy sang láng nạn bên nước Bangladesh láng giềng.
Khoảng 3000 người đã sang được Bangladesh, nhưng từ hôm qua, lính biên
phòng Bangladesh đã đẩy trở lui hàng ngàn người tị nạn Rohingya khác,
mặc dù có tin là lính Miến Điện đã bắn vào thường dân vượt biên.
Liên
Hiệp Quốc và các tổ chức nhân đạo quốc tế đang nỗ lực cứu trợ cho những
người tị nạn Miến Điện, nhưng các tổ chức này đã buộc phải rút một số
nhân viên, sau khi chính phủ cho biết họ đang điều tra về sự dính líu
của các tổ chức nhân đạo vào cuộc tấn công của quân nổi dậy vào một ngôi
làng trong tháng tám.
Vào tuần trước, một ủy ban quốc
tế, đứng đầu là cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đã kêu gọi
chính quyền Miến Điện nên cho thiểu số Rohingya được hưởng thêm nhiều
quyền, nếu không thì có nguy cơ là ngày càng có nhiều người thuộc cộng
đồng này trở nên cực đoan. Ủy ban Annan được thành lập vào năm ngoái
chính là theo yêu cầu của bà Aung San Suu Kyi.
Báo cáo
của ủy ban này đề nghị chính quyền đóng cửa toàn bộ các trại tạm cư,
hiện đang có tổng cộng 120 000 người Rohingya tản cư, ở bang Rakhine và
cho họ một nơi ở đàng hoàng hơn.
Nhưng trong báo cáo, Ủy ban Kofi Annan đã tránh dùng chữ « Rohingya
», một từ vẫn là cấm kỵ ở Miến Điện. Điều này cho thấy là không dễ gì
giải quyết được vấn đề Rohingya và như vậy là thường dân của cộng đồng
thiểu số này sẽ còn tiếp tục kẹt giữa hai làn đạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét