Ảnh minh họa.REUTERS/Dado Ruvic
Cho
tới nay, mỗi khi xảy ra khủng hoảng lớn, các nhà đầu tư thường đổ vốn
vào những đơn vị tiền tệ có giá trị « bảo đảm » như đồng franc Thụy Sĩ
hay đồng đôla, hoặc mua vàng. Thế nhưng kể từ khi tổng thống Donald
Trump lên cầm quyền, với chính sách tiền tệ hiện nay của Mỹ, đồng đôla
đang mất dần giá trị, nhất là so với đồng euro.
Sau
vụ bắn tên lửa Bắc Triều Tiên ngang qua không phận Nhật Bản hôm qua,
khiến thế giới lo ngại về nguy cơ nổ ra xung đột lớn, đồng euro đã vượt
qua ngưỡng tỷ giá 1,20 đôla lần đầu tiên từ tháng 01/2015.
Như
ghi nhận của ông Brad Bechtel, đặc trách thị trường hối đoái của công
ty đầu tư Jeffreires, Mỹ, được hãng tin AFP trích dẫn hôm nay, cũng
giống như các trái phiếu của Mỹ, đôla thường được xem là một ngoại tệ có
giá trị bảo đảm, nhưng nay chẳng ai muốn giữ đôla.
Theo
giải thích của ông Bechtel, lý do là vì mọi người không tin tưởng vào
chính quyền Mỹ hiện nay, trong khi đó Cục Dự trữ Liên bang ( Ngân hàng
Trung ương Mỹ ) lại không tỏ vẻ gì là sẽ nhanh chóng tăng các lãi suất,
một biện pháp sẽ giúp đôla tăng giá trở lại.
Vào cuối
năm 2016, đồng đôla đã tăng giá mạnh nhờ ứng cử viên Donald Trump lúc đó
đã hứa hẹn nhiều cải cách kinh tế quan trọng. Nhưng kể từ khi lên cầm
quyền cho tới nay, ông đã không thể thực hiện được bất cứ cải tổ nào.
Trong
khi đó, đồng euro lại thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư. Nhờ chính
sách tiền tệ rất linh động của Ngân hàng Trung ương châu Âu, các lãi
suất tại khu vực đồng euro vẫn còn rất thấp, thậm chí ở mức âm.
Cho
nên, theo lời chuyên gia Greg Anderson, thuộc Ngân hàng Montréal BOM,
đồng tiền duy nhất của châu Âu nay trở nên hấp dẫn không thua gì đồng
yen Nhật Bản hay đồng franc Thụy Sĩ. Các nhà đầu tư vay bằng đồng euro
với chi phí rất thấp rồi dùng tiền đó vào những đầu tư có mức lợi nhuận
rất cao.
Tình hình chính trị của Liên Hiệp Châu Âu
cũng đã ổn định trở lại sau các cuộc bầu cử ở Pháp và Hà Lan năm 2017.
Theo nhận định của chuyên gia Anderson, « trong 5 năm trở lại đây, châu
Âu đã chứng tỏ khả năng giải quyết một cuộc khủng hoảng, trong khi tình
hình chính trị hiện nay ở Hoa Kỳ quá lộn xộn ».
Về
phần mình, bà Sireen Harajlin, thuộc ngân hàng Mizuho, Nhật Bản, cũng
ghi nhận là tăng trưởng của châu Âu trong những tháng qua rất vững chắc
và Ngân hàng Trung ương châu Âu chuẩn bị giảm bớt những biện pháp hỗ trợ
tiền tệ. Những yếu tố đó sẽ giúp làm tăng thêm giá trị của đồng euro.
Tuy
vậy, theo bà Harajlin, đôla dầu sao vẫn là ngoại tệ có giá trị vững
chắc lâu dài. Chỉ cần Ngân hàng Trung ương Mỹ bắn đi một tín hiệu tích
cực, hoặc tình hình việc làm ở Hoa Kỳ khả quan hơn hoặc lạm phát tăng
trở lại là đồng đôla khởi sắc ngay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét