Minh Hải (VNTB)
GS Phạm Minh Hoàng tại sân bay Pháp. |
Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF cho biết giáo sư Phạm
Minh Hoàng, một nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền Việt Nam là một trong
18 người được đề cử Giải thưởng Tự do Báo chí 2017 do Tổ chức này trao
tặng. Qua trao đổi với giáo sư (Gs.) Phạm Minh Hoàng, Việt Nam Thời Báo
(VNTB) chia sẻ thêm thông tin này…
PV.VNTB:
Thưa Gs! Câu hỏi đầu tiên mà VNTB muốn ông chia sẻ là cảm nhận hiện tại
của ông trước nguồn thông tin bản thân là một trong 18 người được đề cử
nhận giải Tự do báo chí 2017 do Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF
trao tặng?
Gs.Phạm Minh Hoàng: Đúng
là đây mới đề cử và tôi là trong 18 người được đề cử do Tổ chức Phóng
Viên Không Biên Giới đưa ra. Cảm nhận của tôi khi được đề cử thật là
hãnh diện, hãnh diện không phải vì tôi là một người đấu tranh vì quyền
tự do tôn giáo, quyền tự do báo chí mà tôi hãnh diện vì tôi tạm gọi là
đại diện cho những người tham gia đấu tranh đòi quyền tự do báo chí ở
Việt Nam. Cho đến ngày hôm nay, đất nước chúng ta đã có nhiều người đứng
lên và nhiều người cũng đã trả giá, gần đây nhất là trường hợp của sinh
viên Phan Kim Khánh chỉ vì nói lên cái ước vọng của bản thân, ước vọng
của thế hệ trẻ là thế hệ tương lai mà em phải trả một giá khá đắc là 6
năm tù giam và 4 năm quản chế với cáo buộc tội “Tuyên truyền chống nhà
nước Việt Nam”. Vậy thì đối với tôi, giải thưởng này nó không chỉ dành
cho riêng cho tôi mà còn dành cho tất cả những người đấu tranh trong
nước trong đó có người tuổi trẻ.
PV.VNTB:
Ông có thể chia sẻ vài thông tin về tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới
RSF và thông tin bản thân ông được đề cử nhận giải Tự do Báo chí 2017,
trước đó ông có biết thông tin này hay không?
Gs.Phạm Minh Hoàng: Không.
Thực sự tôi rất ngạc nhiên, lúc tôi đang đi ngoài đường thì một người
bạn gọi điện cho tôi hay là tôi được đề cử nhận giải Tự do báo chí 2017.
Tôi rất là mừng và tôi chỉ nghe qua thông tin này từ người bạn này,
người bạn này đọc thông tin trên đài VOA. Đến ngày hôm nay đài VOA họ
cũng đang cố gắng liên lạc với tôi và tôi cũng chưa liên lạc được bởi vì
tôi ở một nơi chưa có sóng. Trả lời câu hỏi của anh về tổ chức Phóng
Viên Không Biên Giới tạm gọi là tôi có quen biết vì trụ sở của Tổ chức
này đặt tại Paris mà tôi là một người hiện thời đang sống ở Paris. Trong
khoảng tháng 06/2017, thời điểm tôi sống trong tâm trạng phập phồng lo
sợ bị trục xuất khỏi Việt Nam, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới đã
nhiều lần liên lạc phỏng vấn, đặt nhiều câu hỏi để tìm hiểu về tôi và
tôi đã trình bày hết tất cả, nghĩa là họ rất quan tâm đến vấn đề của
tôi, không những tôi là người có quốc tịch Pháp mà đây còn là trường hợp
khá hiếm xảy ra ở Việt Nam là bị tước quốc tịch Việt Nam vì đã đấu
tranh cho tự do. Chính vì vậy tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới đã có
sự quan tâm đặc biệt đối với tôi. Đến khi tôi sang Pháp khoảng một tuần
sau đó thì tôi đến ngay tại trung tâm của họ tại Paris và họ cũng đặt
nhiều câu hỏi quan tâm đến tôi, họ cũng có nói là họ có những đề nghị
hợp tác trong tương lai để có thể xúc tiến một số việc liên quan đến
việc này. Vì lẽ này mà tôi hiểu phần nào lý do tại sao tổ chức Phóng
Viên Không Biên Giới nhận đề cử tôi vào danh sách giải thưởng.
Gs Phạm Minh Hoàng khi còn giảng dạy tại Việt Nam |
PV.VNTB:
Giải thưởng Tự do Báo chí hoặc là những giải thưởng về Nhân quyền không
phải ai cũng vinh dự nhận được, hiện tại ông mới chỉ được đề cử giải Tự
do Báo chí nhưng đặt trường hợp ông được nhận giải thì theo ông nó có
tác động gì đến tình hình tự do báo chí ở Việt Nam?
Gs.Phạm Minh Hoàng: Chắc
chắn nước Việt Nam chúng ta không có tự do báo chí nên những giải
thưởng như thế này phải nói là niềm khích lệ lớn lao đối với những người
đấu tranh trong và ngoài nước. Cũng cần phải nói là trong thời gian tôi
còn ở Việt Nam, có nhiều người đấu tranh nhận được những giải thưởng
nhân quyền, hoặc những giải thưởng danh giá khác của những tổ chức đấu
tranh cho dân chủ -nhân quyền quốc tế như chị; Nguyễn Ngọc Như Quỳnh,
chị Trần Thị Nga và ngay cả bản thân tôi nữa…Những giải thưởng như thế
này dĩ nhiên là danh giá, khích lệ lớn lao cho những người đấu tranh
trong nước và tôi sẽ cố gắng làm hết sức mình để xứng đáng là một người
nhận được giải thưởng như lời anh nói nếu đặt trường hợp tôi nhận được
giải thưởng vì hiện tại tôi chỉ mới được đề cử, mà cho dù không nhận
được giải thưởng thì vẫn là niềm khích lệ, vinh dự lớn lao để tôi tiếp
tục con đường cầm bút đấu tranh của mình.
PV.VNTB:
Thông thường những cái nhân, tổ chức nhận giải thưởng Nhân quyền, giải
Tự do Báo chí thế này và những tổ chức trao giải hay bị chính quyền nhà
nước Việt Nam cho đây là những cá nhân, tổ chức có những hành vi chống
chính quyền Nhà nước Việt Nam, gỉai thưởng là một trong những hình thức
cổ vũ cho những cá nhân, tổ chức này tiếp tục hoạt động. Ông nói sao về
đề này?
Gs.Phạm Minh Hoàng: Từ
trước giờ những tổ chức đấu tranh không phải riêng tổ chức Phóng Viên
Không Biên Giới mà những tổ chức như Human Rights, tổ chức Freedoom
House…đều bị chụp mũ là những tổ chức chống lại nhà nước Việt Nam. Tôi
nghĩ chắc trên thế giới chỉ có những tổ chức Đảng như Đảng cộng Việt
Nam, Đảng cộng sản Lào, Đảng cộng sản Trung Quốc, Đảng cộng sản
Campuchia…đứng ra phản đối mà thôi nhưng những tổ chức này tôi thấy
không có tiếng tăm gì cả, còn những tổ chức tôi nêu trên thì thực sự
những tổ chức này được quốc tế công nhận, không chỉ giới đấu tranh mà
tất cả những người yêu chuộng hòa bình, tự do đều công nhận thì những tổ
chức này trước sau cũng bị bôi nhọ và những người đấu tranh mà tôi tạm
gọi là như chúng tôi chắc chắn trong tương lai báo chí Việt Nam sẽ bảo
đây là những người phản quốc này kia. Tôi nghĩ là một khi chúng ta bước
vào con đường đấu tranh thì những chuyện không may xảy ra như thế này
chúng ta chấp nhận rồi, chúng ta coi đó là chuyện bình thường cho dù tôi
chưa nhận giải thưởng Tự do báo chí 2017 nhưng tôi đã được nhà nước
Việt Nam công bố và đề cập rất nhiều lần bằng hình thức chụp mũ này chụp
mũ nọ nên chúng ta không nên ngạc nhiên về vấn đề này.
PV.VNTB:
Một câu hỏi cuối mà VNTB muốn ông chia sẻ là theo ông Tự do Báo chí nó
có ảnh hưởng gì đến công cuộc đấu tranh tự do, dân chủ và Nhân quyền
Việt Nam?
Gs.Phạm Minh Hoàng:
Tôi nghĩ quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận là những quyền cơ bản mà
con người chúng ta đòi hỏi để có được. Trong thời gian qua, không chỉ
những người đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận bị đàn áp mà tất cả
những người đấu tranh như chúng ta phần lớn là những người đấu tranh cho
tự do ngôn luận, tự do biểu tình chắc anh cũng thấy từ mấy năm trở lại
đây bị đàn áp khốc liệt, nhiều người đã bị bắt bỏ tù và gần đây là sinh
viên Phan Kim Khánh phải nói là sự trong sáng của em đã không ngăn cản
em rơi vào vòng tù tội. Điều này có lẽ chúng ta phải hứng chịu trong
vòng ít thời gian nữa, trong công cuộc đấu tranh có lúc thăng hoa, có
lúc thăng trầm và ngay lúc này là lúc chùn xuống, những cá nhân, tổ chức
đấu tranh phải biết đoàn kết lại và cam đảm để vượt qua. Tôi hy vọng là
giải thưởng này sẽ động cơ thúc đẩy cho chúng tôi đứng lên đấu tranh
cho những người đang bị cầm tù và cũng hy vọng, tin tưởng là việc đàn áp
phải đến lúc chấm dứt chứ không thể tiếp tục mãi như vậy được, đến lúc
ấy phong trào đấu tranh của chúng ta sẽ khởi sắc hơn rất nhiều.
VNTB cảm ơn những chia sẻ của giáo sư Phạm Minh Hoàng!
Giáo sư Phạm Minh Hoàng là người từng mang hai quốc tịch Việt- Pháp. Tháng 06/2017 vừa qua, ông bị nhà nước Việt Nam tước quốc tịch Việt vì những hoạt động đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và hiện tại ông đang sống tại Pháp.
Theo tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF, 18 nhà báo, nhà báo công dân và cơ quan truyền thông trong danh sách đề cử giải thưởng 2017 được chọn lựa một cách độc lập, chuyên nghiệp và có quyết tâm theo đuổi tự do báo chí, truyền thông.
Vào tháng 04/2016, cũng từ Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF này công bố trong phúc trình thường niên về Tự do Báo chí thế giới thì Việt Nam bị xếp hạng 175/180./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét