Trung
Quốc đã tạo được ảnh hưởng lớn đối với Campuchia, đặc biệt là sau khi
Bắc Kinh đưa vào thực thi "Sáng kiến vành đai, con đường". Campuchia
được đánh giá là một trong những đồng minh thân cận của Trung Quốc tại
Đông Nam Á với mối quan hệ thân thiết giữa hai chính phủ.
Hầu
hết các nhà phân tích cho rằng sự phụ thuộc của Campuchia vào Trung
Quốc là điều không còn nghi ngờ. Nguyên nhân Campuchia chấp nhận nằm
trong quỹ đạo ảnh hưởng của Trung Quốc chủ yếu vì những lợi ích mà nước
này nhận được từ Bắc Kinh. Ngoài ra, việc Campuchia có biên giới giáp
với Thái Lan, Việt Nam, những nước có nền kinh tế phát triển hơn, đồng
thời cũng từng có những tranh chấp biên giới xảy ra trong quá khứ nên
cũng ảnh hưởng đến quyết định theo chân Bắc Kinh của Phnom Penh.
Theo
số liệu thống kê, Việt Nam, quốc gia nằm ở phía Đông Campuchia, có dân
số khoảng 95 triệu, tăng trưởng GDP quý 1 năm 2017 đạt 5.1%, thu nhập
bình quân đầu người đạt 2.200 USD. Thái Lan có 68 triệu dân, thu nhập
bình quân đầu người đạt 5.900 USD. Trong khi Campuchia có dân số 16
triệu người và thu nhập bình quân đầu người là 1.300 USD.
Để
đảm bảo khoảng cách giữa Campuchia và các quốc gia láng giềng không trở
nên quá lớn, gây ra bất lợi cho Campuchia khi xuất hiện các tranh chấp
chủ quyền tại biên giới, Thủ tướng Hun Sen và đảng CPP của ông đã có
những tính toán chính trị nhằm phát triển càng nhanh càng tốt. Giải pháp
của họ là chấp nhận theo quỹ đạo của Trung Quốc. Không giống như
Myanmar, Lào hoặc Việt Nam, Campuchia không có đường biên giới chung với
Trung Quốc, điều này tạo cho họ cảm giác yên tâm về các thách thức mà
Trung Quốc có thể gây ra cho họ.
Những
tính toán chính trị này được củng cố khi Trung Quốc đưa ra thực thi
"sáng kiến vành đai, con đường". Sự phát triển và tầm nhìn hợp tác đầy
tham vọng và rộng lớn của Trung Quốc giúp cho Hunsen và CPP có thể tận
hưởng sự hỗ trợ của Bắc Kinh trong khi vẫn giữ được hòa bình với các
quốc gia láng giềng. Sự
phụ thuộc ngày càng chặt chẽ của Campuchia vào Trung Quốc xuất phát từ
nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước hết, Trung Quốc và Campuchia không
phải là những đồng minh tự nhiên. Trung Quốc đã từng giúp đỡ chế độ diệt
chủng Khơme đỏ, gây ra những đau thương cho người dân Campuchia mà đến
giờ những ám ảnh đó vẫn còn tồn tại trong thế hệ những người lớn tuổi
Campuchia. Tuy nhiên, Trung Quốc đang tạo được sức cuốn hút lớn đối với
Campuchia do sự cứng nhắc của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và sự do
dự của các nhà đầu tư như Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trên
thực tế, ADB quá phụ thuộc vào các quốc gia cung cấp tài chính. Khi
chính sách đầu tư của các quốc gia này thay đổi, dẫn đến mục tiêu trọng
tâm của ADB cũng bị thay đổi. Trong khi, các ngân hàng của Trung Quốc có
thể đa dạng hóa các mục tiêu cho vay phù hợp với từng đối tượng và dự
án cụ thể. ADB
thường cho vay đi kèm với các điều kiện khắt khe khiến người vay khó
đáp ứng. Mặc dù đầu tư của Nhật Bản và Hàn Quốc không giảm đột ngột,
song họ chủ yếu đầu tư vào bất động sản và phát triển ngành bán lẻ,
không thể giải quyết được các quan ngại về phát triển chính của
Campuchia. Mặt khác, tình trạng giá nhiên liệu cao và lao động tay nghề
thấp làm ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề thu hút đầu tư của Campuchia.
Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư vẫn đang trông trờ vào kết quả bầu cử năm
2018 trước khi đưa ra các quyết định.
Trong
khi đó, các công ty xây dựng và ngân hàng Trung Quốc lại đáp ứng được
hầu hết các quan ngại của Campuchia. Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào xây
dựng các đập thủy điện tại Campuchia. Hiện 6 nhà máy thủy điện đã hoàn
thành và họ đang tiếp tục triển khai xây dựng công trình thứ bẩy. Theo
các quan chức Campuchia, ngoại trừ dự án thủy điện Hạ Sesan công suất
400 MW với số vốn 781 triệu USD được xây dựng trên sông Sesan ở phía
đông bắc Campuchia, các công ty Trung Quốc đã cung cấp 100% vốn cho tất
cả các các công trình thủy điện khác của Campuchia. Những nhà máy thủy
điện này rất quan trọng bởi vì nó góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng điện
của Campuchia ngày càng tăng cao. Với công xuất 928 MW điện hàng năm từ 6
nhà máy thủy điện đã đáp ứng khoảng 47% nhu cầu điện cho Campuchia.
Hệ
thống đường xá giao thông của Campuchia cũng không thuận lợi. Campuchia
có nhu cầu xây dựng, nâng cấp hệ thống đường xá, đường cao tốc, cầu kết
nối các khu vực để tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại. Dự tính tới
năm 2020, Campuchia cần khoảng 9 tỉ USD để xây dựng khoảng 850 km đường
xá, trong đó có cả hệ thống đường cao tốc. Tới năm 2040, Campuchia cần
xây dựng khoảng 2230 km đường trị giá khoảng 26 tỉ USD, bao gồm cả các
đường vành đai quanh Phnom Penh và 6 đường cao tốc kết nối nối các tỉnh.
Trung Quốc đã đánh trúng nhu cầu của Campuchia khi cho họ vay ưu đãi 2
tỉ USD. Ngoài ra, Bắc Kinh còn hỗ trợ tài chính để Campuchia xây dựng
hoàn thành 6 cây cầu trị giá 200 triệu USD và cây cầu thứ bảy trị giá 20
triệu USD bắc qua sông Tonle Bassac dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm
nay. Ngoài ra, Trung Quốc còn đầu tư vào đặc khu kinh tế ở thành phố
cảng Sihanoukville nhằm tăng cường kết nối Campuchia với các thị trường
Trung Quốc, mặc dù tiến độ chậm nhưng dự án này hy vọng sẽ là nơi sản
xuất của hơn 300 nhà máy, tạo ra khoảng 100.000 việc làm.
Nguyên
nhân cuối cùng là do cam kết của Mỹ đối với Campuchia được đánh giá là
không nhất quán và Trung Quốc đã không bỏ lỡ cơ hội này. Sau khi lệnh
cấm các hoạt động trợ giúp phát triển cho Campuchia của Mỹ hết hiệu lực
vào năm 2007, Mỹ từng là đối tác thương mại lớn nhất của Campuchia. Tuy
nhiên, quan hệ thương mại Mỹ - Campuchia đã sụt giảm khi xảy ra tranh
chấp ngôi đền Preah Vihear ở biên giới giữa Campuchia và Thái Lan. Trung
Quốc đã nhảy vào lấp khoảng trống này. Trước đó, việc đặt ra các điều
kiện liên quan đến vấn đề nhân quyền, dân chủ, tự do ngôn luận cũng đã
tạo nên những vật cản trong quan hệ song phương Mỹ - Campuchia. Hiên
nay, Campuchia cũng không tin tưởng là chính quyền Trump sẽ thúc đẩy
quan hệ nồng ấm với Phnom Penh.
Trong
khi đó, chính phủ Campuchia cho rằng Trung Quốc cho những gì họ muốn.
Không giống như phương tây, luôn gắn hỗ trợ, đầu tư với các điều kiện về
nhân quyền, dân chủ và cũng không giống như các ngân hàng quốc tế, luôn
gắn các khoản cho vay với chỉ số tín nhiệm, các dòng vốn của Trung Quốc
đổ trực tiếp vào các khu vực Cambochia đang cần đầu tư. Trong khi đó,
chính phủ Campuchia một mặt đưa tin về các lợi ích mà người dân
Campuchia nhận được từ các khoản đầu tư của Trung Quốc, mặt khác cũng
đưa tin về các hoạt động vi phạm của các doanh nghiệp Trung Quốc, điều
này tạo được cảm giác "trung lập" đối với Trung Quốc.
Tác giả Terence Chong là Phó Giám đốc tại ISEAS – Yusof Ishak Institute. Bài viết đăng trên “ISEAS”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét