... Truyền thống
của Việt Nam là khả năng đu dây giữa các thế lực, để tận dụng và lợi dụng các
thế lực cho các mục đích của mình. Tuy nhiên, nếu các thế lực chưa có sự đối
kháng về lợi ích, chưa hình thành liên minh để chuẩn bị đối đầu nhau thì thủ
thuật đu dây còn phát huy tác dụng. Nhưng hiện nay, xu thế hình thành liên minh
đang hiện hữu, Việt Nam dù không muốn cũng bắt buộc phải lựa chọn để đứng vào một
bên. Đây chính là bài toán đau đầu, hóc búa nhất đối với nhà cầm quyền cộng sản
Việt Nam trong quan hệ quốc tế.
Việc lựa chọn đồng minh lần này còn phức tạp ở
chỗ, với số nợ khổng lồ và nền kinh tế hoàn toàn suy kiệt, cần kết hợp lựa chọn
đồng minh cùng con đường thoát ra khỏi khủng hoảng và phát triển đất nước. Mọi
suy nghĩ và logic thông thường đều hướng tới một quan hệ đồng minh với Mỹ và
các quốc gia dân chủ. Tuy nhiên, trong thực tế, vấn đề phức tạp hơn rất nhiều
vì nội bộ nhà cầm quyền Việt Nam đang có mâu thuẫn và tranh chấp quyết liệt,
gay gắt giữa hai xu thế thân và không thân Trung Quốc. Nhưng thời gian không
còn nhiều cho sự lựa chọn. Việc kéo dài thời gian lựa chọn cũng như tiếp tục đu
dây có thể là một trong những lý do khiến cho nhà cầm quyền Việt Nam có thể phải
trả giá rất đắt, bằng chính sự tồn vong của chế độ này.
II/ Sự phản
kháng của người dân đã trở thành phong trào
Trong mấy năm
trở lại đây, chúng ta thấy cỏ rất nhiều điểm nóng người dân phản kháng lại nhà
cầm quyền ở các mức độ và cách thức khác nhau. Vụ việc lớn, bao trùm nhất, dẫn
tới sự phản kháng sâu rộng của cả nước chính là vụ công ty Formosa xả thải làm
biển chết bốn tỉnh miền trung Việt Nam. Do mức độ nghiêm trọng và ảnh hưởng khủng
khiếp của sự ô nhiễm môi trường đã thức tỉnh toàn dân quan tâm phản kháng. Vụ
việc này chưa kết thúc và cũng chưa biết bao giờ sẽ kết thúc nhưng người dân đều
đã nhận thức được bản chất của nhà cầm quyền, bất chấp nguyện vọng của người
dân, bất chấp môi trường sống để quyết định duy trì sự hoạt động của công ty
Formosa. Ngoài vụ Formosa ra, chúng ta thấy hàng ngày hàng giờ, sự phản kháng của
người dân ở khắp nơi, ở tất cả các lĩnh vực. Đó là người dân các chung cư phản
đối giá thu phí hoặc yêu cầu thực hiện đúng các dịch vụ mà chung cư đã cam kết.
Những người gửi tiền các ngân hàng giăng biểu ngữ đòi tiền ngân hàng ... và những
vụ việc lớn như vụ việc bà con xã Đồng Tâm huyện Mỹ Đức đấu tranh giữ đất đai bằng
cách bắt giữ cảnh sát và cán bộ tới đàn áp nhân dân. Gần đây nhất, những tài xế
đã phản đối việc đặt trạm thu phí và mức phí cao ở thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền
Giang bằng cách trả tiền phí bằng tiền lẻ, tạo ra sự ách tắc toàn tuyến đường
trên quốc lộ. Vụ việc này đã tạo ra sự chú ý của xã hội và bước đầu cuộc đấu
tranh của những tài xế đã có kết quả. Trạm thu phí đã phải giảm giá thu phí và
các trạm thu phí BOT trên cả nước cũng được rà soát và tính toán lại mức thu
phí. Tất cả những sự phản kháng của người dân đã trở thành phong trào và ngày
càng lan rộng bởi những lý do sau đây.
- Tất cả sự phản
kháng đều do sự bức bách tự thân của những người bị xâm hại quyền lợi. Đó là việc
người dân bị thiệt hại trực tiếp đến các quyền lợi của bản thân, họ lên tiếng
cho những vấn đề cơm áo gạo tiền của chính mình và người thân của họ. Việc phản
kháng như vậy có thể được thúc đẩy bởi hai yếu tố. Một là, nếu không phản
kháng, nếu không đấu tranh họ cũng không thể tiếp tục sống được nữa; hai là,
người dân nhận thức được các quyền lợi của mình là chính đáng, có cơ sở để đạt
kết quả khi tham gia đấu tranh.
- Với sự mở rộng
của hệ thống Internet và mạng xã hội, người dân tham khảo được thông tin và
kinh nghiệm từ những người, những cuộc đấu tranh khác. Đồng thời họ được sự ủng
hộ, cổ vũ và động viên của cộng đồng mạng xã hội facebook mà phong trào dân chủ
đang dẫn dắt, định hướng bằng sự thật và lương tâm. Việc trả phí bằng tiền lẻ
xuất hiện ban đầu không phải ở Cai lậy mà là ở cầu Bến Thủy, Nghệ An và Hà Tĩnh
trước đây.
- Việc đấu
tranh của người dân, với sự giúp sức của cộng đồng mạng xã hội ít nhiều đã đạt
kết quả nên ngày càng khuyến khích người dân mạnh dạn lên tiếng đòi quyền lợi của
mình. Một trong các lý do các cuộc đấu tranh của người dân có kết quả là mâu
thuẫn trong nội bộ của nhà cầm quyền,
các nhóm lợi ích tranh dành và dựa vào các sai phạm để triệt hạ lẫn nhau.
Trong những trường
hợp người dân đấu tranh không đạt kết quả, tức là nhà cầm quyền bất chấp lợi
ích của người dân, thì sự dồn nén của người dân càng tích tụ và không ai biết
được khi có sự cố xảy ra, thì sự bùng phát của người dân sẽ dẫn tới những hậu
quả gì.
III/ Mâu thuẫn
nội bộ giới cầm quyền đã lên tới đỉnh điểm
Có thể nói, việc
tồn tại các phe nhóm trong nội bộ đảng cộng sản đã có từ lâu, nhưng mâu thuẫn
chưa bao giờ lên tới mức đỉnh điểm như hiện nay. Có hai biểu hiện của mâu thuẫn
nội bộ đã lên tới tới đỉnh điểm. Thứ nhất, có hai nhân vật có khả năng thay thế
tổng bí thư đảng cộng sản giữa hoặc hết nhiệm kỳ thì một người bị bệnh đã thay
thế, một người không xuất hiện từ cuối tháng 7 tới nay. Điều này chứng tỏ việc
tranh giành quyền lực đã bước vào giai đoạn quyết liệt, một mất một còn. Thứ
hai, việc bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ở Đức về quy án, bề ngoài là chống tham
nhũng, bên trong là sử dụng để triệt hạ lẫn nhau đã làm xấu hình ảnh của Việt
Nam trên trường quốc tế, đồng thời làm ảnh hưởng trực tiếp tới bang giao giữa Việt Nam và Đức, cũng như châu Âu. Khả năng
Việt Nam bị cắt viện trợ từ Đức và hủy bỏ hiệp định thương mại Việt Nam - châu
Âu là hoàn toàn có thể xảy ra. Như vậy, để triệt hạ lẫn nhau, các phe cánh
trong nội bộ đảng cộng sản đã trực tiếp gây hại tới lợi ích của quốc gia, điều
này cũng chứng tỏ mâu thuẫn đã lên tới đỉnh điểm...
(còn nữa)
Hà Nội, ngày 26/8/2017
N.V.B
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét